Nhập Môn Về Câu ISO (Sưu Tầm) - Nhóm Câu Cá Kè Tiên Sa - Tapatalk

Search JoinLoginWe've updated our Privacy Policy and by continuing you're agreeing to the updated terms.OkNhóm câu cá Kè Tiên SaHOMENhóm câu cá Kè Tiên Sa

Ke Tien Sa Fishing Team

FORUMSDISCUSSIONSGALLERYMESSAGESNOTIFICATIONS

Nhập môn về câu ISO (Sưu tầm)

Moderator:anhnx

ShareShare with:Link:Copy linkSwitch to Print View - 12 posts
  • 1
  • 2
  • Next
TapatalkNhập môn về câu ISO (Sưu tầm)Nhập môn về câu ISO (Sưu tầm)1,559Điều hành Diễn đànanhnx1,559

Jan 12, 2011#12011-01-12T01:44+00:00

Tình hình là sau đợt giao lưu vừa rồi được tận mắt chứng kiến phương pháp câu ISO của Mr. Kim, em thấy cực kỳ hiệu quả nhưng phải nói là kỹ thuật này rất khó nắm bắt. Mấy ngày nay tranh thủ chẳng có việc gì nên lang lang trên mạng kiếm ít tài liệu. Tình cờ gặp một số tài liệu bên Hội quán bạn câu mà các bác bên ấy dịch, thấy hay quá nên Sharing cho anh em tham khảo. Bác nào biết rồi thì đừng ném đá em mà tội nhá. (Nguồn: www.Hoiquanbancau.vn)Còn gặp nhau thì hãy cứ vui. Chuyện đời như nước chảy hoa trôi. Lợi danh như bóng mây chìm nổi. Chỉ có tình thương để lại đời. (St)sonvan648Ban Trị sựsonvan648

Jan 13, 2011#22011-01-13T08:38+00:00

@Kè Tịch : Thanks về bài sưu tầm Kỹ thuật câu ISO. Nhưng mà đầu tư đồ nghề thì hơi ... chát đó, híc híc ! Không biết hồi nào sắm đủ giàn đồ nghề đó, chắc lúc đó hết cá rồi, keke ! Vui, Kè Trưởng.anhnx1,559Điều hành Diễn đànanhnx1,559

Jan 14, 2011#32011-01-14T02:23+00:00

:q21:  Làm gì phải đầu tư đầy đủ như vậy 1 lần hả bác? Bây giờ mình chỉ trang bị những thứ cần thiết nhất để câu được cái đã: Cần, phao, chì... những thứ phụ trợ khác thì lúc nào có điều kiện thì sắm chứ em nghĩ cũng không cần thiết phải mua đầy đủ đồ như vậy  :q41:

Oct 12, 2011#42011-10-12T07:32+00:00

Rảnh rỗi em tiếp tục sưu tầm một bài viết liên quan tới câu ISO tập hợp trong chuyên mục này để cả nhà tiện tham khảo. Các bài viết và hình ảnh tư liệu được lấy từ nguồn hanoifishing.com, cả nhà có thể qua bên đó tham khảo cũng được. 1. Kỹ thuật sử dụng phao câu ghềnh Cách câu từ lâu nay ở Việt Nam mình hay dùng là cách câu cá đi tìm mồi (quăng cục mồi xuống nước cá tìm thấy thì ăn),còn cách câu iso là mồi sẽ đi tìm cá (mồi câu sẽ bị cuốn theo dòng hải lưu) như các bạn đều biết trong dòng hải lưu luôn kéo theo những phiêu sinh vật sống dưới nước đồng thời những đàn cá nhỏ sẽ đi theo ăn phiêu sinh vật và những con cá lớn hơn sẽ ăn cá nhỏ cứ thế mà cá lớn nuốt cá bé…. Và trong đó có đàn cá tráp (hanh) thứ mà chúng ta muốn câu Sau đây là những thông số về phao câu kiểu iso : (gồm phao trên & phao dưới) Phao trên : (B) (2B) (3B) (4B) (5B) (6B) (0.8) (1.0) (1.5) (2.0) (3.0) Phao dưới (-B) (-2B) (-3B) (-4B) (-5B) (-6B) (-0.8) (-1.0) (-1.5) (-2.0) (-3.0) Mỗi số phao sẽ thích ứng với độ sâu của nước nơi mà ta sẽ câu : Phao số Độ sâu của nước # B 1.5 m hoặc cạn hơn # 2B 3.0 m # 3B 4.5 m # 4B 6.0 m # 5B (0.5) 7.5 m # 0.8 12 m # 1.0 15 m # 2.0 18 m Phao # B là mức khởi điểm đầu tiên Sức nổi của phao (Buoyancy of float) Phao B 2B 3B 4B 5B 6B 0.8 1.0 1.5 2.0 3.0 Gram 0.55 0.75 0.95 1.20 1.85 2.65 3.0 3.8 5.7 7.5 11.2 Chì số 0.2 0.3 0.4 0.5 0.8 1.0 1.5 2.0 Thông thường thì nếu khi ta dùng phao số (B) thì phao dưới sẽ là (-B) hoặc (4B) sẽ là (-4B).Nếu các bạn không dùng phao dưới thì các bạn có thể dung chì có trọng lượng như bảng nêu trên Điều quan trọng nữa là xả mồi & giữ đàn cá.Cá tráp (hanh) sống theo đàn vì thế khi câu dính cá điều đầu tiên là xả mồi xuống để giử đàn cá lại,sau đó dìu cá ra khỏi chổ xả mồi rồi mới kéo cá lên Hình ảnh set 1 đường câu ISO nước sâu (11m) do anh Đặng Hạnh cung cấp (Cái này có thể sử dụng ở kè chắn sóng) - Phao 1,0 + phao - 0,5 + cắn chì 3 B = chống gió + + nước sâu - Phao 0,5+ phao -2B +chì 1 B = gió yếu + + nước sâu - Phao 2B + chì 1 B = gió yếu + + nước nông Phao âm có - tác dụng: -Tăng khả năng neo phao chống trôi khi có dòng chảy,sóng ,gió - Thay đổi trọng lượng của phao dương khi câu ở nơi có dòng chảy hoặc cần ném xa... - Cố định mồi ở một khoảng cách nào đó so với mặt đáy (cách mặt đáy khoảng...cách mặt nước khoảng..do người câu set) >mồi được neo và bơi ngang trông thật và hấp dẫn hơn, và ít bị dòng nước đẩy trôi lên quá cao khỏi mức nước đã định. - Cách set phao và thông số quy chuẩn của size phao câu Tráp G8 = 0.07g G7 = 0.09g - G6 = 0.12g - G5 = 0.16g G7+G8 G4 = 0.2g  G7+G7 G3 = 0.25g G6+G6 1/2B = 0.27g G5+G6 G2=0.31g =G5+G5 G1= 0.4g = G4+G4 B =0.55g = G2+G3 2B= 0.75g= B+G4 3B= 0.95g= 2B+G4、B+G1 4B= 1.2g = G1×3、2B+G1 5B= 1.85g= 2B+B+B - 1.88g = 3B+3B 6B 2.65g = 3B+3B+2B - 3.0g   = 5B+4B - 3.75g  =5B+5B Thông số về Size S~30mm M~:30~40mm L ~:40~50mm LL~:50~55mm 3L~:55~60mm (Nguồn: hanoifishing.com)Còn gặp nhau thì hãy cứ vui. Chuyện đời như nước chảy hoa trôi. Lợi danh như bóng mây chìm nổi. Chỉ có tình thương để lại đời. (St)admin30Site Adminadmin30

Oct 12, 2011#52011-10-12T08:05+00:00

Oct 12, 2011#62011-10-12T08:16+00:00

Cá Tráp sợ ánh sáng mạnh nên sau mùa sinh sản từ trung tuần tháng 3 đến tháng đến 11 dương lịch hàng năm chúng sẽ di chuyển ra vùng nước sâu hơn khoảng từ 5>7m (khu vực đảo Cát bà )và thường trú ẩn ở (khách sạn có dòng hải lưu) được bảo vệ bởi những vật chìm,có nhiều hà, ghềnh đá hiểm trở,hoặc dưới chân vách đá cheo leo và đi săn mồi theo đàn chứ ko còn tách cặp như mùa sinh sản Từ những nghiên cứu này+ với các kỹ thuật chọn điểm câu ghềnh của các tay câu đi trước (Hàn,nhật) nhà cháu đưa ra một số phương pháp chọn điểm câu ghềnh sâu- ban ngày đã sưu tầm được Chú ý: Câu ghềnh sâu điều quan trọng nhất cần quan tâm là Hướng gió,và dòng hải lưu.... -Trước khi câu nên chọn một cao độ để quan sát các dòng nước và địa đáy để chọn điểm câu. -Mũi tên xanh chỉ hướng dòng hải lưu và sự lưu thông của các khối nước. -Mũi tên đỏ chỉ cung đường dịch chuyển của mồi câu . -Gạch chéo là điểm dính cá Thả câu ở giữa khối nước giật từ chân đá ra gặp dòng hải lưu Thả trôi theo mép đá Thả trôi mồi nơi hai dòng nước gặp nhau. Thả trôi theo dòng nước giật ở cạnh ngoài của mép ghềnh Chặn ở cưả vào các khe nước giật có đá ngầm sát bờ Chặn đuôi các dòng nước lưu thông giữa các khe đá lớn... Khi xả mồi những lần đầu tiên nên nén mồi xả thật chặt để mồi rơi chạm đáy trước khi bị sóng đánh rã và nén mồi nhẹ tay ở những lần sau để tạo ra những đám mây mồi sả để lôi cổ những con Tráp cứng đầu lên tầng nước trên.Như vậy các Ngư ông sẽ dễ dàng có nhiều cơ hội khống chế chúng hơn là khi chúng đang ở gần sát đáy. Nguồn: Đặng Hạnh - hanoifishing.comhnam_cc11Thành viên mớihnam_cc11

Dec 07, 2011#72011-12-07T07:33+00:00

anhnx:447 wrote:Tình hình là sau đợt giao lưu vừa rồi được tận mắt chứng kiến phương pháp câu ISO của Mr. Kim, em thấy cực kỳ hiệu quả nhưng phải nói là kỹ thuật này rất khó nắm bắt. Mấy ngày nay tranh thủ chẳng có việc gì nên lang lang trên mạng kiếm ít tài liệu. Tình cờ gặp một số tài liệu bên Hội quán bạn câu mà các bác bên ấy dịch, thấy hay quá nên Sharing cho anh em tham khảo. Bác nào biết rồi thì đừng ném đá em mà tội nhá. [img]http://gallery.myff.org/gallery/966602/p15.jpg[/imetg] (Nguồn: www.Hoiquanbancau.vn)
 Bài viết này rất hay và thú vị,các bác có thể cho nói cho mọi người biết thêm 1 số vấn đề nữa  về kỹ thuật câu được ko,như:  -Nếu ở đê chắn sóng thì khoảng cách từ mặt nước đến lưỡi câu là bao nhiêu -Mồi xả nên làm như thế nào -Tác dụng của phao âm là gì -Hướng của dỏng hải lưu có phải là hướng trôi của phao trên cùng ko,làm sao để xác định hướng của dòng hải lưu. Rất mong sự chỉ giáo của các bạn.anhnx1,559Điều hành Diễn đànanhnx1,559

Dec 07, 2011#82011-12-07T08:31+00:00

Bài viết này rất hay và thú vị,các bác có thể cho nói cho mọi người biết thêm 1 số vấn đề nữa  về kỹ thuật câu được ko,như: - Nếu ở đê chắn sóng thì khoảng cách từ mặt nước đến lưỡi câu là bao nhiêu - Mồi xả nên làm như thế nào - Tác dụng của phao âm là gì - Hướng của dỏng hải lưu có phải là hướng trôi của phao trên cùng ko,làm sao để xác định hướng của dòng hải lưu. Rất mong sự chỉ giáo của các bạn.
Đây là một số ý kiến riêng của tôi (nếu có chỗ nào không đúng xin mọi người bổ sung thêm) - Theo phương pháp của Mr. Kim hay câu thì con mồi được thả cách đáy từ 20-30cm (còn đáy là bao nhiêu m thì các bác tự đo nhá :q21: ) - Mồi xả công thức như sau: Mua 1 bịch mồi xả cá tráp của Hàn Quốc ở các tiệm đồ câu giá 75K (1,5kg) trộn với tép ươn hoặc mua cá ươn hoặc loại cá rẻ tiền về xay ra trộn với bột này theo tỷ lệ 1 bịch mồi xả trộn với 2-3kg cá hoặc tép. - Tác dụng của phao âm là đưa mồi xuống một độ sâu nhất định theo thiết kế của phao, theo tôi tham khảo thì cách câu này hơi khó và đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm. Thường xử dụng nơi cá hay bị câu, nước trong và cá nhát. - Hướng của dòng hải lưu theo tôi nghĩ và thực tế là hướng dòng chảy, nếu xả mồi thì xả trước điểm câu để mồi xả tới điểm cần câu. Đây là những ý kiến cá nhân, không dám múa rìu qua mắt thợ, mong các bác đừng ném đá  :q45:Còn gặp nhau thì hãy cứ vui. Chuyện đời như nước chảy hoa trôi. Lợi danh như bóng mây chìm nổi. Chỉ có tình thương để lại đời. (St)sonvan648Ban Trị sựsonvan648

Dec 09, 2011#92011-12-09T07:39+00:00

@Bạn hnam_cc : Mình thì chưa thực hành vụ câu Ái - dzồ này lần nào nhưng xem mấy bác Hàn Cuốc câu, ngồi hỏi chuyện thì được vài lần. Mình xin chia sẻ thế này : Nếu gọi nguyên cụm phao - chì - thẻo câu - lưởi là một modul thì các phao, chì nhằm mục đích giữ cho cả modul này nổi ổn định ở một tầng nước, hạn chế tác nhân cuốn trôi của dòng hải lưu (dòng chảy của nước biển), từ đó giúp cho con cá dễ tìm thấy con mồi hơn. Như bạn Xuân Anh đã nói thì khi xả mồi thì xả ở đầu dòng nước và thả câu ở sau vị trí xả mồi, còn thả cách bao xa thì tùy theo kinh nghiệm của cần thủ phán đoán mồi xả sẻ trôi đến đoạn nào, hehe. Ngay cả việc thăm dò độ sâu của điểm câu để set phao cũng là cả một vấn đề. Phải canh phao như thế nào để giữ con mồi nằm cách mặt đất 20 - 25 cm ?! Nói chung khá là khó. Quanh chân Kè Tiên Sa địa hình khá phức tạp nên việc thực hành câu ISO cũng không hề dễ dàng. Hôm nào rảnh gặp nhau giao lưu câu cá hoặc câu bia sẽ chia sẻ được nhiều hơn. Trong nhóm có Bác Hồng Hải đang là thành viên câu Ái - dzồ "cao tay" nhất, Bác í tóm cá hanh bằng kỹ thuật Ái - dzồ nhiều nhầt nhóm. Bạn gặp Bác í tham khảo thêm sẽ hay hơn. Chúc vui Thân."Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ - bóng chiều xa, Lòng quê dờn dợn - vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà..." VĂN THANH SƠN - Thành viên Kè Tiên Sa.honghai186Học câu cáhonghai186

Sep 07, 2012#102012-09-07T08:18+00:00

Cả nhà xem thêm nhé. http://tv.shimano.co.jp/movie/tv/daichang_57/Read more posts (2 remaining) 12 posts
  • 1
  • 2
  • Next
Share this topic with:ShareShare with:Link:Copy linkdonationsdonation Support Nhóm câu cá Kè Tiên Sa by making a donation. Donate Gold Points Display mode OriginalDark Font Size AaAaAaAa Back to topSQL time: 0.195s | PHP time: 0.190s | Total Time: 0.385s | SQL Queries: 25 | Cached: 0 | Peak Memory Usage: 5.29 MiBcronInformation × OKJoinInformation × YesNo

Choose Display Mode

OriginalDarkDONE

Từ khóa » Phao Chìm Iso