Nhện Khổng Lồ Xâm Chiếm Bang ở Mỹ | Con Người Và Thiên Nhiên

Hàng triệu con nhện khổng lồ đang xâm chiếm Bắc Georgia (Mỹ) với mạng nhện dày tới 3m, khiến cư dân khiếp sợ.

Nhện Joro là một loài xâm lấn có nguồn gốc từ Đông Á. Ảnh: Đại học Georgia

Live Science ngày 5.11 đưa tin, các mái hiên, đường dây điện, hộp thư và vườn rau trên hơn 25 hạt thuộc bang Georgia đã bị mạng nhện dày đặc hình bánh xe của nhện Joro bao phủ. Loài nhện này có màu vàng tươi, tên khoa học là Trichonephila clavata và là một loài xâm lấn có nguồn gốc Đông Á.

Năm 2014, con nhện đầu tiên, dài 7,6cm, được phát hiện cách Atlanta 128km về phía đông bắc, theo Rick Hoebeke – người phát hiện ra con nhện.

Kể từ đó, số lượng và phạm vi xuất hiện của loài nhện này mở rộng đều đặn trên toàn tiểu bang, nhưng người dân và các nhà nghiên cứu đã không chuẩn bị gì để đối phó với số lượng nhện khổng lồ mà họ phải đối mặt trong năm nay.

Nọc độc của nhện không gây hại đến con người. Ảnh: Đại học Georgia

Will Hudson – một nhà côn trùng học tại Đại học Georgia – cho hay, hiên nhà của anh đã bị “phong tỏa” với lớp mạng nhện dày 3m. Hudson tuyên bố đã giết hơn 300 con nhện.

“Năm ngoái, có hàng chục con nhện và chúng bắt đầu gây phiền toái khi tôi làm công việc ngoài sân. Năm nay, có đến hàng trăm con và chúng khiến nơi này trở nên ma quái với một đống mạng nhện”, Hudson nói.

Nhện Joro phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với mạng nhện hình tròn và đối xứng, Joro được xếp vào nhóm nhện được gọi là “thợ dệt quả cầu”. Mặc dù có nọc độc, nhưng chúng chỉ sử dụng nọc độc để làm tê liệt con mồi mắc trong mạng. Nọc độc không đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người, chó hoặc mèo, trừ khi bị dị ứng. Mặc dù nhện có thể cắn nếu bị đe dọa, nhưng vết cắn của chúng thường không đủ mạnh để làm đứt da.

Các chuyên gia tin rằng, loài nhện này có thể lan rộng hơn nữa sang các bang khác có khí hậu tương tự. Nhện cái có thể đẻ những túi trứng chứa ít nhất 400 con.

Nguồn: Nguyễn Hạnh/Báo Lao động

Bài liên quan:

  1. Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
  2. Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
  3. Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ
  4. Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang
  5. Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam
  6. Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand
  7. Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời”
  8. Quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Bất cập và khuyến nghị
  9. Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất
  10. Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam

Từ khóa » Hình Con Nhện Khổng Lồ