Nhân Vật Mị Trong đêm Mùa đông Và Diễn Biến Tâm Lý
Có thể bạn quan tâm
Đề bài: Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm mùa đông trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Từ đó nhận xét về sự thay đổi trong diễn biến tâm lý của nhân vật.
Bài làm:
Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Đến với “Vợ chồng A Phủ” quả thật Tô Hoài đã thực hiện được trọn vẹn sứ mệnh ấy. Gửi gắm vào từng trang văn không phải chỉ là hiện thực cuộc sống của những người dân lao động miền núi mà hơn cả, gửi vào đó còn là cả trái tim nhân đạo. Ở đó nhân vật Mị hiện lên là đại diện cho cả một tầng lớp, số phận con người bất hạnh nơi vùng núi. Chỉ qua diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ cũng đủ để người đọc hiểu rõ hơn về sức sống mạnh mẽ của con người nơi đây mà không thế lực nào có thể dập tắt được, một sự thay đổi mạnh mẽ trong cả nhận thức và hành động. “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1952, là kết quả của quá trình tám tháng đi thực tế ở Tây Bắc. Dưới ngòi bút tài hoa, lối kể chuyện tự nhiên, từng trang văn của Tô Hoài cứ thế nhẹ nhàng đi vào trái tim người đọc, để lại ấn tượng sâu đậm về hình ảnh của nhân vật Mị - đại diện cho số phận của người nông dân lao động miền núi. Nhân vật Mị hiện lên ở vị trí trung tâm của tác phẩm mà ở đó Tô Hoài tập trung vào khai thác diễn biến tâm lí, sự thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức để đi đến hành động. Mị là một cô gái trẻ trung xinh đẹp nhưng có một cuộc đời bất hạnh, là nhân vật điển hình cho số phận những người nông dân miền núi. Người nông dân không phải là đề tài mới mẻ, nhưng dưới góc nhìn của Tô Hoài, ông đã có cách nhìn mới hơn, khám phá, tiếp cận theo cách riêng, một cách sáng tạo hơn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Đặc biệt, hình tượng nhân vật Mị trong đêm mùa đông với những thay đổi cả về nhận thức và hành động đã để lại trong người đọc thật nhiều ấn tượng. Một hình ảnh đại diện cho số phận, sức mạnh tiềm tàng của những người dân lao động miền núi. Trong những năm tháng làm dâu nhà thống lí, Mị đã phải trải qua những ngày tháng đau khổ, tủi cực, không được sống là chính mình, không được sống như một con người. Tưởng chừng như trong đêm tình mùa xuân ấy Mị đã được sống trở lại, được quay về là một cô Mị yêu đời. Nhưng không, cái trói buộc Mị lại trong đêm mùa xuân ấy không phải chỉ là sợi dây trói của A Sử mà hơn cả đó còn là sự trói buộc của cả cường quyền và thần quyền, Mị lại tiếp tục quay trở lại cuộc sống như “con rùa lầm lũi”. Và rồi đến khi gặp A Phủ, ở Mị như dậy lên một nguồn sức sống mới, một nguồn sức sống đã khơi dậy ở Mị là cả nỗi đồng cảm, vùng lên chạy thoát để giải cứu cho số phận và cuộc đời mình. Như biết bao đêm mùa đông khác, những gì diễn ra xung quanh không khiến Mị quan tâm. Mị ngồi thổi lửa, hơ tay. Ngọn lửa ấy như hơi ấm duy nhất mà Mị cảm nhận được trong cuộc sống này. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa như nguồn hơi ấm duy nhất sưởi ấm cả về thể xác và tâm hồn Mị. Nếu không có bếp lửa ấy, có khi cô chết héo mất.
Cũng chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, “Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại.” Ngay lúc này, trỗi lên trong tâm trí và trái tim Mị chính là một nỗi đồng cảm, Mị nhớ lại đêm năm trước bị A Sử trói, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không thể nào lau đi được. Giọt nước mắt thay đổi Mị không chỉ vì nó gợi cho Mị những kí ức về một thời đã qua , gợi sự dằn xé đau đớn vì một cái chết oan ức mà còn vì nó gợi cho Mị ý thức đấu tranh với những điều bất công, tàn nhẫn. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần, nghĩ xa: “Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi… người kia việc gì phải chết thế?” Mị xót cho A Phủ như cho chính bản thân mình vậy, Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Thế nhưng, điều làm Mị lo chính là bố con Pá Tra, nếu như biết được Mị sẽ phải thay vào đấy và chết trên cái cọc đấy. Nhưng dường như tình thương đã lớn hơn cả nỗi sợ, tình thương, nỗi đồng cảm ấy đã thôi thúc Mị đi đến hành động cởi trói cho A Phủ. Và tình người cùng những nhận thức về sự tàn ác của bọn giai cấp thống trị đã trở thành động lực để Mị dũng cảm : “Mị rút con dao găm cắt lúa , cắt nút dây mây.” giải cứu A Phủ . Nhưng rồi Mị sẽ ra sao khi liều lĩnh và táo bạo như thế? Nhưng trong thời khắc buộc con người phải đấu tranh ,con người ta đã quên đi nỗi sợ. Và hành động của Mị chính là chiến thắng của tình thương, của lẽ phải. Ở đây, giọng văn Tô Hoài vội vã và mạnh mẽ. Những suy nghĩ , hành động và nhận thức nối tiếp nhau. Để từ đó, từ trang văn, người đọc thêm tin vào bản chất tốt đẹp trong mỗi con người, tin rằng khi nó được thức tỉnh, nó sẽ không ngừng hành động hướng đến một cuộc sống nhân bản và tươi sáng. Và vì vậy văn chương đã , đang và sẽ luôn “thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lý tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người.” (Sô lô khốp).
ĐỌC THÊM Bộ mở bài ăn điểm dành riêng cho "Vợ chồng A Phủ"
Sau khi cứu A Phủ để đi đến hành động cứu mình, Mị đã đấu tranh tư tưởng một cách quyết liệt “Mị đứng lặng trong bóng tối”. Câu văn ngắn, được tách thành một đoạn riêng biệt như tạo nên một điểm dừng. Ngay lúc này, trong tâm trí Mị đang đấu tranh vô cùng căng thẳng, Mị lựa chọn giữa đi và ở, giữa sự sống và cái chết, giữa cuộc sống tự do và cuộc sống nô lệ. Từ trước đến nay, Mị không dám vùng lên, chấp nhận cuộc sống nô lệ không phải chỉ bởi sự uy hiếp của cường quyền mà còn bởi sức mạnh của thần quyền đã ăn sâu vào trong tâm trí Mị. Mị đã từng nghĩ: “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi.” Sức mạnh của thần quyền đã ăn sâu vào trong tâm trí của Mị. Mị ý thức rõ về bóng tối mà Mị đang đứng là tội ác, là sự bất công, đày đọa tàn bạo của nhà thống lí. Chính Mị đã mở ra con đường sống, khai thông ánh sáng cho cuộc đời A Phủ. Ngay trước mắt Mị đang là ánh sáng của tự do, của hạnh phúc mà Mị vẫn hằng khát khao nhưng Mị chỉ “đứng lặng”. Mị nghĩ về cuộc đời mình, trong tâm trí của Mị lúc này đang là sự đấu tranh căng thẳng, quyết liệt. Chỉ với một câu văn ngắn, ta cũng có thể thấy tài năng của Tô Hoài trong việc khai thác tâm lí nhân vật. Qua đó vừa khiến người đọc tò mò, hồi hộp liệu hành động tiếp theo của Mị sẽ là gì. Ngay lúc này, hành của ấy sẽ quyết định số phận của Mị những ngày tháng về sau.
Và rồi khát vọng tự do đã thôi thúc Mị sống và chạy theo A Phủ, Mị đạp đổ cường quyền và thần quyền, vùng lên tự giải phóng bản thân “Rồi Mị cũng vụt chạy ra”. Mị lựa chọn nhanh chóng, biến thành hành động tự cứu mình một cách quyết liệt. Mị bỏ lại tất cả và chạy theo A Phủ, đó không phải là tiếng gọi của tình yêu mà chính là sức mạnh của khát khao hạnh phúc, khát khao tự do đã thôi thúc Mị. “Trời tối lắm”, tối như số phận, cuộc đời của Mị, “nhưng Mị vẫn băng đi”, Mị tự giải thoát khỏi những gông xiềng của cường quyền bạo lực và thần quyền lạc hậu. Điều thôi thúc Mị hành động không phải chỉ là khát khao sống, khát khao tự do, hạnh phúc mà đó còn là ở hành động “quật sức vùng lên, chạy” của A Phủ, chính khát vọng sống ấy đã tác động mạnh mẽ đến Mị, thôi thúc Mị hành động. Mị vốn là một cô gái mạnh mẽ, bản lĩnh, quyết đoán, Mị nhận thức rõ về thực tại, Mị biết mình muốn và phải làm gì. Cảm xúc hiện tại của Mị là hoàn toàn rõ ràng, hành động của Mị là được dẫn dắt bằng lí trí chứ không phải là “tiếng sáo” hay “men rượu” như trước đây nữa. Người đàn bà hàng ngày vẫn sống cuộc sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” đã sống dậy, trở về đúng bản chất vốn có mạnh mẽ, kiên cường, bản lĩnh.
Sau bao năm, tưởng như Mị đã quên đi tiếng nói thế nhưng giờ đây câu đầu tiên mà Mị nói là câu đòi quyền tự do, đòi quyền sống “A Phủ cho tôi đi”, “Ở đây thì chết mất”. Những câu đối thoại ngắn, cách nói chuyện mộc mạc, giản dị, đúng với tính cách của nhân vật, của những người nông dân lao động miền núi. Trước đây, Mị luôn sống câm lặng thì khi Mị ý thức về thực tại cũng là lúc Mị trở lại là con người, cất tiếng nói đòi tự do. “A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu mình.” Hai con người đồng cảnh ngộ đã vực lên một nỗi đồng cảm, hai số phận được kết nối, đó là tình người, tình hữu ái giai cấp. Và rồi “Hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi.” Không biết rằng con đường phía trước sẽ dẫn hai số phận cùng khổ ấy đến đâu, không biết rằng những ngày tháng phía trước sẽ như thế nào thế nhưng chắc chắn rằng nếu ở lại đây cuộc sống của họ sẽ chỉ nhuốm một màu đen tối. Chính vì vậy, hai con người ấy đã vùng lên, thoát khỏi sự gò bó, chèn ép, đầy đọa của cuộc sống, xã hội ở Hồng Ngài.
ĐỌC THÊM CHI TIẾT "CĂN BUỒNG MỊ NẰM" TRONG "VỢ CHỒNG A PHỦ" (TÔ HOÀI)
Nếu như trước đây Mị luôn sống khép mình, nỗi buồn bủa vây cuộc sống, Mị luôn giữ cảm xúc tủi hổ, trĩu nặng thì giờ đây Mị đã đừng lên cứu người, cứu mình và cũng là lúc Mị sống dậy những cảm xúc. Mị đã từng mất đi ý thức của một con người, chấp nhận cuộc sống nô lệ nhưng khi cảm xúc trở lại cũng là lúc Mị ý thức về thực tại, về tội ác và sự bất công của nhà thống lí, Mị ý thức rõ cả về hành động mà Mị phải làm ngay lúc này. Trước đây, Mị luôn chấp nhận số phận, Mị quan niệm rằng “ nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi” thì ngay khi Mị nhận thức về thực tại, quan niệm sống của Mị cũng thay đổi, con người ai cũng có quyền sống, quyền tự do, chỉ có đứng lên đấu tranh con người mới thoát khỏi kiếp nô lệ. Chính niềm khao khát bảo vệ những điều tốt đẹp đã làm thay đổi ở Mị từ cảm xúc, nhận thức, thái độ và quan niệm sống. Từ một cô Mị luôn chỉ biết sống câm lặng, giờ đây Mị đã vùng lên, tìm đến ánh sáng tự do, hạnh phúc, hành động tự cứu mình là hoàn toàn hợp lý, logic, thể hiện khát khao sống, khát khao tự do mãnh liệt của Mị. Trong trái tim Mị vẫn luôn âm ỉ cháy một ngọn lửa sức sống tiềm tàng. Chính vì vậy khi gặp hành động “quật sức vùng lên, chạy” của A Phủ đã làm trỗi dậy ở Mị sức sống mạnh mẽ, thôi thúc, tạo động lực cho Mị vùng lên cứu mình. Đó chính là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi, chuyển biến của Mị. Ở Mị như mang một màu sắc điển hình, đại diện cho người nông dân lao động miền núi, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn chứa đựng một nguồn sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, chỉ cần có một cơn gió thổi qua sẽ bùng cháy lên mạnh mẽ, dữ dội hơn bao giờ hết.
Với Tô Hoài “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo”. Không bằng những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc nhưng với vốn từ ngữ giàu có, giản dị, được sử dụng một cách đắc địa, tài ba, nó đã hóa thành những “hạt ngọc” gieo rắc lên những trang giấy và ghim vào trái tim bạn đọc. Tô Hoài rất am hiểu về tâm lí nhân vật mà có lẽ vì thế, hành động của Mị từ đấu tranh tư tưởng đến chạy theo A Phủ tuy diễn ra nhanh chóng nhưng rất hợp lí, logic. Những câu nói, câu đối thoại ngắn những thể hiện cách nói mộc mạc, giản dị, đúng với tính cách nhân vật. Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị điển hình cho người nông dân trong xã hội phong kiến miền núi, đồng thời khơi dậy và khẳng định sức sống tiềm tàng của họ. Nguyễn Minh Châu đã từng viết “Nhà văn phải là người đi tìm, gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Mị đã vùng lên cứu người và cứu mình. Tô Hoài chỉ ra con đường giải phóng cho người nông dân đó là đến với Cách Mạng, qua đó thể hiện niềm tin của nhà văn vào con người, vào sức sống tiềm tàng của họ. Mị đã hoàn toàn thoát khỏi vỏ bọc trước đây, chạy về phía ánh sáng. Ở đây Tô Hoài rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, không bằng quá nhiều hành động, lời nói nhưng cũng đủ để Tô Hoài đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm nhân vật. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp, tưởng chừng như ta đang nghe chính Mị kể lại câu chuyện về cuộc đời mình vậy, từ đó đã tạo nên một sợi dây vô hình kết nối giữa nhân vật và người đọc. Dưới ngòi bút hiện thực của Tô Hoài, sự kết hợp giữa những hình ảnh quen thuộc, giọng văn mộc mạc, gần gũi cũng đủ để nhà văn vẽ lại một hiện thực xã hội phong kiến tàn bạo và khốc liệt đến như vậy. Đồng thời qua đó, nhà văn khẳng định sức sống tiềm tàng, khát khao về cuộc sống tự do, hạnh phúc của con người.
Nam Cao đã từng nói: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” Câu chuyện về cuộc đời Mị là câu chuyện có thật mà Tô Hoài đã được nghe trong chuyến đi thực tế ở Tây Bắc. Cuộc đời Mị chính là “tiếng đau khổ” mà Tô Hoài viết lên từ số phận của con người bất hạnh. Có lẽ, chưa bao giờ, “tiếng đau khổ” ấy cất lên một cách đầy đau đớn như vậy. Đó là tiếng lòng của một số phận cô đơn đồng thời còn là tiếng than đầy ai oán về số phận bất hạnh. Giờ đây, “tiếng đau khổ” ấy không còn là của riêng cuộc đời Mị mà nó đã trở thành tiếng lòng của cả một tầng lớp giai cấp. Nếu như Ngô Tất Tố để chị Dậu chạy theo cái tiền đồ tối đen như mực, Nam Cao đẩy Chí Phèo vào bế tắc, giết kẻ thù rồi giết mình thì Tô Hoài mở ra con đường ánh sáng cho nhân vật, đó là con đường Cách Mạng, đứng lên tự giải phóng. “Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm 1952, khi ấy nhân dân ta đã được tiếp cận với ánh sáng của Cách Mạng, chính vì vậy, ở Tô Hoài ta thấy sự tươi sáng hơn, tác giả đưa nhân vật đến với ánh sáng chứ không phải rơi vào bế tắc, bất lực như chị Dậu hay Chí Phèo.
Khép lại những trang văn của Tô Hoài, người đọc như vẫn cảm nhận được đâu đó hình ảnh nhân vật Mị, hình ảnh chạy ra khỏi cái bóng tối của Hồng Ngài để tìm đến tự do. Tô Hoài đã từng nói rằng: “Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây , tôi đã đưa vào một không khí vời vợi làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt vặt thường làm co quắp nhân vật và làm nhỏ bé vấn đề khung cảnh đi.” Bằng chất thơ trong văn chương của mình, nhà văn đã xây dựng thành công sự thay đổi của nhân vật Mị, truyền đến cho người đọc một nguồn sức sống mãnh liệt, niềm tin vào bản thân, niềm tin vào cuộc sống giữa cái bóng tối, giá rét của Hồng Ngài. Những cảm xúc ấy sẽ còn vẹn nguyên mãi trong trái tim bạn đọc.
Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!
Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ
Link đăng kí khóa KIẾN THỨC NỀN TÁC PHẨM LIVESTREAM: https://bit.ly/khoaKTNtructuyen_HVCH
Link đăng ký khóa LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU: https://bit.ly/LUYENDELOP12
Link đăng kí khóa VIP lớp 11: https://bit.ly/KHOAHOC2K5
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Từ khóa » Hình ảnh Mị Cứu A Phủ
-
TOP 20 Bài Phân Tích Mị Trong đêm Tình Mùa đông
-
Top 7 Bài Phân Tích Tâm Trạng Của Mị Trong đêm Cứu A Phủ
-
Phân Tích Diễn Biến Tâm Trạng Và Hành động Của Mị Trong đêm Cứu A ...
-
Tâm Trạng Và Hành động Của Nhân Vật Mị Trong đêm Cứu A Phủ
-
Mị Trong Đêm Đông Cứu A Phủ ❤️️10 Mẫu Phân Tích Tâm Trạng
-
Dàn ý Phân Tích Tâm Trạng Và Hành động Của Mị Trong đêm Cứu A Phủ
-
Phân Tích Tâm Trạng Nhân Vật Mị Trong Đêm Cứu A Phủ
-
Phân Tích Tâm Trạng Và Hành động Của Mị Trong đêm Cứu A Phủ
-
Văn Mẫu Lớp 12: Dàn ý Phân Tích Tâm Trạng Và Hành động Của Mị ...
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Trong đêm đông Cởi Trói Cứu A Phủ - Hocvan12
-
Tâm Trạng Và Hành động Của Nhân Vật Mị Trong đêm Cứu A Phủ
-
Hoàn Cảnh Ra đời - Vợ Chồng A Phủ (1952) Là Một Trong Ba Tác Phẩm ...
-
Cảm Nhận Của Anh/chị Về Hình Tượng Mị Trong đêm Cởi Trói Cho A Phủ