Nhật Bản - Nhà Cung Cấp ODA Hàng đầu Hỗ Trợ Phát Triển Giao Thông ...

Trang chủ VCCI Đối ngoại Kinh tế - Thị trường Xuất nhập khẩu Đầu tư Tài chính Doanh nghiệp Văn hóa - Du lịch Tiềm năng tỉnh/thành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam English Vietnam Business Forum – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-Đầu tư
  • VCCI
  • Đối ngoại
  • Kinh tế - Thị trường
  • Xuất nhập khẩu
  • Đầu tư
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Văn hóa - Du lịch
  • Tiềm năng tỉnh/thành
Danh mục

Đầu tư

Nhật bản - Nhà cung cấp ODA hàng đầu hỗ trợ phát triển giao thông Việt Nam

22:40:23 | 12/11/2018

Thời gian qua nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ đã đóng góp quan trọng đối với việc phát triển và thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông vận tải (GTVT) tại Việt Nam; trong đó Nhật Bản là nước đứng đầu về cung cấp nguồn vốn này. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ GTVT - ông Nguyễn Ngọc Đông đã có những chia sẻ xung quanh chủ đề này. Lê Hiền thực hiện. Ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ GTVT Ông đánh giá như thế nào về sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực GTVT để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khi mà trong các khoản vay mà JICA cam kết dành cho Việt Nam thì có đến 45% là dành cho lĩnh vực GTVT? Thời gian qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, lĩnh vực GTVT đã được đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 và đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế. Trong đó phải kể đến nguồn vốn ODA đối với việc phát triển và thay đổi diện mạo hạ tầng GTVT tại Việt Nam. Các dự án từ những trung tâm đô thị lớn đến vùng xa xôi, sau khi được đưa vào khai thác, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nhận được nhiều sự hỗ trợ, đóng góp của cộng đồng quốc tế trong việc phát triển kết cấu hạ tầng GTVT, trong đó Nhật Bản là nước đứng đầu về cung cấp nguồn vốn ODA cho phát triển hạ tầng GTVT của Việt Nam với 43% vốn ODA của Nhật dành cho lĩnh vực giao thông. Thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Chính phủ Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Bộ GTVT triển khai 52 dự án với số vốn là 10.801 triệu USD. Đến nay, 43 dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác, 9 dự án khác đang được triển khai. Các dự án do Nhật Bản tài trợ đều là các dự án quan trọng, có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, khi đưa vào khai thác sử dụng đã đảm bảo yêu cầu về chất lượng và phát huy hiệu quả. Nhiều công nghệ và thiết bị hiện đại tài trợ bằng nguồn vốn ODA sử dụng cho một số dự án quan trọng, quy mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và công nghệ cao đã tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển một số lĩnh vực thuộc ngành GTVT như: thiết kế, thi công, vận tải, quản lý dự án, hậu cần – logistics... Nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã được tập trung rất cao để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới hàng loạt các công trình quan trọng, quy mô lớn, có tính lan tỏa đối với nền kinh tế như cảng hàng không, cảng biển, cầu, hầm, đường bộ cao tốc... - những công trình có tính xúc tác không chỉ có tác dụng giải quyết các “điểm nghẽn” về hạ tầng và an toàn giao thông trước mắt mà còn là nền móng, cơ sở lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Có thể nói rằng, ODA Nhật Bản là một trong những cột trụ chính góp phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT ở Việt Nam và đóng góp thúc đẩy mối quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á ” đã được Chính phủ và nhân dân hai nước vun đắp suốt 45 năm qua. Hiện Nhật Bản là nước đứng đầu về cung cấp nguồn vốn ODA cũng như đầu tư tại Việt Nam, dấu ấn ODA của Nhật Bản trong các dự án giao thông của Việt Nam như thế nào, thưa ông? Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2017 đạt khoảng 30,217 tỷ USD. Đặc biệt, Nhật Bản đã vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài số một tại Việt Nam về đầu tư FDI với số vốn đầu tư 9,11 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn vào Việt Nam trong năm 2017. Hiện Nhật Bản cũng là nước đứng đầu về cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, tổng nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 2.000 tỷ yên, trong đó lĩnh vực giao thông chiếm tỷ lệ 43% (52 dự án với số vốn là 10.801 triệu USD). Đây là một con số ấn tượng phản ánh kết quả của quá trình hợp tác chặt chẽ mang tính chiến lược giữa hai quốc gia. Các công trình tiêu biểu với sự hỗ trợ quý báu từ Chính phủ và nhân dân Nhật Bản có thể kể đến như: hầm Hải Vân, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, đường vành đai 3 Hà Nội, Nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cảng Cái Mép - Thị Vải, cầu Nhật Tân, Nhà ga T2 Nội Bài, cảng Lạch Huyện... Những công trình trên, sau khi được hoàn thành và đưa vào khai thác đều là những công trình quan trọng, không chỉ giúp thay đổi diện mạo giao thông mà còn làm đẹp thêm hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, và luôn được nhân dân Việt Nam nhắc đến như một biểu tượng bền vững cho tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước, một câu chuyện về tình bạn đẹp đẽ giữa hai dân tộc. Đánh giá của ông về năng lực tổ chức cũng như thi công, hỗ trợ đào tạo của Nhật Bản trong các công trình trọng điểm của Việt Nam? Đâu là đề xuất ưu tiên hợp tác trong phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam thời gian tới? Trong thời gian qua, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ ngành GTVT tiến hành các hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu chiến lược, quy hoạch giao thông, nghiên cứu khả thi để chuẩn bị đầu tư cho các dự án vốn vay; nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, sổ tay quản lý. Ngoài ra, còn có các hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực quản lý ngành,... Thông qua việc tiếp nhận, quản lý và triển khai các dự án trọng điểm, có quy mô lớn, áp dụng công nghệ và vật liệu mới của ngành GTVT từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, đội ngũ cán bộ của Bộ GTVT, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu tư vấn và xây lắp trong nước được tiếp xúc, làm việc với các chuyên gia, tư vấn và nhà thầu quốc tế có trình độ cao; được tiếp cận, thực hành theo các quy trình, tiêu chuẩn, công nghệ tiên tiến của quốc tế; công tác tổ chức điều hành thi công xây lắp, đặc biệt là công tác tiếp nhận chuyển giao công nghệ thi công cầu, hầm có quy mô lớn, phức tạp,... như cầu Bãi Cháy, cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân, hầm Hải Vân, cảng Cái Lân, cảng Tiên Sa - Đã Nẵng, cảng Cái Mép - Thị Vải, Nhà ga hành khách quốc tế (HKQT) T2 sân bay Tân Sơn Nhất, Nhà ga HKQT T2 Nội Bài,... thông qua các hình thức liên danh, hiệp hội, thầu phụ cho các nhà thầu Nhật Bản để thực hiện các dự án trên. Đến nay, tư vấn và nhà thầu trong nước có đủ kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật để tự thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng giao thông lớn có công nghệ cao như cầu Rạch Miễu, cầu Bạch Đằng, hầm đèo Cả, hầm Cổ Mã, sân bay Đà Nẵng, Phú Quốc.... Trong thời gian tới, mặc dù nguồn ODA ưu đãi sẽ ngày một hạn hẹp do Việt Nam đã bước đầu trở thành nước có mức thu nhập trung bình, vốn ODA giảm dần trong khi nhu cầu đầu tư phát triển và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam vẫn rất lớn, nhiệm vụ chính của ngành GTVT là tập trung triển khai thực hiện các dự án trọng điểm có tác động mạnh tới phát triển kinh tế - xã hội, các dự án có mức độ ưu tiên cao. Trong bối cảnh hiệu suất của cả nền kinh tế còn thấp, tích lũy cho đầu tư phát triển của Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn thì nguồn vốn ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nói chung và Chính phủ Nhật Bản nói riêng có lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ tương đối dài vẫn là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam trong thời gian tới. Trong tương lai, Bộ GTVT sẽ tiếp tục đề xuất, báo cáo Chính phủ xem xét, kêu gọi Nhật Bản tài trợ nguồn vốn vay ODA ưu đãi nhằm triển khai một loạt các dự án quan trọng như: Dự án xây dựng hầm khu vực đèo Hải Vân tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, Dự án xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam... Đặc biệt hơn, Bộ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Nhật Bản như Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông & Du lịch, JICA, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam... để giới thiệu, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và các doanh nghiệp quốc tế nói chung quan tâm, tham gia triển khai những dự án quan trọng đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt chú trọng. Đó là các Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cảng Hàng không quốc tế Long Thành, mở rộng và nâng cấp cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất... Trân trọng cảm ơn ông!

Các tin khác

  • Vốn ODA Nhật Bản góp phần thay đổi diện mạo giao thông của Việt Nam (8/11/2018)
  • Lễ ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và Tổ hợp Chủ đầu tư Dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ 1 (7/11/2018)
  • Doanh nghiệp châu Âu tiếp tục lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam (6/11/2018)
  • Tạo môi trường lý tưởng cho nhà đầu tư (31/10/2018)
  • Lâm Đồng: Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư (31/10/2018)
  • Chuyển biến tích cực trong thu hút đầu tư vào Lâm Đồng (31/10/2018)
  • AFTA-AEC: Thiếu giải pháp để khai thác hiệu quả (25/10/2018)
  • Doanh nghiệp Việt với nhiều cơ hội đầu tư tại thị trường Nhật Bản (25/10/2018)
  • Đầu tư trọng điểm để giải quyết “lõi nghèo” hiệu quả (24/10/2018)
  • Cơ chế thu hút PPP chưa rõ ràng (23/10/2018)

Sự kiện sắp tới

Chương trình Bình chọn các tác phẩm báo chí viết về doanh nhân, doanh nghiệp và phát triển môi trường kinh doanh bền vững

01/07/2023 đến ngày 15/9/2024

VCCI

Tin Tỉnh/Thành phố

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt từ 7,5-7,8% VĨNH PHÚC:

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt từ 7,5-7,8%

Đắk Nông khẳng định tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp ĐẮK NÔNG:

Đắk Nông khẳng định tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp

Chủ tịch tỉnh Đắk Nông gửi thư chúc mừng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ĐẮK NÔNG:

Chủ tịch tỉnh Đắk Nông gửi thư chúc mừng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân

Đắk Nông kỳ vọng “cất cánh” từ quy hoạch mới và dự án cao tốc ĐẮK NÔNG:

Đắk Nông kỳ vọng “cất cánh” từ quy hoạch mới và dự án cao tốc

Khánh Hòa: Cam kết tạo cơ chế tốt nhất để đón  “đại bàng” về làm tổ KHÁNH HOÀ :

Khánh Hòa: Cam kết tạo cơ chế tốt nhất để đón “đại bàng” về làm tổ

  • VCCI
  • Đối ngoại
  • Kinh tế - Thị trường
  • Xuất nhập khẩu
  • Đầu tư
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Văn hóa - Du lịch
  • Tiềm năng tỉnh/thành
Danh mục
  • Liên hệ

Giấy phép số: 258/GP-TTĐT ngày 04/08/2017. Bản quyền © 2009 thuộc Vietnam Business Forum - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Chịu trách nhiệm: Ông Phạm Thế Nam Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Tel: +84-24-35743985 / 35743063; Fax: +84-24-35743985. Email: vbf@vcci.com.vn ; vbfhanoi@gmail.com

Xây dựng bởi CSB JSC., 793

Từ khóa » đầu Tư Oda Của Nhật Bản Vào Việt Nam