Nhập Khẩu Hàng Cá Nhân Phi Mậu Dịch - HP Toàn Cầu Logistics

Contents

  • 1/ Khái niệm về nhập khẩu hàng hóa cá nhân phi mậu dịch
  • 2/ Thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch cá nhân
  • 3. Bộ chứng từ nhập khẩu hàng phi mậu dịch cá nhân
      • Trường hợp công ty nhập hàng phi mậu dịch sẽ cần bổ sung:
  • 4. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu loại hình phi mậu dịch cá nhân

1/ Khái niệm về nhập khẩu hàng hóa cá nhân phi mậu dịch

Nhập khẩu hàng hóa cá nhân phi mậu dịch là hàng hóa do cá nhân nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh thương mại và không được khấu trừ thuế. Nhập khẩu phi mậu dịch là hàng không có hợp đồng (contract) và hai bên thường dùng hình thức thỏa thuận (agreement) để thay thế.

Hàng phi mậu dịch cá nhân bao gồm các loại sau:

  • Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
  • Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên;
  • Hàng viện trợ nhân đạo;
  • Hàng hóa tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
  • Hàng mẫu không thanh toán;
  • Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh;
  • Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
  • Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
  • Hàng phi mậu khác.

>>Hàng phi mậu dịch cũng như hàng mậu dịch đều có hóa đơn (invoice). Điểm đặc biệt là trên hàng phi mậu dịch có thêm dòng chữ: The good is no commercial value hoặc The value for customs purpose only… và khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch thì bên nhập khẩu hay xuất khẩu vẫn phải mở tờ khai và đóng thuế (nếu có) cho lô hàng phi mậu dịch đó, người trong ngành thường gọi là: “tờ khai phi mậu dịch”.

2/ Thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch cá nhân

Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, từ ngày 01 tháng 04 năm 2015 thì các tờ khai hàng phi mậu dịch sẽ được khai báo trên hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNACCS (Vietnam Automated Cargo Clearance System). Khi làm tờ khai hàng phi mậu dịch, đặc biệt đối với hàng nhập, cần lưu ý những điểm sau:

  • Mã loại hình nhập khẩu: H11
  • Do cá nhân nhập khẩu thường không có mã số thuế, nên việc khai báo tờ khai hải quan phải thông qua đại lý hải quan, đại lý sẽ đứng ra làm consignee (đại lý sẽ là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng) trên tờ khai.
  • Trên tờ khai thể hiện người nhập khẩu chính là công ty đại lý hải quan.
  • Mục người uỷ thác: nhập vào tên người uỷ thác (không cần nhập MST).
  • Ghi chú khác: nhập tên công ty uy thác.
  • Giấy uỷ quyền cho công ty đại lý hải quan (nộp bản chính cho hải quan).

3. Bộ chứng từ nhập khẩu hàng phi mậu dịch cá nhân

  • Packing list details: (01 bản gốc).
  • None commercial inovoice: (01 bản gốc).
  • Vận tải đơn: (bộ chính).
  • Công văn xin nhập phi mậu dịch (01 bản chính).
  • Visa và Passport hoặc thẻ tạm trú, hợp đồng lao động (đối với người nước ngoài công tác tại việt nam, 01 bản sao y công chứng).
  • Chứng minh thư hộ khẩu đối với người Việt Nam: (01 bản sao y công chứng).
  • Giấy ủy quyền của người nhập khẩu cho người làm dịch vụ (nếu chọn dịch vu khai thuê): 01 bản công chứng).
  • Sau khi chuẩn bị xong bộ chứng từ thủ tục nhập khẩu diễn ra như một lô hàng mậu dịch bình thường.
  • Trường hợp công ty nhập hàng phi mậu dịch sẽ cần bổ sung:

    • Đơn xin nhập khẩu / xuất khẩu hàng hoá phi mậu dịch
    • None commercial inovoice – 01 bản gốc): chỉ có giá trị khai báo hải quan, không có giá trị thanh toán)
    • Packing list Bản kê chi tiết hàng hóa  (áp dụng với  hàng đóng gói không đồng nhất).

4. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu loại hình phi mậu dịch cá nhân

  • Tất cả hồ sơ điều bị tham vấn giá xây dựng lại giá vì đặc thù của hàng hóa phi mậu dịch là không thanh toán nên các doanh nghiệp thường có tâm lý khai tự do giá trị lô hàng.
  • Cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết đã liệt kê ở mục 4 để tránh mất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục nhận hàng.
  • Đối với cá nhân làm việc và công tác tại Việt Nam nên lưu ý hồ sơ cần thiết là hợp đồng lao động phải có trong bộ chứng từ.
  • Đối với cá nhân mang tài sản trở về nước sau khi học và làm việc xong phải xuất trình visa.
  • Một số loại hàng đã qua sử dụng vẫn có thể được nhập theo hình thức phi mậu dịch cá nhân và hàng hóa này thuộc loại hình tài sản di chuyển.

Để được tư vấn chi tiết về thủ tục nhập khẩu và dự toán chi phí – thời gian vận chuyển liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH HP Toàn Cầu

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu

Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608

Email: info@hptoancau.com

Lưu ý:

– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)

– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại

– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.

Từ khóa » Phí Mậu Dịch Là Gì