Nhau (rau) Bong Non: Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Nhau thai bong non là trạng thái xảy ra khi nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung. Một tên khác cho hiện tượng này là ‘abruptio placentae’.
Nhau thai là nguồn sống chính của trẻ, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, và nếu nhau thai không bám chặt vào thành tử cung, sẽ dẫn đến sự gián đoạn việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Cùng tìm hiểu các thông btin cần biết về nhau bong non nhé các mẹ.
Tham khảo: Nhau tiền đạo
Nhau thai bong non có phổ biến không?
Dưới 1% thai phụ rơi vào tình trạng nhau bong non, cũng có thể nói là hiếm khi xảy ra. Nhìn chung,nhau bong non xảy ra liên quan đến những nhân tố nguy hiểm khác, tuy nhiên đa số có thể phòng tránh bằng việc siêu âm thai, và khám thai định kì kết hợp với lối sống lành mạnh.
>>> Xem thêm bài viết:
- Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ
Nguy hiểm của nhau bong non
Nguyên nhân của nhau bong non không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, có một số nhân tố nguy hiểm làm tăng nguy cơ xảy ra:
- Những người có tiền sử bong nhau non, nguy cơ tái phát càng tăng lên.
- Những người nghiện thuốc lá và sử dụng ma túy
- Tiêu thụ một lượng lớn rượu trong khi mang thai. Quá 14 lyrượu mỗi tuần trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bong nhau non.
- Tăng huyết áp- có thể là cao huyết áp khi mang thai (PIH) hoặc tăng huyết áp mãn tính.
- Dinh dưỡng kém. (Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu)
- Những phụ nữ sinh nhiều con, nguy cơ sẽ tăng lên.
- Phụ nữ trên 35 tuổi.
- Những phụ nữ có chứng rối loạn máu như đông máu và có xu hướng chảy máu.
- Chấn thương vùng bụng như một tai nạn xe cộ, té ngã hoặc bị đấm. Phụ nữ bị đánh và chấn thương thông qua bạo lực gia đình có nguy cơ hơn.
- Các phụ nữ bị u xơ tử cung hoặc một số hình thức bất thường của tử cung.
- Nếu bị vỡ màng ối non. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu nước ối mất nhanh và đột ngột. Điều này có thể xảy ra trong quá trình sinh theo ngả âm đạo sau khi sinh đôi lần đầu tiên.
- Đối với bà mẹ mang đa thai như mang thai đôi, sinh ba hoặc sinh tư.
- Trẻ có dây rốn quá ngắn sẽ làm rủi ro bong nhau non tăng lên.
Các triệu chứng của nhau bong non
Quá trình nhau bong non luôn gây nên sự xuất huyết dù rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể thấy được. Sự xuất huyết có thể không thấy do máu bị tụ lại giữa nhau thai và tử cung. Lượng máu tụ này sẽ tràn ra ngoài khắp trên nhau, vào tử cung và đi ra đường âm đạo.
Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương (2010), nhau bong non thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ với các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:
- Xuất huyết âm đạo: là triệu chứng gặp nhiều nhất là (59,8%), mặc dù có một số thai phụ bị nhau bong non thể ẩn sẽ không có bất cứ sự xuất huyết âm đạo nào.
- Đau bụng (28,6%)
- Tăng trương lực cơ bản (21%), gò cường tính (11%)
- Nước ối lẫn máu (41%): nếu nhau bong non thể ẩn, khối máu tũ sau nhau được che lấp cả cực trên và dưới nên máu cục bị giam cầm, không chảy ra ngoài được và nước ối vẫn trong.
- Siêu âm có máu tụ sau nhau chiếm 46,0%. Sự chênh lệch này rất khác nhau tùy kể nó chứng tỏ các máy móc, kinh nghiệm của người làm siêu âm. Do đó, không thấy máu tụ thì cũng không loại trừ hoàn toàn nhau bong non.
- Thai suy hay mất tim thai (18%). Các trường hợp nhau bong non thể nặng thường sẽ diễn biến nhanh chóng, dẫn tới gián đoạn tuần hoàn nhau- thai tối khẩn cấp. Hậu quả cuối cùng là thai thiếu oxy nhanh. Tim thai nhanh chóng chuyển thành nhịp chậm kéo dài và khả năng cứu bé mà không để lại di chứng về sau được tính bằng phút.
Việc chẩn đoán sớm, xử trí sớm sẽ hạn chế được rất nhiều tai biến cho mẹ và thai. Việc này tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm lâm sàng của các bác sỹ và chuyên gia y tế.
3 tháng cuối dễ bị nhau bong non
- Xuất huyết âm đạo, mặc dù 20% phụ nữ bị nhau bong non sẽ không có bất cứ sự xuất huyết âm đạo thật tõ ràng.
- Đau bụng khi mang thai hoặc đau lưng khi mang thai.
- Sự nhạy cảm ở trong và xung quanh tử cung.
- Sự co thắt tử cung mà không liên quan đến sự chuyển dạ. Có những khoảng nghỉ giữa các cơn co thắt, với một cơn co thắt đến ngay sau cơn khác.
Các biến chứng của nhau bong non
Nếu người mẹ chỉ bong cục bộ hay một vùng nhỏ thì hầu như không có biến chứng. Miễn là sự lưu thông máu đến thai nhi không bị ảnh hưởng thì sẽ không có sự nguy điểm đối với mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bị bong nhiều và mất một lượng máu đáng kể thì việc điều trị cấp cứu là cần thiết.
Các biến chứng khác
- Sinh non với nhiều rủi ro của việc sinh thiếu tháng.
- Sốc do người mẹ mất nhiều máu.
- Thiếu oxy cho trẻ, dẫn đến bại não và tử vong. Thật không may rằng trong trường hợp nhau bong non xảy ra, khoảng 15% trẻ sơ sinh sẽ tử vong. (Tham khảo: Chu sinh là gì)
- Thi thoảng, việc cắt bỏ tử cung là cần thiết nếu không thể kiểm soát việc mất máu sau khi sinh.
Làm thế nào chẩn đoán nhau bong non?
- Dựa vào những dấu hiệu lâm sàng,bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh sẽ kiểm tra và chẩn đoán cho người mẹ.
- Siêu âm vùng bụng và âm đạo nơi mà nhau thai bị biến dạng tại thành tử cung. Mặc dù vậy, cần nhớ rằng không phải tất cả các trường hợp nhau bong non đều được nhìn thấy qua siêu âm. Kiểm tra để biết được số lần đông máu của người mẹ và khi có nghi ngờ về sự bất thường.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:
Nhau bong non (NBN) là một tai biến của sản khoa. Chẩn đoán nhau bong non tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, đối với thể trung bình và thể nặng sẽ chẩn đoán dễ hơn nhưng các biến chứng lại khó lường hơn. Còn với thể ẩn thì phần lớn được chẩn đoán nhờ hồi cứu sau sanh hay mổ do có cục máu sau nhau. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán sớm được từ các thể bệnh của nhau bong non sẽ giúp hạn chế được rất nhiều biến chứng như tử vong mẹ và thai.
Cách điều trị nhau bong non
Việc điều trị thường dựa trên cơ sở tình trạng ổn định sức khỏe của người mẹ và gia tăng khối lượng máu của người mẹ.Các cách kiểm soát cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí tách nhau thai.
Một khi nhau thai đã bắt đầu tách ra, sẽ không có phương pháp điều trị cụ thể. Bạn chỉ ngăn chặn nó không tách xa hơn và không thể nào nối nó lại.
- Nghỉ ngơi, theo dõi các dấu hiệu quan trọng và quan sát chung miễn là người mẹ và thai nhi ổn định.
- Truyền dịch tĩnh mạch.
- Theo dõi bào thai.
- Nếu em bé cần phải được sinh sớm, thuốc steroid có thể được tiêm cho người mẹ để hỗ trợ tốc độ trưởng thành phổi của trẻ.
- Người mẹ có thể được giục sinh qua đường âm đạo.
- Một ca mổ lấy thai được thực hiện nếu nhau bong thai ở tình trang nghiêm trọng và thai nhi đủ trưởng thành.
Hy vọng bài viết trên của Huggies đã giúp mẹ bầu hiểu hơn về các dấu hiệu nhận biết về tình trạng nhau bong non. Và bố mẹ cũng đừng quên để chào đón đứa con thân yêu, hãy tham khảo thêm các loại tã dán sơ sinh của Huggies. Thương hiệu tã bỉm Huggies đã được Bác sĩ Nhi Khoa đánh giá là sản phẩm chất lượng với khả năng thấm hút tốt, an toàn và dịu nhẹ cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh.
Từ khóa » Chẩn đoán Nhau Bong Non
-
Rau Bong Non - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhau Bong Non: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bài Giảng Nhau Bong Non - Health Việt Nam
-
NHAU BONG NON
-
Những điều Sản Phụ Cần Biết Về Chăm Sóc Và điều Trị Nhau Bong Non
-
NHAU BỌNG NON - SlideShare
-
RAU BONG NON
-
Rau Bong Non: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
[PDF] NHAU BONG NON - Bệnh Viện Thanh Vũ
-
Nhau Bong Non - Thai Kỳ - Hello Bacsi
-
Nhau Bong Non: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Hướng Xử Trí
-
Bài Giảng Rau Bong Non - Dieutri.Vn
-
Mổ Cấp Cứu Thành Công Sản Phụ Bị Nhau Bong Non
-
[PDF] NHẬN XÉT VỀ CHẨN ĐOÁN RAU BONG NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ ...