Nhất Ngôn Ký Xuất, Tứ Mã Nan Truy Tiếng Trung
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính Show
- Giải thích ý nghĩa tứ mã nan truy
- Một số cụm từ kết hợp cùng “Tứ mã nan truy”
- Cách dùng của thành ngữ “Tứ mã nan truy”
- Video liên quan
Tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ tứ mã nan truy
Nếu là một mọt phim kiếm hiệp, chắc chắn bạn đã từng thấy những vị hiệp khách trong phim nói rằng “Tứ mã nan truy” đúng không nào? Vậy có bao giờ bạn thắc mắc câu nói tứ mã nan truy nghĩa là gì, và vì sao lại có cách nói như vậy chưa? Nếu bạn vẫn chưa tìm được câu trả lời thì đừng lo, Tiếng Trung Ánh Dương sẽ giúp bạn qua bài học tiếng Trung ngày hôm nay nhé
Hữu xạ tự nhiên hươngHữu duyên thiên lý năng tương ngộCao sơn lưu thủy
Giải thích ý nghĩa tứ mã nan truy
Tiếng Trung: 驷马难追 / Sìmǎ nán zhuīVề ý mặt chữ, câu thành ngữ này có thể hiểu như sau:
- 驷马: còn nhiều tranh cãi quanh việc giả thích hai từ này, có người giải thích rằng 驷马 xe tứ mã, xe bốn ngựa kéo, thường là xe ngựa chiến, một số lại cho rằng đấy là một giống ngựa ở Tứ Xuyên nổi danh chạy rất nhanh. - 难: khó, khó khăn- 追: truy đuổi, đuổi theo
Như vậy, thành ngữ “Tứ mã nan truy” theo nghĩa đen là chỉ một sự vật, sự việc gì đó mà cho dù xe bốn ngựa kéo cũng khó lòng đuổi theo. Về nghĩa bóng, thành ngữ này ám chỉ một lời đã nói ra thì không thể thu lại được, nhất định phải giữ lời.
Bạn đang xem: Tứ mã nan truy là gì
Câu thành ngữ này bắt nguồn từ cuốn sách Luận Ngữ do Khổng Tử và những đệ tử của mình biên soạn. Là một trong Tứ Thư (bao gồm Luận Ngữ, Đại Học, Mạnh Tử và Trung Dung), Luận Ngữ là cuốn sách ghi chép lại những lời dạy, bài học của thầy Khổng Tử, truyền lại cho đời sau.
Trong Luận Ngữ có đoạn:棘子成曰:“君子质而已矣,何以文为?”子贡曰:“惜乎,夫子之说君子也,驷不及舌!文犹质也,质犹文也”
Cúc Tử Thành viết: “Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?” Tử Cống viết: “Tích hồ! Phu tử chi thuyết quân tử dã. Tứ bất cập thiệt. Văn do chất dã, chất do văn dã”.
Xem thêm: Khi Nào Cần Phải Truyền Nước Biển Là Gì ? Truyền Nước Biển Là Gì
Dịch: Cúc Tử Thành (một đại phu nước Vệ) bảo: “Người quân tử chỉ cái chất tốt là đủ, cần chi tới văn?”. Tử Cống nói: “Tiếc thay ngài luận về quân tử (lầm lẫn) như vậy. Một lời thốt ra, bốn ngựa đuổi không kịp. Văn cũng như chất, chất cũng như văn (quan trọng như nhau). (Nghĩa là chất (da) mà không có văn (lông) thì kém giá trị)
Từ đó, có thể thấy đây là quan điểm về chữ Tín của người xưa, nhất là đối với quân tử. “Quân tử nhất ngôn”, lời nói của quân tử đã nói ra thì “Tứ mã nan truy”. Nếu đã nói ra một lời thì phải giữ lời, trước sau như một, ấy mới là người quân tử.
Ngày nay, thành ngữ này không còn mang nặng yếu tố Quân tử - Tiểu nhân như trước. “Tứ mã nan truy” nhắc nhở chúng ta một lời đã nói ra thì không thể thay đổi được, vì thế phải giữ lời, nói được làm được.
Một số cụm từ kết hợp cùng “Tứ mã nan truy”
1. 一言既出 驷马难追 / Yī yán jì chū,sì mǎ nán zhuī(Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy: Một lời nói ra bốn ngựa khó theo, một lời nói ra như bát cháo hoa đổ xuống đất)
2. 君子一言 驷马难追 / Jūnzǐ yī yán sìmǎ nán zhuī(Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy: Quân tử chỉ nói một lời, lời đã nói ra thì không thể thu lại)
Cách dùng của thành ngữ “Tứ mã nan truy”
Tương tự các thành ngữ khác, “Tứ mã nan truy” có thể là vị ngữ, thành phần phụ. Ví dụ:
- 大丈夫一言既出,驷马难追 / Dàzhàngfū yī yán jìchū, sìmǎ nán zhuī(Đại trượng phu nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy)
- 你可得做一个一言既出,驷马难追的君子 / Nǐ kě dé zuò yīgè yī yán jìchū, sìmǎ nán zhuī de jūnzǐ(Con phải làm một người quân tử nói lời phải giữ lấy lời)
- 这话出自于你的口,一言既出,驷马难追,你可要说话算数 / Zhè huà chūzì yú nǐ de kǒu, yī yán jìchū, sìmǎ nán zhuī, nǐ kě yào shuōhuà suànshù(Lời này cậu đã nói ra thì phải giữ lời đấy, nhất ngôn cửu đỉnh tứ mã nan truy)
- 咱们是君子一言,驷马难追,订好的条约就要遵守 / Zánmen shì jūnzǐ yī yán, sìmǎ nán zhuī, dìng hǎo de tiáoyuē jiù yào zūnshǒu(Chúng ta quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy, phải tuân thủ hiệp ước đã định)
- 咱们君子一言,驷马难追,明天早上在南门不见不散 / Zánmen jūnzǐ yī yán, sìmǎ nán zhuī, míngtiān zǎoshang zài nán mén bùjiàn bú sàn(Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy, ngày mai gặp nhau ở cổng phía Nam, không gặp không về nhé)
Nền văn hóa hàng ngàn năm của Trung Hoa quả thật không đơn giản phải không nào? Đằng sau mỗi thành ngữ tưởng chừng đơn giản lại là những câu chuyện phức tạp. Hy vọng bài viết ngày hôm nay đã đem đến cho bạn những tri thức thật hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ Tiếng Trung Ánh Dương nhé! Chúc bạn học tốt!
Hôm nay các bạn hãy cùng Tiếng Trung Dương Châu khám phá ý nghĩa của câu nói thường xuất hiện trong những bộ phim cổ trang “quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” nhé
Tiếng Trung: 君 子 一 言
Phiên âm: jūn zǐ yì yán
Dịch nghĩa: Quân tử nhất ngôn
Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu “Quân tử” là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (tử) có tinh thần, khí chất cao minh, đức độ như Vua (Quân là Vua). Quan niệm về quân tử nói chung còn rất nhiều nhưng cơ bản là như vậy. Nhất ngôn là 1 lời, tức là nếu anh nói ra 1 lời thì phải giữ lời, phải chính xác, phải trước sau như một. Còn ngược lại mà ăn nói 2 lời, ăn ở 2 lòng, lèm bèm, dèm pha thì gọi là kẻ tiểu nhân. Ai hay lèm bèm, suy bụng ta ra bụng người (theo nghĩa xấu) thì hay bị coi là “Lấy lòng kẻ tiểu nhân để đo lòng người quân tử”. Nhưng ai không làm được chữ Tín hoặc không tán thành quan điểm trên thì hay nói lái đi rằng “Quân tử nói đi (tức là nói 1 lời) là quân tử dại, quân tử nói lại (tức là nói 2 lời) là quân tử khôn”.
Trong sách “Luận ngữ”, Khổng Tử có đưa ra dấu hiệu nhận biết “kẻ quân tử”. Lời người quân tử nói ra có sức nặng như núi Thái Sơn. Có câu: “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” (quân tử nói một lời, bốn ngựa khó đuổi). Chính là nói một lời khi đã phát ra thì không thể thu lại, cũng ý rằng, lời nói của người quân tử rất uy tín, không dễ đổi thay.
Như ta đã biết được chính trong xã hội phong kiến thì “quân tử” là từ được dùng để chỉ những người biết cách đối nhân xử thế. Chỉ những người có học vấn và còn do mang nặng tư tưởng của Khổng Tử mà “quân tử” ở đây dường như là để chỉ là những người đàn ông, phụ nữ không được nhắc đến và “không xứng” khi được gọi như vậy. Vì quan niệm Quân tử do Khổng Tử đề xuất vào thời phong kiến trọng nam khinh nữ nên Quân tử không dành để chỉ người phụ nữ, nhưng thực tế cho đến nay có lẽ quan niệm này đã thay đổi. “Nhất ngôn” đó chính là một lời không thay đổi. Do vậy, ta có thể hiểu tổng thể câu tục ngữ này có nghĩa đó chính là một người tử tế, một người có cư xử đúng mực thì nói lời là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải là để hứa suông. Chúng ta không nên nghĩ rằng : lời nói gió bay. Lời nói gió bay là chỉ không có bằng chứng, cãi lý trước tòa. Còn giữa hai người với nhau, hoặc với đám đông, nếu chỉ cần 1 lời nói không hợp tình, hợp lý hoặc xúc phạm nhau thì sẽ bị dư luận lên án, đối phương ghét bỏ mà không cần tòa nào xử cả. Vì thế mới có câu “Lời nói đọi máu”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”…
Tam cương ngũ thường
“Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” đây là một câu thành ngữ để chỉ rằng:
Đối với người quân tử là những người có hành vi khoáng đạt, nói là làm, thường giúp những người khó khăn, người yếu thế hơn mình. Người quân tử khi gặp những chuyện bất bình thì sẵn sàng ra tay giúp đỡ.
Có những khi việc giúp đỡ người khác có thể làm cho họ khó khăn, nhiều khi ảnh hưởng đến bản thân nhưng họ vẫn sẵn sàng ra tay cứu giúp, không nề hà, không so đo về bản thân mình….
Đó là tính cách của người quân tử. Vì thế những người quân tử đã nói thì lời nói của họ nặng tựa thái sơn, họ rất trọng lời nói, trọng lời hứa. Khi họ đã nói thì họ sẽ làm. Chứ không phải như kẻ tiểu nhân, đầu lưỡi thì ngọt ngào nhưng đằng sau đó là tìm cách hại người hoặc chỉ hứa suông không bao giờ thực hiện.
Vì thế người quân tử đã nói thì lời nói của họ là một, khi đã quyết định thì họ không bao giờ thay đổi quyết định của mình mặc cho quyết định ấy nhiều khi phải thiệt cho bản thân, nhiều khi còn hại đến tính mạng. Cho nên mới có câu “Quân tử nhất ngôn”
Lời nói đã phát ra không bao giờ thay đổi, vì thế tứ mã nan truy là vế giải thích cho tính cách khí khái của người quân tử. Trước đây ông cha chúng ta đi lại tất cả đều bằng ngựa do vậy con ngựa là biểu tượng, là hình tượng cho sức mạnh, cho sự di chuyển nhanh. Khi lời nói của người quân tử đã phát ra thì cho dù có dùng tới 4 con ngựa cũng khó truy đuổi là thế.
Nói tóm lại câu này dùng để diễn tả tính cách của người quân tử, đã nói là làm, đã quyết định là không bao giờ thay đổi, họ sống luôn luôn có chính kiến của mình
Khác với kẻ tiểu nhân luôn tìm cách nịnh hót, làm được lòng người trên, lừa dối người dưới mình
1. Tiếng Trung: 一言既出 驷马难追
Phiên âm: Yī yán jì chū,sì mǎ nán zhuī Dịch nghĩa: Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy (Một lời nói ra bốn ngựa khó theo, một lời nói ra như bát cháo hoa đổ xuống đất)
2. Tiếng Trung: 君子一言 驷马难追
Phiên âm: Jūnzǐ yī yán sìmǎ nán zhuī Dịch nghĩa: Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy (Quân tử chỉ nói một lời, lời đã nói ra thì không thể thu lại)
Đào sâu hơn từng lớp nghĩa của câu chữ Hán với ” Bí kíp chinh phục 69 cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cho người mới ” nhé. Tham khảo ngay TẠI ĐÂY
– Tiếng Trung: 大丈夫一言既出,驷马难追
Phiên âm: Dàzhàngfū yī yán jìchū, sìmǎ nán zhuī Dịch nghĩa: Đại trượng phu nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy
– Tiếng Trung: 你可得做一个一言既出,驷马难追的君子
Phiên âm: Nǐ kě dé zuò yīgè yī yán jìchū, sìmǎ nán zhuī de jūnzǐ Dịch nghĩa: Con phải làm một người quân tử nói lời phải giữ lấy lời
– Tiếng Trung: 这话出自于你的口,一言既出,驷马难追,你可要说话算数
Phiên âm: Zhè huà chūzì yú nǐ de kǒu, yī yán jìchū, sìmǎ nán zhuī, nǐ kě yào shuōhuà suànshù Dịch nghĩa: Lời này cậu đã nói ra thì phải giữ lời đấy, nhất ngôn cửu đỉnh tứ mã nan truy
– Tiếng Trung: 咱们是君子一言,驷马难追,订好的条约就要遵守
Phiên âm: Zánmen shì jūnzǐ yī yán, sìmǎ nán zhuī, dìng hǎo de tiáoyuē jiù yào zūnshǒu Dịch nghĩa: Chúng ta quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy, phải tuân thủ hiệp ước đã định
– Tiếng Trung: 咱们君子一言,驷马难追,明天早上在南门不见不散
Phiên âm: Zánmen jūnzǐ yī yán, sìmǎ nán zhuī, míngtiān zǎoshang zài nán mén bùjiàn bú sàn Dịch nghĩa: Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy, ngày mai gặp nhau ở cổng phía Nam, không gặp không về nhé
➥ Tổng hợp các thành ngữ tiếng Trung thường dùng
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : tầng 4 – số 25 – ngõ 68 Cầu Giấy
Từ khóa » Nhất Ngôn Cửu đỉnh Tứ Mã Nan Truy Tiếng Trung
-
Học Tiếng Trung Qua Thành Ngữ Tứ Mã Nan Truy
-
[Thành Ngữ Tiếng Trung] Quân Tử Nhất Ngôn, Tứ Mã Nan Truy
-
Tứ Mã Nan Truy Là Gì? Tìm Hiểu ý Nghĩa Thành Ngữ Tứ Mã Nan Truy
-
Tra Cứu Danh Ngôn Quân Tử Nhất Ngôn Tứ Mã Nan Truy 2022
-
Nhất Ngôn Cửu đỉnh Tứ Mã Nan Truy Là Gì - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Nhất Ngôn Cửu đỉnh, Tứ Mã Nan Truy - I'm The Story I Was Telling
-
9 Câu Thành Ngữ Hay ý... - Dạy Tiếng Trung Quốc Trực Tuyến
-
Nhất Ngôn Cửu đỉnh - Chỉ Dùng Lời Nói đẩy Lùi Vạn Quân
-
Tứ Mã Nan Truy Là Gì? Hiểu Thế Nào Cho đúng? - BkViet
-
"Nhất Ngôn Cửu định, Tứ Mã Nan Truy" Nghĩa Là Gì? - VQUIX.COM
-
Tứ Mã Nan Truy Là Gì - Nhất Ngôn Cửu Đỉnh ...
-
QUÂN TỬ NHẤT NGÔN TỨ MÃ NAN TRUY
-
Nhất Ngôn Vì đỉnh Là Gì