Nhân Vật Hề Chèo Trong Nghệ Thuật Chèo Truyền Thống

90 / 100 Powered by Rank Math SEO SEO Score

Có thể bạn chưa biết chèo chính là một trong những nhân vật gắn bó với người dân ở nông thôn nhất là ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Bởi chèo có thể miêu tả được cuộc sống bình dị của con người nơi đây, các vở chèo được được trích từ các truyện cổ tích, truyện nôm và ý nghĩa của chèo mang đến các giá trị hiện thực và vô cùng sâu sắc.

Nếu bạn chưa biết về chèo thì hãy tìm hiểu ngay nhân vật hề chèo trong nghệ thuật chèo truyền thống dưới đây nhé.

Mục lục

  • Tìm hiểu về nhân vật hề chèo
    • Phân loại nhân vật hề chèo
  • Vị trí vai hề chèo trong hát chèo
  • Sự phát triển trong sân khấu hề chèo hiện nay
  • Kết Luận

Tìm hiểu về nhân vật hề chèo

Chèo được xuất hiện từ đời nhà Lý vào thể ký XI và được phát triển cho đến thế kỷ XIII thời Trần. Nghệ thuật sân khấu chèo còn là một trong những di sản văn hóa lớn trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian tại Việt Nam.

nhan vat hat cheo

Nhất là trong các ngày lễ tết hay dịp hội hè, đám, gánh hát thì chèo sẽ đi hết từ làng này sang làng kia để phục vụ cho nông dân chỉ với một vuông chiếu trải giữa đình.

Để có một vở chèo hay thì phải chắt lọc và biến tấu theo sự hài hước, nhất là những câu chuyện châm biếm, chuyện tiếu lâm. Có thể nói rằng chèo chính là nhân vật đóng vai hề mang đến sự lạc quan, tiếng cười cho khán giả.

Xem thêm:

Ban đầu hề chèo chỉ đơn giản là bộ môn nghệ thuật mua vui cho mọi người nhưng đến thời Lê Mạt thì hề chèo sớm đã biến chuyển thành vũ khí đấu tranh giai cấp, đó là giai cấp nông dân và giai cấp thống trị, bóc lột.

Từ đó trở đi, hề chèo trở thành một nhân vật có tính cách hơn, mỗi khi xuất hiện vẫn đem tiếng cười cho khán giả nhưng lại chứa nhiều hàm ý sâu sắc trong đó.

Hề chèo được biết là một trong những ngũ cung trong bảng nhân vật quan thiết có 5 mô hình cơ bản như đào, lão, kép, mụ và hệ. Tuy nhiên, mỗi một phường chèo sẽ có giá trị khác nhau, nhưng không thể nào thiếu đi 1 đào, 1 kéo và 1 hề được.

Phân loại nhân vật hề chèo

Về nhân vật hề chèo thì được chia làm hai loại đó là:

  • Hề áo ngắn
  • Hề áo dài

Trong đó:

Hề áo ngắn sẽ có hề gậy với hề mồi. Hề gậy thường sẽ là các anh chàng hề đồng lóc cóc thường theo hầu thầy trên đường thiên lý và khi ra sân khấu sẽ mang theo gậy đường trường hay đòn gánh.

Còn hề mồi chính là nhân vật chuyên làm việc vặt, có thể là lính canh hay lính hầu ở quan phủ hay tư dinh. Nhân vật này khi ra sân khấu sẽ mang theo mồi giấu quần được quấn bằng giẻ và tẩm dầu đốt sáng như đuốc.

Hề áo dài là nhân vật thể hiện sự hả hê, tự giễu cợt mình và tự lột lớp mặt nạ của bản thân đẩy mình vào trong những tình huống lố bịch. Đặc biệt hề áo dài thường cợt cời trên sân khấu với các loại giọng khá phong phú vừa đả kích, đùa giỡn, trêu chọc, nghịch ngợm nhằm mục đích tự bôi bác mình.

Tất nhiên là trong chèo không thể thiếu đi nhân vật hề được. Bởi điều đó đã được khẳng định qua nhiều vở chèo truyền thống.

Vị trí vai hề chèo trong hát chèo

Hề chèo thường là các vai hệ đồng, hầu phòng và công việc chính là đi hầu nhưng xét về tên tuổi thì vô vàn các loại hề khác nhau như hề mồi, hề nhất, hề nhị, hề gậy, hề tam và hề tứ,… cho đến hề thập, hề chanh và hề chóp.

Tuy nhiên, mỗi tên hề khác nhau sẽ mang một nội dung khác nhằm mục đích đều đả kích thói đời bon chen, sự bất nhân và bạc bẽo.

Câu hát mà hề thường truyền miệng nhau đó là:

“ Đốt nhọ bôi mồm, bôi mồm đốt nhọ và bôi ngay cái mép”

Vị trí của hề được quy định giới hạn vô cai quản và bất đắc hành hạ trên sân khấu chèo cổ.

Về mặt nghệ thuật thì hầu như đã được hiện thực hóa không còn mang tính tượng trưng như tuồng cổ nữa mà đem đến một diện mạo mới liên quan đến hiện thực. Và hơn nữa hề chèo được tha hồ tung hoành trên sân khấu chèo cổ.

Hề chèo sẽ mang đến thái độ châm biếm cái tư tưởng thoát ly thực tế từ cuộc sống. Tuy nhiên, với sự giễu cợt ở đây thì các vai hề mang tính chất tiếu lâm, hề hầu quan huyện họ Từ và vai khán thủ, vai hai chú tiểu,…Hơn nữa hề còn trong vai bà nguyệt lão, Giáng Hương bị dồn vào thế bị động với cuộc tình duyên mơ mộng, của cặp năm nữ Từ Thức – Giáng Hương.

Sự phát triển trong sân khấu hề chèo hiện nay

Những nhân vật cũ được tái hiện trong hề chèo đều mang đến một cuộc sống đương đại ý nghĩa và có giá trị và các bài học sâu sắc, nói lên đạo lý làm người.

Đặc biệt với nhân vật Xúy Vân được trích trong đoạn Xúy Vân đã được sáng tạo theo một góc nhìn khác, khách quan hơn và mang đậm tính nhân văn và sâu sắc hơn.

nhan vat he cheo

Hơn nữa, đối tượng xem lần này lại khác vô cùng đa dạng là các học sinh, sinh viên, hay những đứa bé khoảng độ tuổi từ 5-6 tuổi cũng say sưa đến xem hề chèo.

Sau một màn diễn kết thúc là những tiếng vỗ tay kéo dài không dứt khiến cho. kết thúc là cánh tượng Xúy Vân có kết cục rất bi thảm đó là cái chết với mọi lỗi lầm đã lấy đi nhiều nước mắt từ mọi người, cảm thông cho thân phận của người đàn bà trong xã hội phong kiến thời xưa.

Chị Hà Vân tại Hà Nội từng chia sẻ rằng: Tôi đã xem qua đoạn trích Xúy Vân rồi nhưng khi xem vở hề chèo này thì tôi mới hiểu được mọi chuyện, tôi thấy rằng không chỉ riêng Xúy Vân phong kiến mà với thân phận phụ nữ hiện nay cũng có một số bộ phận cũng ước ao và mong muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc này.

Nhân vật Xúy Vân được dựng lên nhằm phê pháp sự tham vàng bỏ ngãi và đây được xem như lời cảnh báo đến với những người phụ nữ nhẹ dạ, luôn luôn chạy theo sự cám dỗ thấp hèn và cái kết không bao giờ có hậu.

Riêng với ekip sáng tạo ra vở chèo Vân dại đã đưa ra thêm chủ đề mới mang đến sự cởi mở hơn, không chỉ đáng thương mà còn đánh trách đó là hình ảnh của Xúy Vân khi tỉnh ngộ ra cái sai lầm của mình thì chính là lúc nàng phải chọn cái chết cho bản thân.

Vở chèo này mang đến sự thành công trong sáng tạo nghệ thuật chèo cổ, kèm theo các tình tiết tâm lý không quá phức tạp, không đào thương, đào lệch như những vở chèo khác.

Theo NSND Bùi Đức Hạnh đã nói: “ Trong những năm gần đây thì người làm nghề chèo cổ luôn lo lắng nghề hề chèo sẽ bị mất gốc”. Và tại liên hoan sân khấu chèo trong năm 2019 thì PGS.TS Trần Trí Trắc là chủ tịch hội đồng giám khảo đã lên phát biểu và đưa ra ý kiến những người làm chèo phải trở lại diễn những vở mang đậm sự đặc trưng vốn có của chèo.

Kết Luận

Qua bài viết trên, chúng tôi cũng đánh giá khá cao về hề chèo một trong những nghệ thuật truyền thống mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. Mong rằng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp cho bạn hiểu và có cái nhìn khách quan hơn về nhân vật hề chèo này. Hy vọng bạn sẽ thích hề chèo.

Theo dõi chúng tôi qua Fanpage : Du lịch Nam Định

Từ khóa » Hề Mồi Hề Gậy