Nhật Thực Và Nguyệt Thực Khác Nhau Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng tự nhiên vô cùng thú vị của vũ trụ. Mỗi năm có rất nhiều lần hiện tượng nhật thực và nguyệt thực xảy ra. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đâu là nguyệt thực, đâu là nhật thực và sự khác biệt giữa hai hiện tượng này là gì? Trong bài này, hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h chúng tôi tìm hiểu xem nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào nhé.
Mục lục
- Thời điểm xảy ra hiện tượng nguyệt thực và nhật thực?
- Nguyệt thực và nhật thực có những loại nào?
- 1. Phân loại nhật thực
- 2. Phân loại nguyệt thực
- Số lần xuất hiện nguyệt thực và nhật thực trong năm
Thời điểm xảy ra hiện tượng nguyệt thực và nhật thực?
Nhật thực và nguyệt thực là hai hiện tượng thiên văn xảy ra khi trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên cùng một mặt phẳng và thẳng hàng với nhau. Tuy nhiên, vị trí của mặt trăng, mặt trời và trái đất sẽ có sự thay đổi thứ tự nên mới tạo ra hai hiện tượng thú vị trên. Vậy khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực?
- Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất cùng nằm trên một mặt phẳng, thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng với nhau. Lúc này, Mặt trăng sẽ nằm ở giữa Trái đất và Mặt trời. Vì nằm ở giữa nên Mặt trăng sẽ che phủ toàn bộ hoặc một phần ánh sáng của Mặt trời chiếu lên Trái đất, dẫn đến hiện tượng trời tối giữa ban ngày (còn gọi là nhật thực).
- Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất nằm trong một mặt phẳng đồng thời thẳng hàng với nhau. Tuy nhiên lúc này, vị trí của trái đất và mặt trăng được hoán đổi cho nhau. Tức là trái đất nằm ở giữa mặt trời và mặt trăng. Mặt trăng không có khả năng tự phát sáng nữa. Chúng ta có thể nhìn thấy mặt trăng là nhờ ánh sáng của mặt trời chiếu lên. Chính vì vậy nên khi trái đất nằm giữa sẽ che khuất hoàn toàn ánh sáng của mặt trời chiếu lên mặt trăng từ đó xuất hiện hiện tượng nguyệt thực (dân gian còn gọi là hiện tượng gấu ăn mặt trăng).
Nguyệt thực và nhật thực có những loại nào?
Nguyệt thực và nhật thực được phân thành nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào vị trí của mặt trời, mặt trăng và trái đất khi cùng nằm trên một đường thẳng (có thể là trùng nhau, lệch sang trái hoặc lệch sang phải).
1. Phân loại nhật thực
- Nhật thực toàn phần: Khi mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng với nhau. Đồng thời mặt trăng ở gần trái đất nên che phủ hoàn toàn mặt trời.
- Nhật thực một phần: Khi mặt trăng, mặt trời và trái đất không hoàn toàn thẳng hàng với nhau. Lúc này mặt trăng chỉ có thể che khuất một phần mặt trời.
- Nhật thực hình khuyên: Khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm thẳng hàng với nhau nhưng do mặt vị trí của mặt trăng khá xa trái đất nên không thể che khuất được hết mặt trời mà chỉ tạo ra hình tròn màu đen ở giữa.
2. Phân loại nguyệt thực
- Nguyệt thực toàn phần (hay còn gọi là hiện tượng “mặt trăng máu”): Xảy ra khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm thẳng hàng nhau. Ánh sáng của mặt trời vốn có rất nhiều màu. Tuy nhiên chỉ có duy nhất màu đỏ có thể xuyên qua khí quyển của trái đất và chiếu đến mặt trăng. Chính vì vậy lúc này mặt trăng sẽ có màu đỏ và được gọi là mặt trăng máu.
- Nguyệt thực một phần: Xảy ra khi mặt trăng, trái đất và mặt trời không nằm thẳng hàng nhau. Lúc này trái đất chỉ che phủ một phần của mặt trăng, phần còn lại vẫn được mặt trời chiếu sáng.
Số lần xuất hiện nguyệt thực và nhật thực trong năm
Hiện tượng nhật thực thường sẽ xảy ra ít nhất 2 lần và nhiều nhất là 5 lần trong một năm. Trong khi đó, nguyệt thực chỉ xảy ra khoảng 1 đến 2 lần trong năm, trong vòng 5 năm sẽ có 1 năm không xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Lịch sử thiên văn học Thế giới ghi nhận chưa có năm nào xảy ra 8 lần nhật thực và nguyệt thực.
Nguyệt thực ít khi xuất hiện nhưng lại dễ dàng quan sát hơn vì có một nửa trên Trái Đất có thể nhìn thấy nguyệt thực. Trong khi đó nhật thực chỉ xảy ra ở một phạm vi hẹp nên rất hiếm khi được nhìn thấy hiện tượng này. Thậm chí có những nơi trên Trái Đất đến 200 tới 300 năm mới được nhìn thấy hiện tượng nhật thực toàn phần.
Trên đây là những thông tin về nguyệt thực và nhật thực mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết sự khác nhau giữa nhật thực, nguyệt thực là gì và những vấn đề liên quan đến hai hiện tượng thiên văn đầy thú vị này. Xin cảm ơn các bạn đã xem bài viết!
Tham khảo thêm:
Tại sao lại xảy ra hiện tượng nguyệt thực?
Vì sao Mặt Trời và các ngôi sao có thể phát sáng?
Những điều thú vị về Nhật thực có thể bạn chưa biết
Từ khóa » Khi Nào Xảy Ra Nhật Thực Toàn Phần
-
Nhật Thực Toàn Phần Dài Nhất Thế Kỷ
-
Khi Nào Xảy Ra Hiện Tượng Nhật Thực Toàn Phần
-
Khi Nào Xảy Ra Hiện Tượng Nhật Thực Toàn Phần? - TopLoigiai
-
Nhật Thực – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sắp Có Nhật Thực Toàn Phần Cuối Cùng Của Năm 2021 - Báo Lao Động
-
Hiện Tượng Nhật Thực Diễn Ra Khi Nào? - Báo Lao động
-
Nhật Thực Là Gì? Nhật Thực Diễn Ra Khi Nào?
-
Giải Thích Hiện Tượng Nhật Thực Nguyệt Thực Vật Lý 7 Dễ Hiểu - Monkey
-
Nhật Thực Toàn Phần Phủ Bóng Tối Lên Nam Cực - Báo Tuổi Trẻ
-
Khi Có Hiện Tượng Nhật Thực Toàn Phần Xảy Ra, Ta Thấy:
-
[Giải Thích] Nhật Thực Là Gì? Hiện Tượng Nhật Thực Xảy Ra Khi Nào?
-
Khi Nào Xảy Ra Hiện Tượng Nhật Thực Toàn Phần? - Hoc24
-
Nhật Thực Toàn Phần Duy Nhất Trong Năm 2021 - VnExpress
-
Nhật Thực Xảy Ra Khi Nào? Chiêm Ngưỡng Hiện Tượng Thiên Văn Kỳ Thú