Nhập Hộ Khẩu, Chuyển Hộ Khẩu Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Phần 2/2: Hồ sơ, giấy tờ và thủ tục chuyển hộ khẩu, nhập hộ khẩu
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Nói thật là từ trước đến giờ tuy làm luật sư nhưng tôi cũng chưa bao giờ quan tâm đến thủ tục liên quan đến hộ khẩu, bởi vì tôi vẫn cho rằng việc nhập hộ khẩu, tách hộ khẩu là một việc rất đơn giản mà bất cứ người dân nào cũng có thể tự đi làm được, tôi cho rằng việc có hộ khẩu là một quyền đương nhiên của mỗi người dân rồi. Vậy nên nếu nói là tư vấn về điều kiện và thủ tục nhập, tách hộ khẩu thì có tư vấn cho nhiều người (mà thủ tục thì theo quy định rất là đơn giản). Nhưng khi có khách hàng nhờ làm dịch vụ liên quan đến hộ khẩu thì tôi thường khuyên họ tự đi làm thủ tục sẽ tốt hơn và cũng đỡ tốn kém hơn.
Bản thân tôi sinh ra ở Hà Nội nên cũng chưa từng gặp khó khăn nào liên quan đến hộ khẩu ở Hà Nội từ trước đến nay. Tuy nhiên, gần đây khi nhận được một số câu hỏi cần tư vấn của các bạn liên quan đến thủ tục nhập, tách hộ khẩu, đặc biệt là nhập, tách hộ khẩu tại Hà Nội. Gần đây nhất có một bạn hỏi về tình huống của nhà bạn ấy và đề nghị tôi đăng lên website để chia sẻ cho mọi người, thì tôi mới thấy rằng, hóa ra thủ tục về hộ khẩu trên thực tế có nhiều tình huống không hề đơn giản, mà cũng chưa có quy định để giải quyết triệt để. Vậy nên bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ về các quy định nhập, tách, chuyển hộ khẩu nói chung và hộ khẩu tại Hà Nội và các thành phố trực thuộc trung ương nói riêng.
Trước tiên bao giờ cũng vậy, tất cả các tình huống phát sinh trên thực tế dù có phức tạp và gay cấn đến đâu thì cũng sẽ được giải quyết căn cứ vào những quy định cơ bản nhất hiện có. Vậy nên, bạn cần hiểu trước tiên về quy định liên quan đến hộ khẩu.
Các quy định về hộ khẩu được quy định trong các văn bản sau:
- Luật cư trú 2006 có hiệu lực từ 01/7/2007
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú 2013 có hiệu lực từ 01/01/2014
- Nghị định Số 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú có hiệu lực từ 15/6/2014
- Thông tư Số: 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 28/10/2014
Theo ngôn ngữ pháp lý thì nhập hộ khẩu có nghĩa là đăng ký thường trú, chuyển hộ khẩu có nghĩa là thay đổi nơi đăng ký thường trú |
Trong bài viết này tôi sẽ dùng kết hợp cả ngôn ngữ pháp lý và từ thông dụng để bạn dễ hiểu và tiện theo dõi.
Trước tiên đã là công dân Việt Nam thì ai khi sinh ra cũng sẽ ở một nơi mà trong luật gọi là Nơi cư trú
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống
Khi đã có nơi cư trú thì thông thường bạn sẽ có hộ khẩu ở một tỉnh, thành phố nào đó (cũng có trường hợp không có hộ khẩu do lỗi hệ thống nhưng rất hiếm và không phải là đối tượng của bài viết này)
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.
Khi đã có hộ khẩu ở 1 nơi và đến một ngày bạn chuyển đến nơi khác thì bạn sẽ cần quan tâm đến 2 thủ tục sau:
1. Đăng ký tạm trú
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.
2. Chuyển hộ khẩu (thay đổi nơi đăng ký thường trú)
Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Tùy vào mục đích và thời gian bạn sẽ ở nơi ở mới, bạn có thể lựa chọn đăng ký tạm trú hoặc chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên với chuyển hộ khẩu thì bạn phải đáp ứng được các điều kiện để nhập hộ khẩu vào nơi ở mới. Khi đó bạn sẽ phải quan tâm đến vấn đề mà rất nhiều người cũng quan tâm đó là:
3. Nhập hộ khẩu (đăng ký thường trú)
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.
Tuy nhiên không phải bạn muốn nhập hộ khẩu lúc nào cũng được, mà để nhập hộ khẩu cũng phải có điều kiện, điều kiện đó được phân loại như sau:
Điều kiện nhập hộ khẩu tại tỉnh:
Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Nếu có thời gian, hãy kiểm tra toàn bộ hồ sơ, giấy tờ trong nhà bạn
- 5 bước cơ bản cần lưu ý khi mua bán nhà đất và làm thủ tục sang tên sổ đỏ
- Các bước để bạn tự làm thủ tục sang tên sổ đỏ
Điều kiện nhập hộ khẩu tại thành phố trực thuộc trung ương:
Hiện tại Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc trung ương đó là: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Để nhập hộ khẩu tại 1 trong 5 thành phố nêu trên, bạn cần thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1 Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc trung ương; Có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố trực thuộc trung ương từ một năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; từ hai năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
Trường hợp tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú liên tục được tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó;
Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 nêu trên đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;
b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
Điều kiện nhập hộ khẩu tại nội thành Hà Nội
Riêng Hà Nội với tư cách là thủ đô thân yêu của cả nước thì việc nhập hộ khẩu được xác định theo 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Cách xác định nội – ngoại thành Hà Nội theo quy định cũng rất đơn giản và dễ hiểu, đó là
- Nội thành là khu vực gồm các quận của thành phố Hà Nội (VD: Quận Hoàn Kiếm, Quận Ba Đình, Quận Hoàng Mai…)
- Ngoại thành là khu vực gồm các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội (VD: Huyện Thanh Trì, Huyện Đông Anh, Huyện Phú Xuyên…)
Để nhập hộ khẩu tại các Huyện của Hà Nội bạn sẽ chỉ cần đáp ứng các điều kiện của việc nhập hộ khẩu tại thành phố trực thuộc trung ương nêu trên nhưng để nhập hộ khẩu tại các Quận của Hà Nội bạn cần phải có các điều kiện được quy định riêng tại Luật thủ đô, đó là:
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp như đã nêu ở trên.
- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
* Các trường hợp không thuộc trường hợp nêu trên nhưng đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (theo quy định hiện nay là 15m2 sàn/đầu người) và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Lưu ý: Thời hạn tạm trú liên tục được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an. |
Như vậy bạn đã có thể biết và hiểu được điều kiện để nhập hộ khẩu chưa? Hy vọng là rồi nhé. Sau khi hiểu và biết được mình thuộc trường hợp nào thì có lẽ vấn đề tiếp theo mà bạn sẽ quan tâm đó là: Làm mấy thủ tục trên ở đâu hay trong luật gọi là thẩm quyền thuộc cơ quan nào, vậy thì tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin dưới đây:
1. Đăng ký tạm trú: Công an xã, phường, thị trấn
2. Chuyển hộ khẩu:
- Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh: Công an xã, thị trấn
- Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh
3. Nhập hộ khẩu:
- Đối với thành phố trực thuộc trung ương: Công an huyện, quận, thị xã;
- Đối với tỉnh: Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Khi biết được các điều kiện để nhập hộ khẩu, chuyển hộ khẩu rồi thì bạn cũng cần để ý đến quy định về thời hạn, không phải là bạn muốn nhập hộ khẩu hay chuyển hộ khẩu lúc nào cũng được mà bạn cần chú ý các quy định về thời hạn sau đây:
Thời hạn đăng ký hộ khẩu:
- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có so hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.
- Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.
Cuối cùng, có 2 vấn đề nữa mà bạn cũng cần quan tâm liên quan đến hộ khẩu đó là:
Xóa hộ khẩu (xóa đăng ký thường trú)
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
- a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
- b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
- c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
- d) Ra nước ngoài để định cư;
- đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.
Phân biệt tách hộ khẩu với chuyển hộ khẩu
Có một số khách hàng khi muốn nhập hộ khẩu ở nơi khác thường hỏi tư vấn là: tôi muốn tách hộ khẩu thì phải làm như thế nào? Nhưng thực ra theo ngôn ngữ của luật thì đây không phải là tách hộ khẩu mà là chuyển hộ khẩu.
Tách hộ khẩu được quy định trong luật được hiểu là Trường hợp những người có cùng một chỗ ở hợp pháp nhưng muốn tách thành 2 sổ hộ khẩu khác nhau và 2 sổ hộ khẩu này có cùng một địa chỉ. |
Như vậy là bạn đã có thể phân biệt được tách sổ hộ khẩu và chuyện hộ khẩu rồi phải không
Đó là những vấn đề cơ bản mà bạn cần biết và quan tâm về nhập hộ khẩu, chuyển hộ khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bài viết sau tôi sẽ cung cấp cho các bạn quy định về hồ sơ và các giấy tờ cũng như cách thức thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu, thủ tục nhập hộ khẩu theo quy định.
Tác giả: Luật sư Dương Bích Ngọc, bài từ website bluentansy.com
Từ khóa » Bố Mẹ Nhập Khẩu Theo Con
-
Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Vào Nhà Người Thân Từ 01/7/2021 - LuatVietnam
-
Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Cho Con Theo Hộ Khẩu Của Cha Mẹ ?
-
Quy định Mới Nhất Về Nhập Hộ Khẩu Cho Con Theo Mẹ
-
Con Phải Nhập Hộ Khẩu Theo Mẹ Hay Theo Bố? - Luật Toàn Quốc
-
Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Cho Con - Thư Viện Pháp Luật
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Cho Con Vào Hộ Khẩu Gia đình
-
Bố Mẹ Có được Nhập Chung Hộ Khẩu Với Con Gái Hay Không?
-
Thủ Tục Hộ Nhập Khẩu Cho Con Mới Sinh Mới Nhất 2022
-
Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Cho Con - Luật ACC
-
Thủ Tục Chuyển Khẩu Cho Cháu ở Với ông Bà
-
Chuyển Hộ Khẩu Cho Con Thế Nào Khi Bố Mẹ Ly Hôn?
-
Đăng Ký Hộ Khẩu Cho Con Thế Nào Khi Cha Và Mẹ Không Chung Hộ ...
-
Hai Mẹ Con Chuyển Khẩu đi Nơi Khác Có Cần Sự đồng ý Của Bố Không?
-
Thủ Tục Nhập Khẩu Khai Sinh - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Thủ Tục đăng Ký Hộ Khẩu Thường Trú Cho Trẻ Sinh ở Nước Ngoài
-
Con Có Quyền Có Tên Trong Hai Sổ Hộ Khẩu Khi Bố Mẹ Ly Hôn Hay ...
-
Nhập Hộ Khẩu Cho Con Muộn Bị Phạt Thế Nào? - Luật Hồng Thái