Nhận Xét Phong Cách Của Nhà Thơ Mới , Hoài Thanh Cho Rằng " Đời ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • nguyennhuywetatwelogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      55

    • Cảm ơn

      0

    • Ngữ văn
    • Lớp 11
    • 20 điểm
    • nguyennhuywetatwe - 16:23:34 09/04/2020
    nhận xét phong cách của nhà thơ mới , Hoài Thanh cho rằng " Đời chúng ta nằm trong lòng chữ tôi ..... ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận " Anh chị hãy phân tích bài thơ " vội vàng " của Xuân Diệu < "Tràng Giang " của Huy Cận , "Đây thôn vĩ Dạ " của Hàn Mạc Tử
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • autumninaugust
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      2757

    • Điểm

      57504

    • Cảm ơn

      3529

    • autumninaugust
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 15/06/2020

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    A. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả: Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử

    + Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới

    + Để lại cho chúng ta nhiều thi phẩm thơ đồ sộ như: Đây mùa thu tới,...

    + Phong cách sáng tác có nhiều điểm chung do chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội lúc bấy giờ

    - Giới thiệu tác phẩm: Vội vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ

    + “Vội vàng” được trích trong tập “Thơ thơ”. Nhan đề này đã thể hiện rất rõ nét đầy đủ tâm thế, triết lý sống quen thuộc của nhà thơ XD trước cách mạng T8: sống là vội vàng, cuống quýt, gấp gáp. “Vội vàng” được coi là bài thơ tâm tình của mùa xuân của trái tim tuổi 20 căng tràn nhựa sống.

    + “ Đây thôn Vĩ Dạ” được in trong tập thơ “ Điên”. Bài thơ được ông viết khi nhận được bức ảnh chụp về phong cảnh Huế kèm theo mấy lời thăm hỏi của người bạn gái có tên là Hoàng Cúc. Nói về tác phẩm này, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nói: “ Đây thôn Vĩ Dạ là 1 thi phẩm toàn bích, nghĩa là câu nào chữ nào cũng hay, hay từ gốc đến ngọn”.

    + Tràng giang được trích trong tập "Lửa thiêng" (1940).

    - Giới thiệu khái quát về ý kiến của Hoài Thanh "Đời chúng ta nằm trong lòng chữ tôi ..... ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận"

    B. Thân bài

    1. Giải thích ý kiến

    - Ý kiến của tác giả Hoài Thanh đã nêu lên một quan điểm, nhận xét đánh giá về hồn thơ của ba nhà văn Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử đều có một điểm chung đó là: chứa một nỗi buồn man mác.

    2. Phân tích

    a. Vội vàng

    “Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi”

    - Câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh liên tiếp các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, khổ thơ như khúc ca sôi nổi, say mê về những ước muốn khát khao cất lên từ trái tim của thi sĩ. Muốn tắt nắng, muốn buộc gió để màu đừng nhạt, hương đừng phai, nghĩa là Xuân Diệu muốn níu giữ mãi hương thơm sắc thắm, muốn bất tử hóa vẻ đẹp mùa xuân nơi trần thế. Nghĩa là Xuân Diệu muốn mãi mãi một mùa xuân tuyệt vời. Ham muốn, khát vọng của thi sĩ thật vô cùng lãng mạn. Phải là một hồn thơ yêu đời ham sống mãnh liệt đến vô bờ mới có những ham muốn bồng bột, táo bạo ấy.

    - Bằng một niềm yêu đời mãnh liệt, bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, ngơ ngác và đầy vui sướng, Xuân Diệu đã phát hiện ra bao vẻ đẹp đáng yêu, đáng say đắm của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi trần thế mà đẹp nhất, vui nhất, lộng lẫy nhất chính là mùa xuân và tuổi trẻ:

    “Của ong bướm…hoài xuân”.

    + Mùa xuân hiện lên trong thơ Xuân Diệu với một vẻ đẹp mới lạ, diệu kì. Đã có biết bao thi sĩ đã từng viết những trang tuyệt bút về mùa xuân nhưng đứng trước mùa xuân của Xuân Diệu, người đọc cũng phải bàng hoàng, sững sờ trước vẻ đẹp tuyệt diệu của nó. Những câu thơ kéo dài, mở rộng như trải ra một bức tranh xuân đẹp đẽ.

    + Nhịp thơ nhanh hơn, rộn ràng hơn. Điệp từ “này đây” lặp đi lặp lại vừa như phô bày vẻ đẹp muôn màu muôn sắc, vừa như mời gọi lòng người hãy quan sát, thưởng thức vẻ đẹp phong phú ấy.

    + Những hình ảnh thơ đẹp đẽ, sống động lần lượt tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân: “đồng nội xanh rì”, “cành tơ phơ phất”, tiếp đó là “ong bướm”, “hoa”, “lá”, “yến anh”… hiện lên trước mắt người đọc cả một thế giới tràn đầy xuân sắc. Mùa xuân là mùa ong bướm dập dìu say mật ngọt, hoa nở trên đồng nội, lá non tơ phơ phất trên cành, chim chóc hót những khúc ca hay nhất… Sự vật đang ở vào độ non tơ nhất, căng tràn nhựa sống nhất. Thiên nhiên như một kho báu giàu có sẵn sàng dâng hiến, ban tặng cho con người.

    - Đặc biệt hơn khi những cảnh vật ấy, cuộc sống ấy được nhà thơ gợi tả và hình dung trong tâm trạng của kẻ đang yêu. Cụm từ “tuần tháng mật” gợi nên những tháng ngày hạnh phúc tràn trề của lứa đôi. Hai chữ “yến anh” là hình ảnh chim yến và chim oanh – con trống con mái luôn quấn quýt bên nhau gợi sự thắm thiết trong tình cảm đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Cách nói “khúc tình si” không chỉ nói về những khúc hót hay nhất của chim chóc mà còn gợi nên âm hưởng đắm say, si mê của tình yêu lứa đôi.

    => Nếu đặt bài thơ này vào giữa thời điểm sáng tác nó, người đọc sẽ nhận thấy rất rõ sự khác biệt. Trong phong trào Thơ mới lúc này hầu hết là những vần thơ mang âm hưởng trĩu buồn, bộc lộ tâm trạng của cái tôi cá nhân nhà thơ. Nhà thơ Thế Lữ đã từng có lúc muốn trốn vào tiên giới. Nhà thơ Chế Lan Viên thì muốn đêm lá vàng hoa rụng của mùa thu trước để chắn nẻo xuân sang:

    “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu

    Đem chi xuân lại gợi thêm sầu

    Với tôi tất cả như vô nghĩa

    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”

    - Với bài thơ này, Xuân Diệu lại có một thái độ khác hẳn: nhà thơ thiết tha với cuộc đời, ràng buộc với cuộc đời bằng những sợi dây tình cảm mãnh liệt. Có một quan niệm sống tích cực đang ẩn giấu sau những lời miêu tả thiên nhiên sống động ấy.

    - Niềm vui sống hân hoan khiến Xuân Diệu nhìn cuộc đời thấy rất đẹp, rất vui:

    “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

    + Thật độc đáo và mới mẻ khi nhà thơ cảm nhận ánh sáng của buổi bình minh tỏa ra từ cặp mắt đẹp của người thiếu nữ khi nàng chớp chớp hàng mi diễm lệ, mỗi một ngày mới đến lại giống như có thần Vui gõ cửa ngôi nhà của chúng ta. Sự cảm nhận rất trẻ trung và yêu đời! Trong tập “Trường ca”, Xuân Diệu cũng đã từng có những cảm nhận như thế:

    “Mi của ánh sáng thật dài, tia của ánh sáng thật đượm

    Ánh sáng ở một chỗ mà ở khắp mọi nơi, con mắt điện quang thấu suốt muôn trùng”

    + Đặc sắc nhất là hình ảnh thơ: “Tháng giêng ngon như một gặp môi gần”. Hình ảnh thơ rất táo bạo, trẻ trung mang phong cách riêng của Xuân Diệu. Nhà thơ dùng hình ảnh cụ thể của con người – “cặp môi gần” để so sánh với đơn vị thời gian trừu tượng là tháng giêng, gợi sự liên tưởng kì diệu, mạnh mẽ về vẻ đẹp trẻ trung, sống động, đầy sức quyến rũ của mùa xuân. Hỗ trợ vào đó là nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Mùa xuân không chỉ đẹp mà nhà thơ còn cảm nhận được hương vị của nó qua từ “ngon”. Một câu thơ rất gợi cảm và độc đáo, khiến người đọc cảm nhận một cách toàn vẹn bằng mọi giác quan vẻ đẹp và sức hấp dẫn của mùa xuân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là một trong những câu thơ hay nhất, độc đáo và táo bạo nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng.

    - Mạch thơ đang háo hức mê say bỗng như lắng lại:

    “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

    + Câu thơ trên gãy đôi, nửa bên này tươi vui, nửa bên kia vội vàng, nuối tiếc. Nhà thơ không đợi mùa hạ tới mới nuối tiếc mùa xuân, mà nuối tiếc mùa xuân khi còn đang đắm mình trong nó.

    + Bởi vì cuộc đời đẹp quá, hấp dẫn quá nhưng thời gian vẫn cứ trôi – tâm trạng nhạy cảm của thi nhân bỗng như cảm nhận mùa xuân sẽ qua đi, không trở lại.

    b. Tràng giang

    - Tràng giang nghĩa là sông dài. Với âm Hán Việt, con sông trong thơ tự nhiên trở thành dài hơn, rộng hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng của người đọc. Một con sông dường như của một thưở xa xưa nào đã từng chảy qua hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và in bóng hàng nghìn áng cổ thi.

    - Hai câu thơ đầu, cảnh vật thực ra tự nó không có gì đáng buồn. Nhưng lòng đã buồn thì tự nhiên vẫn thấy buồn. Đây là cái buồn tự trong lòng lan tỏa theo những gợn sóng nhỏ nhấp nhô "điệp điệp" với nhau trên mặt nước mênh mông. Cũng nỗi buồn ấy, tác giả thả trôi theo con thuyền xuôi mái lặng lẽ để lại sau mình những rẽ nước song song.

    - Hai câu thơ sau, nỗi buồn đã tìm được cách thể hiện sâu sắc hơn trong nỗi buồn của cảnh: ấy là sự chia lìa của "thuyền về nước lại" và nhất là cảnh ngộ củi một cành khô lạc mấy dòng lìa rừng không biết trôi về đâu giữa bao dòng xuôi ngược.

    c. Đây thôn Vĩ Dạ

    - “Đây thôn Vĩ dạ” là 1 bài thơ miêu tả cảnh đẹp xứ H nổi tiếng, nhưng bài thơ ko bắt đầu bằng 1 câu thơ tả cảnh mà bắt đầu bằng 1 câu hỏi tu từ:

    “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

    + Câu thơ thoáng qua như lời trách khéo nhẹ nhàng pha chút hờn dỗi, tiếc nuối của ai đó. Có thể là 1 lời chào mời thiết tha chân thành của con người Huế: khách hãy đến thăm để thưởng thức khung cảnh thiên nhiên đẹp đến dễ say lòng người.

    + Và của thể là lời tự vấn chính mình của thi nhân: sao lâu quá không trở về thôn Vĩ. Nhưng trên hết đó là câu hỏi khơi gợi cho nhà thơ biết bao kỉ niệm, hình ảnh về thôn Vĩ.

    + Hơn thế nữa, nhà thơ còn khiến người đọc thích thú khi sử dụng cách dùng từ tinh tế “chơi”. Tại sao nhà thơ không dùng từ “thăm” mà lại dùng từ “chơi”. Nếu như “thăm” mang 1 màu sắc xã giao, có 1 khoảng cách nhất định thì “chơi” nghe sao mà giản dị, chân thành, sao mà thổn thức như tiếng mẹ quê hương gọi đứa con xa trở về! Biết bao nhiêu tình cảm được chở chứa trọn vẹn trong hai chữ giản đơn ấy. Chỉ vậy thôi mà sao ta thấy ý thơ dâng đầy nỗi xót xa.

    => Tác giả còn khiến người đọc ngạc nhiên khi ông sử dụng 6/7 từ là thanh bằng như diễn tả tất cả sự xốn xang, sự bâng khuâng, tha thiết của thi nhân hướng về xứ Huế. Nhà thơ sử dụng câu hỏi tu từ ngay ở câu thơ đầu, khác nào đặt một niềm thắc mắc, dằn vặt xuyên suốt cả thi phẩm. Để rồi ở tứ thơ nào, hình ảnh nào, dù đẹp đến đâu thì người đọc cũng chợt bâng khuâng nhận ra một nỗi nhớ, nỗi sầu ứ nghẹn bên trong.

    - Bằng ngòi bút tài hoa, Hàn Mặc Tử đã họa lên bức tranh ngôn từ về vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ:

    “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

    + Thôn Vĩ Dạ dưới cái nhìn của thi sĩ ngập trong nắng. Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam mới chân phương, bình dị làm sao! Bức tranh sơn dầu với quang phổ tỏa ra lấp lánh, nhè nhẹ rơi từng hạt, từng hạt óng ánh vàng vào cõi lòng người đọc. Ta vốn biết đây chẳng phải là cảnh vật do chính tác giả tận mắt trông thấy mà chỉ được điểm xuyến từ những hồi ức trong trí nhớ. Hẳn là tình yêu dành cho xứ Vĩ ấy phải lớn lao đến nhường nào mới có thể khiến những kí ức mờ nhòa trở nên sống động, chân thực đến kì lạ.

    + Hàn Mặc Tử đã phủi đi lớp bụi mờ của thời gian, đem vẻ đẹp từ quá khứ của thôn Vĩ Dạ vượt qua những đớn đau của thể xác, tinh thần để đến thực tại. Chính bởi vậy, người đọc cảm nhận cảnh sắc không chỉ qua thị giác mà còn qua những xúc cảm, rung động của trái tim. Giữa không gian đầy nắng ấy, thẳng tắp vươn lên những thân cau như nét bút muốn khuấy động cả khoảng trời trong trẻo. Trong khu vườn thôn dã, cau là loài cây cao nhất, đón nắng đầu tiên. Bởi vậy, thứ “nắng hàng cau” là thứ nắng trong trẻo nhất, thuần khiết nhất.

    - Nếu như các nhà thơ khác trong phong trào Thơ Mới thường miêu tả cảnh vật với vẻ đẹp rợi buồn:

    “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

    (“Tràng giang” – Huy Cận)

    Hay:

    “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

    Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

    (“Đây mùa thu tới” – Xuân Diệu)

    => Thì Hàn Mặc Tử, dù trong rất nhiều bài thơ khác đã bày tỏ một nỗi đau nghẹn ứ, đau thấu tâm can, ngay cả tình cảnh của ông khi viết “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng ngập trong đớn đau của căn bệnh nghiệt ngã, ấy vậy mà với thôn Vĩ, ông vẫn để ngòi bút tuôn trào trong cảm hứng tươi sáng nhất, đầy sức sống. Đại từ phiếm chỉ “ai” khiến cho câu thơ thêm phần ý vị, mang âm hưởng của điệu Nam Ai, Nam Bình, của điệu hò trên sông Hương. “Vườn ai” không chỉ riêng một khu vườn cụ thể nào mà tựa như theo từng nhịp bước chân của người phiêu lãng, theo dấu cuộc hành trình trong tâm tưởng, hai bên đường đều là những mảnh vườn như thế.

    - Đắm chìm trong sắc xanh của cây lá miệt vườn, Hàn Mặc Tử chợt nảy ra một sáng tạo nghệ thuật độc đáo: “mướt quá”. “Mướt” là trạng thái mỡ màng, tươi tốt, căng tràn sức sống, ánh lên sắc xanh ngọc bích dưới nắng hồng của bình minh. Hẳn khu vườn phải được chăm sóc hết sức tỉ mỉ, cẩn thận bởi một bàn tay khéo léo. Hay do chính nhà thơ cũng cẩn thận nâng niu, gìn giữ, ươm trồng từng phiến lá trong tâm khảm của mình nên mới có thể thoát lên thành ý thơ đẹp đẽ đến vậy!Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” là nét vẽ thần tình tô đậm hồn cây lá trong “vườn ai”, người đọc tưởng như có thể nghe thấy tiếng nhựa sống chuyển mình xôn xao trong tán lá, thấy hương vườn yểu điệu bước ra. Tất cả đều rạo rực, hân hoan một niềm vui tươi mới.

    - Giữa màu xanh cây lá, thấp thoáng hình bóng con người:

    “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

    + Người con gái xứ Huế thường gắn với tà áo dài tím mộng mơ, chiếc nón bài thơ “mang hình bóng quê hương”,… Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, thiếu nữ ấy lại e ấp “che ngang” gương mặt sau “lá trúc”. Cây trúc trong thi ca trung đại vốn biểu tượng cho người quân tử. Nơi mảnh vườn “xanh như ngọc” ấy lại có một người con gái nhẹ nhàng, e ấp mượn “lá trúc” “che ngang” gương mặt. Vẻ đẹp ấy thực sự giàu giá trị, vừa hồn hậu, mỏng manh, dịu dàng, lại vừa cứng cáp, tràn đầy sức sống, dẻo dai, bền bỉ, mang cốt cách của tao nhân nghìn xưa.

    C. Kết bài

    - Khẳng định giá trị của ba bài thơ trên.

    - Tình cảm của em dành cho ba bài thơ.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • nguyenthao2713536logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      7

    • Điểm

      75

    • Cảm ơn

      4

    • nguyenthao2713536
    • 09/04/2020
    • Mở bài:
    • Cho đến nay, sự phát triển và những thành tựu rực rỡ của phong trào Thơ mới vẫn còn làm say mê biết bao ngòi bút chưa thôi mong muốn được hiểu hết và tìm thấy nguồn sức mạnh đích thực làm nên “cuộc cách tân vĩ đại” trong thơ này. Và mỗi khi nhắc đến nền thơ rực rỡ ấy, ta không thể không nhắc đến Hoài Thanh và tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Với khí thế của người đương đại, Hoài Thanh đã chuyển hết những tinh hoa vào một tập phê bình đầy giá trị, được xem là một “công trình của thế kỉ”.

    Nhận xét về sức sống của gia đoạn này, trong “Một thời đại trong thi ca” ( trích Thi nhân Việt Nam), Hoài Thanh có viết: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn neo neo theo hồn ta.”

    • Thân bài:

    Trong các nhà phê bình, có lẽ Hoài Thanh là người bám sâu sát nhất phong trào Thơ mới từ lúc nó mới manh nha những dấu hiệu đầu tiên cho đến khi nó kết thúc. Bởi thế, ông nhìn rõ từng khía cạnh của nó, soi chiếu nó từng tí một để phát hiện những tinh anh mà người ta chưa hẳn đã nhìn thấy. Với tập phê bình Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã dũng cảm đứng ra, đại diện cho nền thơ và công chúng lên tiến nhận xét, đánh giá, bình phẩm. Ông không dám nhận là mình đã thấy hết, đã nghĩ hết và đã nói hết. Nhưng quả thật quyển sách đã phô bày trước mắt người đọc một bữa tiệc thi ca thịnh soạn chưa từng có.

    Trước hết, Hoài thanh khẳng định: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi”. Bây giờ ta nghĩ về điều đó không có gì xa lạ gì. Nhưng ở thời đại ấy là quá lạ. Bởi đầu thế kỉ 20, nền Nho học Khổng giáo vẫn còn thống trị trong tư tưởng. Dù các trào lưu phương Tây đã ồ ạt tràn đến, xu hướng cách tân trên mặt trận tư tưởng không ngừng tấn công vào thành trì ấy đã làm cho nó lung lay nhưng vẫn chưa thể làm cho nó lụi tàn ngay được. Con người vẫn ôm một chữ “ta” vĩ đại. Và để phá vỡ được nó là cả một kì công của rất nhiều người, trong đó hầu hết là những nhà thơ mới.

    Trước hết, Thơ mới thể hiện “cái tôi” cá nhân một cách rõ rệt. “Cái tôi” trong Thơ mới là cái tôi của “bản thể” có cái tinh tươm, tinh tường của nó và cái lớn muốn hòa vào đại dương, muốn đẩy xa không ngừng cả lớp sóng của cả trường giang. Cái “tôi” ấy muốn bức phá khỏi mọi ràng buộc và tự lập nên một thế giới riêng. Có khi đó là thế giới của mơ mộng, đắm say trong thơ của Thế Lữ, Xuân Diệu. Có khi lại là thế giới của sự điêu tàn, rệu rã trong thơ Chế Lan Viên. Có khi là thế giới của bóng trăng ma quái trong thơ Hàn Mặc Tử. Có khi nó là thế giới huyền hoặc như thực như mơ Lưu trọng Lư, Bích Khuê,…

    Dù là thế giới nào đi nữa thì lúc nào nó cũng riêng biệt và không bao giờ lập lại. Thuở ban đầu nó sôi nổi đến thế, mạnh mẽ đến thế nên không thể tránh khỏi sự ngây thơ bồng bột.

    Có lẽ chỉ có Hoài Thanh mới nhìn thấy điều đó. Bởi thế ông nói: “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh”. Phải mất đến gần mười năm, đọc hàng vạn bài thơ của hàng trăm tập thơ, và kể cả những bài thơ chép tay của các thi hữu, Hoài Thanh mới cho ra được một tuyển tập ưng ý. Ông đã gạn lọc một cách kĩ lưỡng thi liệu bằng tầm nhìn của một nhà phê bình nghiêm khắc và bằng cả trái tim đầy rung động để có được nhưng tinh hoa hoa đích thực.

    Cũng bởi mới hình thành và phát triển chưa được bao lâu nên chưa thể có một nguồn thi liệu lớn, những tác phẩm lớn, những tư tưởng lớn như các nền văn học khác. Bởi thế, so với lịch sử phát triển của các phong trào thi ca trên thế giới thì phong trào Thơ mới của ta được coi là thần kì, chưa từng có bao giờ. “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu”, là đi vào cái sâu thẳm trong từng bài thơ, trong từng phong cách thơ đã được khẳng định.

    Thế nhưng, càng đi sâu ông càng thấy lạnh. Bởi ông bị chìm ngập trong thế giới của hình vạn trạng, của mọi cung bậc ngâm nga mà các nhà thơ mới đã dũng cảm phô bày. Rồi bất ngờ ông sung sướng hòa mình trong đó: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu”.

    Mỗi nhà thơ đã đem đến cho cuộc đời một thanh sắc riêng, không thể hòa lẫn. Hoài Thanh vui mừng không phải vì thơ hay, thơ dở mà vì lướt trên nền thơ mà ông đã đi qua bao nhiêu thế giới đa hình đa sắc, tuyệt vời như một phép màu nào đó đã dựng lên trước mắt ông dấu ấn thời gian chuyển luân không ngừng nghỉ.

    Có lúc, ông lạc vào thế giới thần tiên cùng Thế Lữ, tìm đến “Động thiên thai” và lắng nghe “Tiếng trúc tuyệt vời”, “Tiếng sáo thiên thai”, được gãy trên “”Cây đàn muôn điệu”, rồi trở về với “Giây phút chạnh lòng” bàn bạc nỗi nhớ thương, quyến luyến. Ông từng nói về thế giới thơ của Thế Lữ: “Ở xứ ta từ khi có người nói chuyện tiên, nghĩa là từ khi có thi sĩ, chưa bao giờ ta thấy thế giới tiên có nhiều vẻ đẹp đến thế”. Hãy lắng nghe Thế Lữ tâm tình:

    “Tiếng địch thổi đâu đây,Cớ sao mà réo rắt?Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt,Mây bay… gió quyến mây bay…Tiếng vi vút như khuyên van, như dìu dặtNhư hắt hiu cùng hơi gió heo may”

    (Tiếng trúc tuyệt vời)

    Ngỡ như gần, ngỡ như xa; có mà lại không có, ngỡ như đã nắm bắt được bất ngờ vụt biến đi, thần tình như một cảnh tiên trên mê cung ảo ảnh. Thế Lữ là thế, dường như ông không thích đời thực, chỉ thích mơ mộng, đôi khi tự thét gào một mình trong đó. Ông không lánh đời nhưng cũng không vồ vập lấy nó. Ông dửng dưng trước mọi cám dỗ và tìm lấy phần thanh cao trong thế giới của riêng mình.

    Khác với Thế Lữ, Lưu Trọng Lưu lại chọn cách phiêu lưu trong trường tình. “Nếu… thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết” (Hoài Thanh).

    Tuy là một nhà diễn thuyết xuất sắc trong thời kì đầu nhưng không vì thế mà thơ Lưu Trọng Lư mất đi vẻ mơ mộng. Thơ ông tự nhiên gióng như một hơi thở, là cái gì đó toát lên từ tạo vật chứ không phải là cố công tạo tác, gọt giũa. Thơ Lưu Trọng Lưu mang đậm chất chấm phá theo kiểu thiền, truyền đạt được nguồn sinh cảm để vật tự tỏa sáng. Bài “Tiếng thu” đã gợi được một cách thần tình cái “thiêng” ấy:

    Em không nghe mùa thuDưới trăng mờ thổn thức?Em không nghe rạo rựcHình ảnh kẻ chinh phuTrong lòng người cô phụ?

    Em có nghe hay là không có nghe,ai biết? Ý thơ mơ hồ đẩy nhẹ người đọc vào thế giới huyền diệu, và bắt đầu đi tìm lời giải đáp. Lưu Trọng Lư lúc này giống như một vị đạo sĩ có tài thôi miên, điều khiển người đọc bước đi trong khu rừng huyền bí. Một khu rừng nhỏ nhưng không thể nào thoát ra được. Để đến khi nghe “Tiếng lá khô xào xạc”, nhìn thấy “Con nai vàng ngơ ngác. Đạp lên lá vàng khô” mới hay chưa từng bước đi mà cảnh vật đang cuôn xoay trước mắt giống như một cuốn phim ngắn mê hoặc đến sững sờ.

    Quả thật thơ Lưu Trọng Lư tài tình hơn ta nghĩ. Ông như vừa hóa phép lạ ngay giữa ban ngày. Chính cái đối tượng mờ ảo, lãng đãng, cái trạng thái nửa thức nửa ngủ, nửa thực nửa mơ ấy cũng là một đối tượng thú vị mà thi ca cổ kim từng say sưa săn đuổi để nắm bắt, miêu tả.

    Chưa hết, Hoài Thanh còn muốn “điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên” trong thế giới ma mị, kinh hồn. Ông tìm thấy trong thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên một sức “điên cuồng” tuyệt đỉnh, lập tức muốn hào nhập cùng khóc than, kêu gào. Người đọc không bao giờ quên cái thế giới ma hời trong Điêu tàn của Chế Lan Viên. Hoài Thanh từng nhận xét Chế Lan Viên “đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” nhưng vô cùng mới mẻ và cuốn hút. Thế giới thơ Hàn Mặc Tử lại là một niềm kinh dị khác. Đó là “một nguồn thơ rạt rào và lạ lùng”, “càng đi xa càng thấy lạnh”.

    Cuối cùng, ông dừng lại để “đắm say cùng Xuân Diệu” trong suối nguồn tươi mát, bay bổng của tình yêu bất tận. Có thể nói Xuân Diệu tôn thờ tình yêu như một thứ tôn giáo và nàng thơ chính là vị giáo chủ. Thơ Xuân Diệu thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Ở đó, Hoài Thanh đã tinh tế nhận thấy “cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta”.

    • Kết bài:“Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng,ta đi tìm bề sâu…”. Hoài Thanh đã khái quát khá toàn diện đặc điểm thơ ca và xu hướng sáng tác của các nhà thơ giai đoạn chuyển thời đầu thế kỉ 20. Chưa bao giờ, trong nền thi ca Việt Nam lại ồ ạt xuất hiện những tác giả lớn, những tác phẩm hay như thời địa này. Bởi thế mà, mỗi bài thơ như một đóa hoa giữ vườn xuân, nó cứ bung sắc tỏa hương không ngừng làm say mê lòng người. Cho đến ngày nay, chất men say ấy vẫn còn tha thiết lắm.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Hoài Thanh Nhận Xét Về Các Nhà Thơ Mới