Nhau Thai Bám Mặt Sau Có Tốt Không? Vị Trí Nhau Thai Nguy Hiểm
Có thể bạn quan tâm
Nhau thai là gì?
Nhau thai là bộ phận vô cùng quan trọng nối thành tử cung của mẹ với thai nhi qua dây rốn. Chính nhờ nó mà những dưỡng chất từ mẹ mới có thể đi đến thai nhi và đồng thời thực hiện vai trò trao đổi khí và thải chất thải ra ngoài.
Nhau thai có màu đỏ, hình tròn và nặng tới 0,9 kg. Nó được hình thành ngay khi trứng vừa thụ tinh. Khi trứng được thụ tinh sẽ chia ra làm 2 nhóm: 1 nhóm thành nhau thai và 1 nhóm thành em bé.
Sau khi sinh em bé, bộ phận nhau thai này sẽ được đưa ra ngoài và không cần dùng đến. Tuy nhiên với sự nghiên cứu của các chuyên gia, nhau thai có thể được sử dụng như một vị thuốc bổ. Chính vì vậy nhiều mẹ cũng như các bệnh viện giữ lại bộ phận này mà không vội vứt ngay.
Nhau thai là huyết mạch giữa mẹ và bé, nhau thai bám mặt sau có tốt không
Ngoài ra, nhau thai còn có chức năng ngăn chặn sự rụng trứng trong suốt quá trình mang thai. Hay nói cách khác, mẹ sẽ không thể rụng trứng khi mang thai nhờ bộ phận nhau thai này. Nhau thai cũng giúp mẹ có sữa sau khi bé yêu chào đời.
Nhau thai chính là sợi dây huyết mạch liên kết giữa mẹ và bé. Từ việc lấy dinh dưỡng ở máu của mẹ để nuôi bào thai đến hoạt động đẩy các chất thải ra ngoài, nhau thai đã làm rất tốt.
Nhau thai cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thậm chí cả tính mạng của mẹ và bé nếu ở vị trí khác thường. Vậy nhau thai bám mặt sau có tốt không?
Nhau thai bám mặt sau có tốt không?
Đang thời gian bầu bí, chắc hẳn nhiều chị em thường gặp câu hỏi "Nhau thai bám mặt trước hay sau vậy?". Nhiều mẹ thấy trong phiếu khám thai có ghi chú nhau thai bám mặt sau nên vô cùng lo lắng vì không hiểu mặt sau mặt trước khác nhau như thế nào, và liệu hiện tượng nhau thai bám mặt sau có tốt không. Trước hết, mẹ cần hiểu rằng nhau thai sẽ bám vào 4 vị trí thông thường sau đây:
– Nhau bám trên tử cung
– Nhau bám bên phải hoặc trái tử cung
– Nhau bám mặt trước (Trước thành tử cung. Trường hợp nhau bám mặt trước thì sẽ có khả năng mẹ bắt buộc phải sinh mổ)
– Nhau bám mặt sau (Sau thành tử cung)
Nhau thai sau và nhau thai trước
Như vậy, nhau thai bám sau là vị trí hoàn toàn bình thường và mẹ không cần lo lắng. Tốt nhất khi biết mình mang thai, mẹ nên đi khám thường xuyên để xác định vị trí nhau thai và điều trị kịp thời nếu có điều lạ xảy ra. Những mẹ bầu nhau thai bám mặt sau thường cảm nhận được bé máy sớm hơn những mẹ bầu nhau thai bám mặt trước. Theo mẹo nuôi con dân gian các cụ để lại, nhau bám mặt trước thì em bé sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng hơn.
Các vị trí nhau thai nguy hiểm cần lưu ý
Các mẹ đã biết được nhau thai bám mặt sau có tốt không, nhưng có những vị trí nhau thai mẹ cần đặc biệt chú ý, nếu gặp phải trường hợp này hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
1. Nhau thai bám thấp
– Hiện tượng: Nhau thai bám thấp là trường hợp bào thai cư trú dưới tử cung.
– Nguyên nhân: Nhau thai bám thấp xảy ra do mẹ bị dị dạng tử cụng hoặc đã từng hút thai, nạo thai trước đó. Nhiều người cho rằng nhau thai bám thấp chính là nhau tiền đạo. Tuy nhiên không phải như vậy, nhau thai bám thấp chỉ là một phần của nhau tiền đạo mà thôi.
– Nguy cơ đối với nhau thai bám thấp: Nhau thai bám thấp khiến cho thai nhi khó ra ngoài khi mẹ chuyển dạ. Mẹ sẽ bị mất máu và nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong. Với những mẹ rơi vào trường hợp nhau thai bám thấp, tỉ lệ sinh non cũng như sẩy thai khá lớn.
– Biện pháp: Thời gian đầu mẹ nên thường xuyên đi khám và đến khoảng 3, 4 tháng thì nên nằm viện để tiện theo dõi và xử lý khi có chuyển biến khác thường.
2. Nhau cài răng lược
– Hiện tượng: Hiện tượng nhau cài răng lược là bánh nhau ăn vào tử cung. Nhau cài răng lược thì sau khi sinh em bé, nhau thai không thể tự bong tróc được. Điều này khiến mẹ vô cùng đau đớn.
– Nguyên nhân: Không có nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến hiện tượng nhau cài răng lược. Mà có thể do trước đó mẹ đã từng mổ hoặc bị nhau tiền đạo.
Mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên để chẩn đoán kịp thời
– Nguy cơ xảy ra: Khi không may gặp hiện tượng nhau cài răng lược, mẹ rất có khả năng sinh con cũng như gặp nhiều biến chứng. Thậm chí mẹ có thể dễ bị xuất huyết nếu như lâm vào tình trạng nhau cài răng lược khi tách nhau ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ.
– Biện pháp: Đối với hiện tượng nhau cài răng lược, mẹ cũng nên đi thăm khám thường xuyên và nhập viện ngay nếu bác sĩ yêu cầu để tiện theo dõi.
3. Nhau tiền đạo
Mặc dù nhau tiền đạo là hiện tượng ít người gặp phải tuy nhiên nó lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả tính mạng của cả mẹ và bé.
– Hiện tượng: Nhau tiền đạo thì bánh nhau nằm ngay cổ tử cung, cản lỗi ra của thai nhi. Trong khi thông thường nhau sẽ bám ở đáy tử cung.
– Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhau tiền đạo như phụ nữ đã từng nạo phá thai, trên 30 tuổi, hay mang thai đôi, thai ba, hoặc mẹ thường xuyên phải ở trong môi trường có khói thuốc lá. Và thậm chí do chính sự phát triển không bình thường của thai nhi.
Tìm hiểu nhau thai bám mặt sau có tốt không
– Nguy cơ: Nhau tiền đạo gây ảnh hưởng rất lớn đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu có nguy cơ bị xuất huyết âm đạo, chảy máu trong 3 tháng cuối của thai kì, khi sinh, rối loạn đông máu, tử vọng. Thai nhi dễ bị sinh non, mắc các bệnh dị tật bẩm sinh.
– Biện pháp: Mẹ nên hoạt động nhẹ nhàng, tránh những hoạt động mạnh và kích thích đến việc co thắt tử cung. Tốt nhất, nếu phát hiện thấy có hiện tượng nhau tiền đạo, mẹ nên nhập viện ngay lập tức để tránh xảy ra hậu quả khó lường.
Như vậy, nhau thai bám mặt sau có tốt không mẹ đã có câu trả lời, các mẹ không cần lo lắng mà chỉ phải dưỡng thai, ăn uống hợp lý và tập thể dục đầy đủ. Ngoài ra bài viết cũng cấp những thông tin hữu ích về các vị trí nhau thai khác để mẹ hiểu hơn.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Tìm kiếm liên quan
nhau thai bám mặt sau có tốt không
nhau thai bam mat sau co tot khong
Từ khóa » đáy Thân Tử Cung Mặt Sau
-
Mẹ Bầu Bị Nhau Bám Mặt Sau Là Sao? - Vinmec
-
Nhau Thai Bám Mặt Sau Có Tốt Không Và Những điều Mẹ Cần Biết
-
Nhau Bám Thấp Mặt Sau Có Gây ảnh Hưởng đến Thai Kỳ? | TCI Hospital
-
Nhau Bám Mặt Sau Là Tình Trạng Gì? Có Nguy Hiểm Hay Không?
-
Cách Bảo Vệ Nhau Thai Vô Cùng Quan Trọng Mẹ Cần Biết - Medlatec
-
Nhau Thai Bám Mặt Trước Mẹ Sinh Thường được Không?
-
Nhau Tiền đạo: Phân Loại, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán
-
Nhau Thai Bám Thấp: Dấu Hiệu, Nguy Cơ Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Nhau Thai Bám Thấp, Bạn Biết Gì Về Hiện Tượng Này?
-
Nhau Bám Mặt Sau Nhóm 1 - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Chào Bác Sĩ! Em Mang Thai được 16 Tuần, 2 Lần Khám Trước Kết Luận ...
-
Siêu âm Khảo Sát Vị Trí Nhau Thai - Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Hiện Tượng Nhau Tiền đạo - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Những Nguy Hiểm Của Nhau Bám Thấp
-
Tử Cung Nằm ở đâu? Những Thay đổi Diệu Kỳ Của Tử Cung Khi Mang ...
-
Nhau Bám Mép Cổ Tử Cung - Báo Tuổi Trẻ