Nhậu đêm Mùa Euro, Ghẹ Sữa Om Lá Lốt Mời Chồng - VietNamNet

Từ giữa tháng 6, chị Mai Linh ở Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai Hà Nội bắt đầu rao bán ghẹ sữa. Chị Mai Linh bán ghẹ sữa đã 5 năm nay. Món ăn này lúc nào cũng hút khách bởi ghẹ sữa vị dễ ăn, dễ chế biến, được hội chị em nội trợ rất thích.

“Quê mình vùng biển, từ nhỏ đã quen ăn ghẹ sữa. Nhưng mấy năm gần đây, ghẹ sữa mới được rao bán nhiều trên chợ mạng cũng như chợ dân sinh. Hiện mình sinh sống ở Hà Nội, vì bản thân đang bán hàng online nên tới mùa ghẹ mình tranh thủ nhờ người nhà chuyển ghẹ ra ngoài này để bán kết hợp với các mặt hàng khác", chị Linh. nói.

Theo chị, mùa ghẹ sữa rơi đúng vào ba tháng hè, mọi người thường mua về nấu canh hoặc nấu riêu có vị giống cua đồng, ngọt thanh, không tanh. Đặc biệt hơn, ghẹ sữa nhiều gạch, chế biến được nhiều món hơn cua nên các bà nội trợ rất thích.

{keywords}{keywords}

Chị M.L. cho hay, khi vào chính mùa, ngư dân đánh bắt được nhiều nên giá ghẹ sữa cũng mềm hơn giá cua đồng. Chung với giá thị trường, chị M.L rao bán ghẹ sữa chưa xay trên trang cá nhân với giá 60.000 đồng/kg, ghẹ sữa xay rồi giá 70.000 đồng/kg.

“Với những khách đã quen ăn ghẹ sữa, tới mùa thấy mình rao bán họ thường đặt khá nhiều, có người mua liền lúc cả yến về để chế biến các món khác nhau như nấu riêu, nấu canh, rang muối, rang mắm tỏi, tẩm bột, cả người lớn và trẻ con đều thích”, chị M.L. cho biết.

Tiểu thương này chia sẻ, mọi năm chị không chỉ bán lẻ mà còn đổ buôn ghẹ sữa cho nhà hàng, quán ăn. Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên từ đầu mùa chị chủ yếu bán cho khách lẻ là chính.

Trung bình mỗi ngày, chị chốt khoảng 35 đến 40 đơn, tương đương với khoảng 50kg ghẹ sữa. Những ngày nắng nóng cao điểm như đợt giữa tháng 6 vừa rồi, khách mua ghẹ về nấu riêu nhiều, có ngày chị bán được 70kg. Trừ mọi chi phí, ngày này bù ngày khác, trung bình mỗi ngày chị M.L. thu về khoảng 400.000 đồng tiền lời chỉ riêng từ nguồn bán ghẹ.

{keywords}
Món ghẹ sữa có thể chế biến được nhiều món ngon

Theo tiểu thương này, để nhận biết được ghẹ sữa có tươi hay không cứ quan sát vào càng của ghẹ. Càng lớn của ghẹ sữa có màu xanh thì ghẹ đó là tươi, mu ghẹ dày, ghẹ sẽ nhiều thịt, lọc nhiều gạch hơn.

Là bà nội trợ thích ghẹ sữa, chị Thanh Ngân ở Hoàng Mai, Hà Nội kể: “Mình thích vị ghẹ sữa hơn cua bởi ghẹ sữa là hoàn toàn tự nhiên, sạch, nhiều gạch, không tanh. Cua thường là cua nuôi, ăn tanh nên mình không thích.

Đặc biệt, hai đứa con mình đều nghiện ăn món ghẹ sữa tẩm bột chiên giòn, mỗi lần mẹ làm là chúng ngồi ăn hết bay cả đĩa. Còn chồng mình lại thích ghẹ om lá lốt để nhấm bia. Mùa bóng này đêm nào có trận mình lại làm một đĩa to để vợ chồng vừa ngồi ăn vừa xem bóng, tuyệt vô cùng”.

Cùng chuộng ghẹ sữa, bà Hòa ở Hà Đông nói: “Sinh ra, lớn lên ở miền quê biển, từ bé tôi đã quen với các món từ ghẹ sữa. Giờ nghỉ hưu, có thời gian nhàn rỗi, mấy con tôi đều đã lập gia đình ở riêng nên cứ tới mùa ghẹ sữa tôi lại mua 5-6kg về xay sẵn, chia thành từng túi nhỏ vừa ăn để gửi các con ăn trong tuần. Hết tôi lại làm tiếp”.

Thu Giang  

Cua ghẹ Việt Nam sang Trung Quốc tăng gần 4 lần

Cua ghẹ Việt Nam sang Trung Quốc tăng gần 4 lần

Nếu 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cua ghẹ lớn thứ 4 của Việt Nam, thì năm nay, đây trở thành kênh tiêu thụ lớn nhất. 

Từ khóa » Ghẹ Sữa Rang Lá Lốt