Nhét Tỏi Vào Tai: Một Biện Pháp điều Trị Viêm Tai Giữa - Thuốc Dân Tộc

8:44 | 11/08

Bệnh viêm tai giữa có lây không?

9:35 | 09/08

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không hay phải chữa trị?

11:13 | 26/03

Viêm tai giữa thanh dịch: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

11:18 | 16/03

2 cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản không ngờ

10:35 | 11/03

Nhét tỏi vào tai: Một biện pháp điều trị viêm tai giữa

9:55 | 11/03

5 bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y nhiều người tin dùng

2:52 | 11/03

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ ít ai biết

10:06 | 11/03

Khám và chữa viêm tai giữa ở đâu tốt tại TPHCM và Hà Nội?

3:23 | 11/03

Điều trị viêm tai giữa trong bao lâu thì khỏi bệnh?

9:05 | 11/03

Bật mí cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Nhét tỏi vào tai: Một biện pháp điều trị viêm tai giữa Nguyễn Anh Thư 12:00 - 11/03/2023

Đánh giá bài viết

4.6/5 - (18 bình chọn)

đặt tỏi trị viêm tai giữa

Nhét tỏi vào tai: Một biện pháp điều trị viêm tai giữa

Nhét tỏi vào tai: Một biện pháp điều trị viêm tai giữa

Đặt lịch

Điều trị viêm tai giữa bằng cách nhét tỏi vào tai là một phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Nắm được cách thực hiện cũng như những lưu ý đi kèm sẽ giúp bệnh nhân có thêm lựa chọn trong việc khắc phục viêm tai giữa.

Viêm tai giữa (còn gọi là nhiễm trùng tai giữa) là từ dùng để chỉ tình trạng các bộ phận của tai giữa bị tổn thương, thường là do sự tấn công của vi khuẩn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là trẻ nhỏ. Theo đó, viêm tai giữa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng điếc vĩnh viễn.

đặt tỏi trị viêm tai giữa
Điều trị viêm tai giữa bằng tỏi là một biện pháp được nhiều người biết đến.

I- Vì sao dùng tỏi có thể chữa được bệnh viêm tai giữa?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra tỏi (garlic) có khả năng chữa một số bệnh ở người. Loại củ này có vị cay đặc trưng, có công dụng tăng cường sức khỏe cũng như điều trị các bệnh viêm xoang, viêm họng, nhiễm trùng và đau tai.

Các lợi ích về mặt y khoa của tỏi bao gồm: đặc tính kháng khuẩn, chống lại sự tấn công của virus và kháng nấm. Tỏi còn có thể chống viêm và xoa dịu cơn đau rất hiệu quả. Với giá thành thấp, dễ trồng và dễ bảo quản, tỏi trở thành một loại thảo dược được nhiều người biết đến.

Một cuộc nghiên cứu trên 103 trẻ đang bị viêm tai giữa đã cho thấy, thuốc nhỏ tai có thành phần chính từ tỏi (cùng một số thảo dược khác) tỏ ra rất công hiệu trong việc kiểm soát các cơn đau.

II- Hướng dẫn các cách điều trị viêm tai giữa bằng tỏi

Thường xuyên ăn một lượng tỏi vừa phải sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Khi bị viêm tai giữa, bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục với củ tỏi như sau.

1- Dùng dầu tỏi

Bạn có thể dễ dàng tìm mua dầu tỏi ở các cửa hàng bách hóa, siêu thị hoặc tự làm dầu tỏi – olive tại nhà theo hướng dẫn dưới đây.

Đun tỏi bằng dầu olive sẽ tăng mạnh khả năng trị bệnh của tỏi, vì dầu olive cũng có tính sát khuẩn rất cao.

+ Nguyên vật liệu cần chuẩn bị

  • 1 củ tỏi (đã bóc vỏ).
  • 2-4 muỗng canh dầu olive.
  • 1 chiếc chảo nhỏ
  • 1 lọ thủy tinh nhỏ có nắp đậy.
  • Bộ lọc.

+ Các bước thực hiện

  • Khử trùng tất cả vật liệu bằng cách ngâm vào nước sôi trong 10 phút.
  • Rửa sạch tỏi và bóc vỏ.
  • Nghiền nát tỏi trong cối, sau đó cho dầu olive và tỏi vào chảo.
  • Làm nóng dầu với lửa vừa, đun tỏi cho đến khi có mùi thơm.
  • Tắt bếp, để nguội hỗn hợp và đổ dầu tỏi vào lọ thủy tinh, đậy lại.
  • Bảo quản dầu tỏi trong ngăn mát tủ lạnh.
trị viêm tai giữa bằng tỏi
Bệnh nhân có thể dùng dầu tỏi hoặc tỏi miếng để đặt vào tai.

+ Cách sử dụng dầu tỏi để điều trị viêm tai giữa

Sau khi đã có dầu tỏi nguyên chất, đặt người bệnh nằm nghiêng và hướng tai đang bị đau lên phía trên. Tiếp theo, nhỏ 2-3 giọt dầu tỏi (ấm) vào tai rồi nhẹ nhàng đặt bông gòn lên tai, ngăn dầu chảy ra ngoài. Giữ nguyên tư thế người bệnh trong ít nhất 10 phút.

Một cách nữa, bạn có thể ngâm miếng bông gòn sạch ngập trong dầu tỏi, sau đó đặt ngay trên ống tai để dầu từ từ chảy vào. Thực hiện hàng ngày để bệnh mau được cải thiện nhưng lưu ý cứ sau 3 ngày, bạn sẽ phải thay dầu tỏi mới.

2- Nhét tép tỏi vào tai

Phương pháp này chỉ được khuyến cáo dùng cho người trưởng thành, không nên dùng cho trẻ em để tránh trường hợp tỏi bị đẩy vào tai trẻ quá sâu. Đây là một cách điều trị viêm tai giữa hết sức đơn giản trong thực hiện nhưng mức độ hiệu quả thì không thua kém gì so với khi dùng dầu tỏi.

+ Nguyên vật liệu cần có:

  • Vài tép tỏi tươi đã được bóc vỏ và rửa sạch.
  • Băng gạc, khăn mềm.
  • Nước ấm.

+ Các bước thực hiện: 

  • Bỏ phần cuống và rễ của tỏi, rửa sạch trong nước muối loãng.
  • Cắt một đầu của tỏi và bọc trong miếng gạc ấm.
  • Đưa mặt cắt vào trong ống tai, dùng tay giữ miếng tỏi để đảm bảo không bị tuột.
  • Lưu ý, không đẩy tỏi vào quá sâu.
  • Có thể đặt một chiếc khăn ấm lên trên vành tai để giảm đau.

XEM THÊM: Bị viêm tai giữa nên ăn và kiêng gì giúp bệnh nhanh khỏi?

III- Những lưu ý khi dùng tỏi để chữa viêm tai giữa

Mặc dù tỏi mang lại hiệu quả kháng khuẩn rất tốt, nhưng trong một số trường hợp thì cả 2 phương pháp dùng dầu tỏi và nhét tỏi vào tai sẽ gây ra rủi ro nhất định. Vì vậy, để có kết quả tốt hãy lưu ý một số vấn đề sau:

biện pháp đặt tỏi trị viêm tai giữa
Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định đặt tỏi vào tai.
  • Đối với da nhạy cảm thì sẽ rất có nguy cơ kích ứng da hoặc bỏng (tương đương với bỏng hóa chất) khi đặt tỏi lên da. Bạn nên thử tỏi/ dầu tỏi lên một phần nhỏ ở cánh tay (mặt trong) để có thể kiểm tra xem làn da của mình có nhạy cảm với tỏi hay không.
  • Nếu cảm thấy ngứa râm ran, nóng rát, vùng tai khó chịu và chuyển sang màu đỏ thì hãy rửa sạch bằng nước cùng xà phòng dịu nhẹ, đồng thời ngưng nhét tỏi vào.
  • Tuyệt đối không sử dụng tỏi hoặc dầu tỏi để chữa viêm tai giữa trong trường hợp màng nhĩ đã bị rách.

Trong hầu hết trường hợp, tỏi khá an toàn để trị viêm tai giữa. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần ngừng phương pháp này lại và liên hệ với bác sĩ ngay sau đó:

  • Cảm giác đau tai kéo dài.
  • Có chảy một ít máu tươi kèm với dịch mủ.
  • Trên da xuất hiện những ban màu đỏ.

Nhét tỏi vào tai là một biện pháp để điều trị viêm tai giữa khá hiệu quả, dễ thực hiện. Tuy nhiên, tỏi có thể sẽ khiến cho tình trạng tệ hơn nếu bạn không áp dụng đúng cách. Tốt nhất, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Tai – mũi – họng để được tư vấn, ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì tham vấn y khoa hay lời khuyên về điều trị.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

  • Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ không phải ai cũng biết
  • Xông hương chữa viêm tai giữa có an toàn không?

Đánh giá bài viết

4.6/5 - (18 bình chọn)

Cập nhật lúc: 10:35 AM , 20/06/2024

Chia sẻ

Tin liên quan

2 cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản không ngờ

Với những người bị viêm tai giữa ở mức độ nhẹ thì chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà là đã có thể khỏi bệnh. Chẳng...

Khám và chữa viêm tai giữa ở đâu tốt tại TPHCM và Hà Nội?

Điều trị viêm tai giữa cần tuân thủ theo đúng phác đồ từ bác sĩ

Điều trị viêm tai giữa trong bao lâu thì khỏi bệnh?

Bật mí cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Bật mí cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Lá mơ lông được biết đến là một loại gia vị khá quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhưng...

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể gây giảm thính lực

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là một dạng của viêm tai giữa cấp tính. Bệnh có thể làm...

Bệnh viêm tai giữa để lại nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa khi nào phải mổ, hết bao nhiêu tiền?

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bệnh khá dễ điều trị, tuy...

Điều trị viêm tai giữa cần tuân thủ theo đúng phác đồ từ bác sĩ

Điều trị viêm tai giữa trong bao lâu thì khỏi bệnh?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa gây viêm và tích tụ chất lỏng ở phía sau...

Tìm hiểu nguyên nhân khiến viêm tai giữa tái phát nhiều lần và cách phòng bệnh

Viêm tai giữa tái phát nhiều lần do đâu? Cách phòng ngừa

Viêm tai giữa là căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Nếu được chữa trị sớm, bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

  • 0
  • Liên hệ nhanh
  • 0 Hỏi đáp
  • Chia sẻ
Ẩn
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Zalo
[ads_sidebar]

Chuyên gia tư vấn

Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khám

Tổng đài tư vấn bệnh học

Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôi

Hotline tư vấn

Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 Gọi

Từ khóa » Công Dụng Nhét Tỏi Vào Tai