Nhận Xét Cuốn “Việt Nam Sử Lược” | Văn Hóa
Có thể bạn quan tâm
Nhìn bao quát toàn bộ tác phẩm, chúng ta đặt câu hỏi, những ưu điểm và hạn chế của Việt Nam sử lược có ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức lịch sử của đông đảo dân chúng không? Với những ưu điểm của mình thỉ Việt Nam sử lược nhanh chóng phổ biến đông đảo bạn đọc tuy nhiên, chính quan điểm của đông đảo quần chúng nhân dân mới là thước đo đánh giá mức độ thành công của bất cứ công trình sử học nào. Việt Nam sử lược là một tác phẩm có nhiều nguồn tư liệu quý, đóng góp cho sử học nước nhà những phương pháp mới, hữu ích về nghiên cứu, trình bày nhưng để khai thác tác phẩm này cần có cái nhìn thận trọng đối với một số quan điểm nhất là giai đoạn người Pháp bắt đầu đặt chân lên nước ta…
Khi con người xuất hiện cũng là lúc quá trình tư duy bắt đầu, ngay từ đầu con người đã có những suy nghĩ về nguồn gốc và lịch sử của mình. Tất cả những suy nghĩ đó thể hiện qua những câu chuyện dân gian hay những tác phẩm nghiên cứu khoa học… Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm, có những bước thăng trầm và những bài học quý giá cho đời sau. Và cũng từ rất sớm, giới sĩ phu Việt Nam đã có ý thức chép sử, truyền hậu thế: Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Phan Phu Tiên, Lê Quý Đôn.. với những tác phẩm sử học nổi tiếng: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt thông sử, Lịch triều hiến chương loại chí… Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim cũng là một tác phẩm sử học cũng đáng lưu tâm.
Trần Trọng Kim (1883 – 1953) là một học giả danh tiếng, từng làm thủ tướng chính phủ bù nhìn thân Nhật năm 1945. Ngoài ra Trần Trọng Kim còn là nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần. Ông sinh tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.
Ông giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931, giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939). Trần Trọng Kim còn là Phó trưởng ban Ban Văn học của Hội Khai trí tiến đức và Nghị viên Hội đồng Dân biểu Bắc Kỳ. Một năm sau khi ông về hưu (1943), Nhật Bản kéo vào Đông Dương và bí mật đưa ông cùng Dương Bá Trạc ra nước ngoài. 1945, ông được đưa về nước. Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử.
Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 6/3/1945, triều đình Huế cho mời Trần Trọng Kim ra làm thủ tướng chính phủ than Nhật. Cách mạng tháng Tám thành công, lật đổ chế độ phong kiến thực dân cùng bè lũ tay sai, Trần Trọng Kim chạy ra nước ngoài sống lưu vong. Ông mất tại Đà Lạt năm 1953.
Về phương diện học thuật, Trần Trọng Kim được đánh giá là học giả uyên thâm cả về tân học và cựu học, viết nhiều về Nho giáo, Phật giáo, sư phạm và tiếng Việt, có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục, có phong cách viết ngắn gọn súc tích dế hiểu.
Việt Nam sử lược là tác phẩm sử học đã từng được sử dụng làm tài liệu sách giáo khoa cho các trường học ở vùng Pháp tậm chiếm và ở miền Nam chế độ Mĩ – Ngụy. Việt Nam sử lược được viết dười quan điểm của học giả có tư tưởng bảo thủ và thân thực dân, do đó nó có không ít những hạn chế. Tuy nhiên tác phẩm lại là một nguồn sử liệu quý, có những cái mới so với các tác phẩm sử học trước đó. Cụ thể, tác phẩm có những mặt ưu điểm và hạn chế sau:
Những ưu điểm
Thứ nhất, Trần Trọng Kim rất chú trọng đến vấn đề chép sử và học lịch sử dân tộc. Ngay trong lời tựa tác phẩm Việt Nam sử lược tác giả đã viết: “Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này.” Đồng thời ông cũng nhấn mạnh tầm quan trong của việc học lịch sử dân tộc của đông đảo dân chúng: “người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình.” Như vậy, ngay đầu lời tựa cuốn sách, Trần Trọng Kim đã có những khẳng định gần như tuyên ngôn cho quan sự nghiệp sử học của ông. Cũng giống như các nhà sử học tiền bối, Trần Trọng Kim đã góp phần làm sang tỏ tầm quan trọng của lịch sử và mục đích, chức năng của sử học.
Ngay về mặt hình thức, tác phẩm Việt Nam sử lược được viết bằng chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ có ưu điểm dễ học, dễ đọc hiểu hơn chữ Nôm, chữ Hán, do đó nó nhanh chóng được phổ cập hơn trong dân chúng. Nhất là sau phong trào Đông Kinh nghĩa thục, chữ Quốc ngữ phổ biến sâu rộng hon trong quần chúng. Chính vì lẽ đó mà chữ Quốc ngữ trở thành một phương tiện ưu việt cho tác giả Trần Trọng Kim chép sử, đưa sử đến người đọc. Việc sử dụng chữ Quốc ngữ để soạn bộ sử này là một điểm mới có nhiều tiến bộ của tác phẩm so với các tác phẩm sử học trước kia. Ngoài ra, Trần Trọng Kim còn có dụng ý rằng dân ta biết sử dụng chữ Quốc ngữ thì sẽ dễ dàng tiếp thu được những tiến bộ khoa học của phương Tây hơn.
Như vậy, ở Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim thể hiện tầm quan trọng của việc chép sử dân tộc và phổ cập sử dân tộc cho đông đảo dân chúng biết vì mục đích cố gắng học hành lao động để xây dựng đất nước do tổ tiên để lại. Việt Nam sử lược ít nhiều mang tinh thần dân tộc.
Thứ hai, tác giả nhận thấy hạn chế của sử gia trước là chép sử theo biên niên: “cái lối làm sử của ta theo lối biên niên của Tàu, nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải thích cái gốc ngọn và sự liên can việc ấy với việc khác là thế nào”. Đến lượt mình, tác giả đã chon phương pháp chép sử theo từng vấn đề và cũng theo trình tự thời gian. Do đó người xem dễ hiểu hơn, dễ theo dõi hơn. Trần Trọng Kim đã chia lịch sử dân tộc từ họ Hồng Bàng đến thời nhà Nguyễn thành 5 thời đại:
– Thời đại thứ nhất là Thượng Cổ thời đại, kể từ họ Hồng Bàng cho đến hết đời nhà Triệu.
– Thời đại thứ nhì là Bắc Thuộc thời đại, kể từ khi vua Vũ Đế nhà Hán lấy đất Nam Việt của nhà Triệu, cho đến đời họ Khúc và họ Ngô xướng lên sự độc lập.
– Thời đại thứ ba là thời đại Tự Chủ, kể từ nhà Ngô, nhà Đinh cho đến sơ-diệp nhà Hậu Lê.
– Thời đại thứ tư là Nam Bắc phân tranh, kể từ khi nhà Mạc làm sự thoán đoạt cho đến nhà Tây Sơn.
Thời đại thứ năm là Cận Kim thời đại, kể từ vua Thế Tổ Gia Long cho đến cuộc Bảo Hộ.
Mỗi thời đại lại được chia thành nhiều chương mục nhỏ hơn, trình bày thành từng vấn đề.
Tuy là bộ sử ngắn gọn nhưng Trần Trọng Kim cũng đã trình bày được những sự kiện chính, những bước ngoặt lịch sử, những biến cố, những hiện tượng lịch sử nổi bật. Qua đó thể hiện thái độ làm việc thận trọng và nghiêm túc của tác giả.
Tác giả thể hiện những quan điểm tiến bộ khi nhân định nguồn gốc dân tộc ta có từ thời Hồng Bàng, khẳng định vị trí của dân tộc Việt so với dân tộc Hán qua luận điểm nguồn gốc người Việt cổ từ cháu 3 đời của Thần Nông… Tác giả phủ nhận Triệu Đà và cho rằng Triệu Đà không phải là dòng họ chính thống người Việt. Tác giả dành nhiều lời bình ca ngợi công lao các bậc anh hùng, các danh nhân: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…
Về Hai Bà Trưng có đoạn bình: “Hai bà họ Trưng làm vua được 3 năm, nhưng lấy cái tài-trí người đàn bà mà dấy được nghĩa lớn như thế, khiến cho vua tôi nhà Hán phải lo sợ, ấy cũng đủ để cái tiếng thơm về muôn đời. Đến ngày nay có nhiều nơi lập đền thờ hai bà để nghi-tạc cái danh-tiếng hai người nữ anh-hùng nước Việt-nam ta”
Về Trần Hưng Đạo có đoạn ghi: “Hưng Đạo Vương thực là hết lòng với vua, với nước, tuy rằng uy quyền lừng lẫy, mà vẫn giữ chức phận làm tôi, không dám điều gì kiêu ngạo. Đang khi quân Nguyên quấy nhiễu, ngài cầm binh quyền, Thánh Tông, Nhân Tông cho ngài được chuyên quyền phong tước: trừ ra tự tước hầu trở xuống, cho ngài được phong trước rồi mới tâu sau. Thế mà ngài không dám tự tiện phong thưởng cho ai cả; phàm những nhà giàu mà ngài có quyên tiền gạo để cấp cho quân ăn, ngài chỉ phong cho làm giả lan tướng mà thôi, nghĩa là tướng cho vay lương. Ngài cẩn thận như thế và ở với ai cũng thật là công chính cho nên đến khi ngài mất, tự vua cho chí bách tính ai cũng thương tiếc. Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ phụng để ghi nhớ cái công đức của ngài.
Trong lịch sử, Quang Trung tuy là thế lực đối kháng với Nguyễn Ánh nhưng tác giả có cái nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về Nguyễn Huệ Quang Trung: “Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy vő lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học”
Mặt khác tác giả cũng có những đoạn ghi chép, đánh giá, lên án những nhân vật phản loạn, bán nước, làm ô nhục quốc thể.
Tác giả dành nhiều trang viết về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Nhà Lý chống Tống, Nhà Trần chống Mông Nguyên, Nhà Lê đuổi Ngô… với những sự kiện, những bình luận và trích dẫn nhiều tác phẩm văn học nhằm nói lên tinh thần yêu nước chống giắc ngoại xâm của dân tộc ta.
Thứ ba, Việt Nam sử lược có cách trình bày dễ hiểu, lối viết ngăn ngọn súc tích, những đoạn trích dẫn thì có ghi chú rõ rang thể hiện phong cách làm việc khoa học. Tác giả coi trọng công tác sử liệu học. Trần Trọng Kim ghi chép những tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: chữ Hán, chữ Pháp, trong dân gian… Sử liệu được chọn lọc, khảo cứu tâph hợp và phân loại. Ông còn đưa vào tác phẩm những giai thoại những câu chuyện dân gian và ngay sau đó là những bình luận đánh giá gạt bỏ những cái hoang đường giữ lại cái cốt lõi lịch sử.
Việt Nam sử lược không chỉ viết về đời sống vua quan các triều đại mà còn đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau: chính trịnh, giáo dục, thuế má, nông nghiệp, những cuộc khởi nghĩa nông dân, những cuộc chiến tranh…
Tóm lại, Việt Nam sử lược là một tác phẩm sử học tương đối đầy đủ toàn diện về nhiều lĩnh vực trải khắp chiều dài lịch sử dân tộc từ thời kì dựng nước đến khi thực dân Pháp xâm lựơc đất nước, tác phẩm được viết ngắn gọn, súc tích, chia thành các chương mục, viết bằng chữ quốc ngữ thông dụng. Bộ sử có những đánh giá khen, chê tương đối khách quan giúp người xem thể hiện thái độ đối với lịch sử. Nếu biết khơi bỏ những hạn chế về quan điểm thì Việt Nam sử lược có những giá trị lớn về nguồn sử liệu nhất là thời kì từ khi Pháp xâm lược nước ta.
Hạn chế:
Hạn chế cơ bản nhất của Việt Nam sử lược là, tác giả đứng trên lập trường quan điểm của sử gia phong kiến mạt kì và lập trường chủ nghĩa thực dân để viết bộ sử này. Do đó, tác phẩm có nhiều ý kiến bảo về cho cuộc đô hộ của thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn nhà Nguyễn. Tác giả không nhận thấy bản chất của chủ nghĩa thực dân nên đã giải thích việc quân Pháp cai trị nước ta là do cấm đạo, sát đạo. Tác giả sai lầm khi cho rằng dân ta vốn ngu muội, dốt nát, kém văn minh nên cần phải có các dân tộc khác văn minh hơn đến khai hoá. Việc chống lại sự khai hoá đó là dẫn đến chiến tranh. Điều này cũng dễ hiểu khi Trần Trọng Kim có xuất than từ giai cấp phong kiến lại du học nhiều năm trên đất Pháp, học trong các trường của chính quyền thực dân, sau ra làm quan cho chính quyền thực dân, nên khó tránh khỏi những quan điểm hạn chế như vậy.
Hạn chế thứ hai, Trần Trọng Kim có một số nhầm lẫm về nhận thức và quan điểm trong lịch sử. Đúng là mở đầu cho dân tộc ta là họ Hồng Bàng nhưng tác giả nhận thức sai về thời gian bắt đầu. Tác giả cho rằng mở đầu thời kì Hùng Vương vào năm 2879 trước công nguyên nhưng kì thực Nhà nước Văn Lang mới chỉ xuất hiện khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ III trước công nguyên. Đây là nhận thức duy lí tính cũng khó tránh khỏi sai lầm giống các sử gia trước đó.
Về quan điểm, Trần Trọng Kim giải thích các cuộc khởi nghĩa nông dân là do những người thi làm quan không đỗ nên bất mãn xúi giục người dân nổi lên chống lại triều đình. Ông chưa nhân thức được bản chất đấu tranh giai cấp và nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa đó là do mâu thuẫn giai cấp.
Trần Trọng Kim đã đề cập đến vấn đề phân kì lịch sử. Phân kì lịch sử có tầm quan trọng lớn, có nhiều quan điểm khác nhau về tiêu chí phân kì lịch sử, theo quan điểm lịch sử Macxit thì tiêu chí là dựa vào phương thức sản xuất và các hình thái kinh tế xã hội tương ứng. Ở đây, Trần Trọng Kim dựa vào thiên mênh làm tiêu chí phân kì lịch sử, đó là phân kì theo các triều đại. Theo tiêu chí này, bộ sử chia làm 5 thời đại. Tuy nhiên, cách phân kì này rất vụ vặt, không mang khái quát một thời đại lịch sử, người xem khó nhận biết được đâu là những sự kiện chính, những biến cố lịch sử làm xoay chuyển bánh xe lịch sử.
Nhìn bao quát toàn bộ tác phẩm, chúng ta đặt câu hỏi, những ưu điểm và hạn chế của Việt Nam sử lược có ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức lịch sử của đông đảo dân chúng không? Với những ưu điểm của mình thỉ Việt Nam sử lược nhanh chóng phổ biến đông đảo bạn đọc tuy nhiên, chính quan điểm của đông đảo quần chúng nhân dân mới là thước đo đánh giá mức độ thành công của bất cứ công trình sử học nào. Việt Nam sử lược là một tác phẩm có nhiều nguồn tư liệu quý, đóng góp cho sử học nước nhà những phương pháp mới, hữu ích về nghiên cứu, trình bày nhưng để khai thác tác phẩm này cần có cái nhìn thận trọng đối với một số quan điểm nhất là giai đoạn người Pháp bắt đầu đặt chân lên nước ta.
Nguyễn Bá Tùng
Chia sẻ:
Từ khóa » Việt Nam Sử Lược Review
-
Review Sách Việt Nam Sử Lược Của Tác Giả Trần Trọng Kim
-
Việt Nam Sử Lược By Trần Trọng Kim - Goodreads
-
Review Sách Việt Nam Sử Lược
-
Việt Nam Sử Lược - Cuốn Sách Lịch Sử Việt Nam Hay Nên đọc
-
Review Sách Việt Nam Sử Lược
-
4659 "cho Mình Xin Review Về Cuốn... - Mọt Sách's Confession
-
Review Của Hải Miên Về Sách Việt Nam Sử Lược (Bản Đặc Biệt
-
Việt Nam Sử Lược - Tác Giả Trần Trọng Kim - Siêu Thị Sách 86
-
Review Sách Việt Nam Sử Lược
-
[REVIEW] Việt Nam Sử Lược — Trần Trọng Kim - Medium
-
Việt Nam Sử Lược - Review Sách Hay
-
TÌM HIỂU, REVIEW SÁCH VIỆT NAM SỬ LƯỢC - TRẦN TRỌNG KIM
-
Việt Nam Sử Lược (2012) - Review Sách
-
Review Sách Việt Sử Lược - Sách Hay Nên đọc - Đánh Giá Tận Tâm