Nhập Kho Trung Chuyển Là Gì Và Những Vấn đề Liên Quan?
Hoạt động trong lĩnh vực Logistics, xuất nhập khẩu, chắc chắn bạn sẽ có nhiều lần nghe qua “kho trung chuyển” hoặc trực tiếp phải nhập kho trung chuyển để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh.
Vậy kho trung chuyển là gì và cần có những lưu ý gì khi nhập kho trung chuyển? Cùng SEC Warehouse tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các nội dung chính của bài viết
- 1. Kho trung chuyển hàng hóa là gì?
- 2. Đặc điểm của kho trung chuyển hàng hóa
- 3. Vai trò của kho trung chuyển là gì?
- 4. Phân biệt kho trung chuyển và các loại kho hàng khác
- 5. Hàng hóa nhập kho trung chuyển như thế nào?
- 6. Một số khái niệm khác liên quan
- Cảng trung chuyển (Hub Port)
- Feeder Port
1. Kho trung chuyển hàng hóa là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm kho trung chuyển, bạn cần nắm được thông tin kho hàng là gì?
- Kho hàng là địa điểm tập trung, lưu trữ hàng hóa của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và lưu thông, buôn bán.
- Các sản phẩm lưu trữ trong kho thường là nguyên vật liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng tồn kho, hồ sơ tài liệu, hàng hóa bán buôn, máy móc, tài sản cá nhân,… tùy thuộc vào loại hình kinh doanh cũng như nhu cầu lưu trữ của chủ sở hữu, người thuê kho.
Vậy kho trung chuyển là gì?
- Thực tế chức năng của kho trung chuyển cũng tương tự như kho hàng. Tức kho trung chuyển cũng dùng để lưu trữ, quản lý hàng hóa, tài sản.
Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt như sau:
- Hàng hóa lưu tại kho thường mang tính tạm thời.
- Đồng thời, nằm trong giai đoạn chuyển giao hàng hóa giữa bên mua và bên bán.
- Thời gian “tạm thời” có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, vài tháng thậm chí lâu hơn.
Do đó, kho trung chuyển thường thuộc sở hữu và chịu sự quản lý của một bên thứ ba. Đơn vị này có trách nhiệm lưu trữ, phục vụ cho việc chuyển giao hàng hóa, tài sản trước khi chúng được phân phối đi nơi khác, hoặc chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác.
2. Đặc điểm của kho trung chuyển hàng hóa
- Vị trí thuận lợi: Là yêu cầu hàng đầu khi xây dựng kho trung chuyển hàng hóa. Ví dụ gần cảng, gần sân ga, gần sân bay, gần các tuyến đường lớn,… Xe tải và container có thể ra vào lấy hàng dễ dàng không bị cấm tải. Giúp cho việc phân phối, lưu thông hàng hóa được diễn ra nhanh chóng nhất có thể.
- An toàn chuyên nghiệp: Kho trung chuyển phải được đầu tư kiên cố, an toàn, chuyên nghiệp. Được trang bị đầy đủ các tiêu chuẩn như PCCC, camera an ninh, bảo vệ,… Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hóa lưu trữ tại kho.
- Hệ thống quản lý chặt chẽ: Được tiếp nhận hàng hóa của rất nhiều đơn vị khác nhau. Lượng hàng đa dạng, nhiều mẫu mã, chủng loại,… nên cần có hệ thống quản lý thật chuyên nghiệp và chuẩn xác.
- Mỗi đơn hàng có thể được chuyển giao qua nhiều kho từ lớn tới nhỏ, qua nhiều phương tiện vận chuyển trước khi tới tay người mua cuối cùng.
3. Vai trò của kho trung chuyển là gì?
Kho trung chuyển ngày càng được ưa chuộng bởi tính tiện dụng của chúng. Có thể tóm tắt vai trò ngắn gọn như sau:
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản. Bởi nhà sản xuất không cần mất thời gian, công sức lưu trữ và quản lý hàng. Nhà kho sẽ nhận các trách nhiệm này trước khi hàng được chuyển giao cho đơn vị khác.
Điều này giúp doanh nghiệp giảm được nhiều khoản chi phí như thuê nhân sự, quản lý xuất nhập hàng, các chi phí vận tải, chi phí chờ phát sinh tại cảng, thuê cont,…
- Là nơi tập kết hàng hóa tập trung tạm thời, giúp doanh nghiệp có đủ thời gian để làm các thủ tục cần thiết.
- Tạo không gian thuận lợi để doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát hàng hóa trước khi hàng được phân phối. Hạn chế tối đa tình trạng nhầm lẫn hoặc thất thoát.
4. Phân biệt kho trung chuyển và các loại kho hàng khác
Nếu dựa theo chuỗi phân phối, thì hiện nay trên thị trường có một số các dạng kho cụ thể như sau:
- Kho trung chuyển hàng hóa: Lưu trữ hàng tạm thời trong thời gian chờ đợi hàng phân phối, chuyển giao từ phương tiện này sang phương tiện khác. Các kho lớn thường tập trung ở các cảng biển lớn, sân bay. Trong khi kho nhỏ hơn sẽ có mặt tại các cung đường giao thông thuận lợi ở các địa phương.
- Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị: Nhà nước sẽ trực tiếp quản lý các kho hàng này. Mặt hàng trong kho thường mang yếu tố an ninh, tài sản nhà nước, hàng lương thực. Kho bố trí ở những khu vực an ninh và được canh phòng cẩn thận.
- Kho công nghiệp: Thường được xây dựng ở các khu công nghiệp lớn. Chuyên dùng để phục vụ hoạt động sản xuất, lưu trữ của các công ty, nhà máy, khu công nghiệp.
- Kho dịch vụ:
Thường cung cấp dịch vụ kho chung lưu trữ hàng hóa của các công ty lớn nhỏ, hàng hóa gia đình. Phục vụ lưu ngắn hạn hoặc dài hạn, lưu hàng nhỏ lẻ hoặc hàng số lượng lớn. Ngoài ra, còn có các tiện ích đi kèm: kiểm đếm, đóng gói, giao nhận, quản lý nhập xuất tồn.
- Kho vật liệu xây dựng, vật tư và nguyên liệu:
Chứa các mặt hàng có yếu tố cố định trong chuỗi phân phối. Các mặt hàng này cung cấp nguồn cho hoạt động sản xuất.
Thường được bố trí trong hoặc gần các khu công nghiệp.
- Kho phân phối:
Luôn trong trạng thái sẵn sàng phân phối tới các đơn vị nhận hàng. Kho thường phân bố đều trong thành phố, ở những khu vực có khoảng cách gần với các khu dân cư, khu vực công cộng,.. Tương đối giống với kho trung chuyển, nhưng nằm ở giai đoạn gần cuối của quá trình hoàn tất đơn hàng.
5. Hàng hóa nhập kho trung chuyển như thế nào?
Thông thường, các mặt hàng khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ được tiếp nhận tại các cảng, hoặc sân bay,… Tại đây, hàng chưa thể chuyển giao ngay cho đơn vị mua hàng. Các container hàng đương nhiên sẽ không thể để ở cảng quá lâu để tránh bị ùn ứ mà sẽ được chuyển tới các kho phù hợp tùy theo tính chất như kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho trung chuyển tại cảng để hoàn tất các thủ tục và chờ bàn giao.
Từ kho trung chuyển, hàng sẽ được phân phối lần lượt cho các chủ hàng. Sau đó, hàng hóa sẽ được chuyển đi tiêu thụ, hoặc cũng có thể tiếp tục chuyển tới kho trung chuyển nhỏ hơn để phân phối cho các khách hàng nhỏ lẻ ở các tỉnh, các địa phương.
6. Một số khái niệm khác liên quan
- Hàng hóa trung chuyển
Theo Khoản 8, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì hàng hóa trung chuyển được định nghĩa là hàng hóa được chuyển từ một nước xuất khẩu, qua cửa khẩu hải quan tới khu vực trung chuyển tại các cảng Việt Nam, rồi sau đó đích đến cuối cùng là nước nhập khẩu.
Cảng trung chuyển (Hub Port)
Cảng trung chuyển tập trung tiếng anh là Hub Port, là một thuật ngữ khá phổ biến. Dùng để chỉ cảng có quy mô lớn, chuyên nhận hàng từ rất nhiều cảng feeder nhỏ ở những khu vực xung quanh.
Hub Port bao gồm hệ thống nhiều cầu cảng, cẩu bờ và các kho bãi lưu hàng hóa. Hub Port có chức năng là nơi trung chuyển hàng hóa, kết nối hệ thống vận tải nội địa với tàu feeder.
Feeder Port
Feeder Port có quy mô nhỏ. Chức năng chính của Feeder port là đưa hàng lên các tàu feeder trước khi chúng chuyển sang Hub Port.
Kho trung chuyển là một bước quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Nếu bạn mong muốn tìm một kho hàng trung chuyển tại TP.HCM đáp ứng các yêu cầu như an ninh, giao thông thuận lợi, có bao gồm dịch vụ kiểm đếm và giao nhận, phân phối hàng hóa, SEC Warehouse hoàn toàn có thể đáp ứng cho bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể: 0901 86 87 86 – (028) 3776 0700.
=> Xem thêm: Bí quyết bảo quản hàng hóa trong kho cho doanh nghiệp
4.2/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Kho Liên Vùng Là Gì
-
Liên Kết Vùng - Những Vấn đề đặt Ra đối Với Quá Trình Tái Cấu Trúc ...
-
ĐIỀU PHỐI LIÊN VÙNG ĐẶNG THANH BẢO - NÂNG CAO DỊCH VỤ ...
-
Tuyển Nhân Viên Điều Phối Kho Liên Vùng - TopCV
-
Tuyển Chuyên Viên Điều Phối Kho Liên Vùng Thái Nguyên - TopCV
-
Bạn đã Biết, Chuyển Phát Nhanh Liên Tỉnh Là Gì? - Nhất Tín Logistics
-
Kho Ngoại Quan Là Gì? Những Quy định Về Kho Ngoại Quan
-
Kho Trung Chuyển Là Gì? - Cincoze
-
Viettel Post Công Bố Các địa điểm Hạn Chế Giao Hàng Do ảnh Hưởng ...
-
Dịch Vụ EMS Thương Mại điện Tử
-
EMS Hàng Hóa Nhanh
-
Tổng Quan Về Tổng Công Ty Bưu điện Việt Nam (vietnam Post)