Nhiễm ấu Trùng Sán Lợn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị, Phòng ...

Ấu trùng sán lợn (1) (còn gọi là nang sán lợn, Cysticercus cellulosae) xuất hiện phổ biến ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Với nền kinh tế chính là trồng trọt và chăn nuôi, việc nuôi gia súc theo hình thức thả rông tại nhiều gia đình ở Việt Nam chưa đảm bảo khâu xử lý vệ sinh, cùng với thói quen chế biến thức ăn chưa nấu chín, ý thức vệ sinh cá nhân kém… là những nguyên nhân khiến nhiều người nhiễm ấu trùng sán lợn.

Nhiễm ấu trùng sán lợn

Ấu trùng sán lợn là gì?

Bệnh ấu trùng sán lợn là bệnh thuộc loại nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi trứng và ấu trùng của sán dây lợn. Ấu trùng sán dây lợn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lợn gạo ở người. Hơn nữa, khi đi vào cơ thể, ấu trùng này còn gây ra những mối nguy về sức khỏe khác cho con người tại các bộ phận mà nó trú ngụ. (2)

1. Cơ chế xâm nhập

Ấu trùng sán dây lợn xâm nhập vào cơ thể con người thông qua hai cơ chế bao gồm:

  • Vô tình nuốt phải ấu trùng sán dây lợn có trong thức ăn, rau sống, nước uống…
  • Tự nhiễm qua đường phân – miệng

Trứng sán dây lợn có hình cầu, vỏ dày đường kính khoảng 35mcm, bên trong chứa phôi 6 móc. Khi nuốt phải trứng sán, trứng sẽ đi vào ruột, phôi 6 móc được phóng thích, sau đó xuyên qua vách ruột vào hệ tuần hoàn, theo mạch máu đến định vị và phát triển thành nang ở các bộ phận như hệ thần kinh trung ương, mắt, mô dưới da, bắp thịt… Nang hóa vôi sau vài năm, thậm chí vài chục năm tùy theo vị trí ký sinh.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

>> Đọc thêm: Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Ấu trùng sáng lợn là gì

Người mắc bệnh lợn gạo do ăn thịt heo sống hay nấu chưa chín có chứa nang ấu trùng hoặc nuốt phải trứng sán Taenia solium từ những đốt sán già phát tán trong đất, nước, rau thủy sinh… (3)

Dấu hiệu bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn

Trứng sán lợn sau khi ăn phải sẽ phát triển thành ấu trùng (gọi là nang sán), có thể gặp ở khắp các cơ quan trên cơ thể con người. Cụ thể:

1. Dưới da, cơ

Thường không có triệu chứng hoặc đôi khi đau cơ, nốt dưới da có thể sờ thấy được, phát hiện nhờ X-quang khi nang đã hóa vôi.

2. Hệ thần kinh

Khi xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, chúng có thể gây ra các triệu chứng thần kinh, bao gồm động kinh. Ấu trùng sán lợn là nguyên nhân gây ra: 30% các trường hợp động kinh ở những vùng có dịch bệnh khi người và heo được thả rông sống gần nhau; 70% các trường hợp động kinh tại các khu vực có nguy cơ cao và ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới.

3. Mắt

Nang có thể cư trú ở mí mắt, trong hốc mắt, kết mạc… Tùy vị trí ký sinh ở mắt mà người bệnh có triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi, giảm thị lực, chảy nước mắt. Phát hiện nang ấu trùng ở mắt bằng phương pháp soi đáy mắt.

4. Não

Tùy vào vị trí ký sinh trong não, người nhiễm ấu trùng sán lợn có các triệu chứng như: động kinh, nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, rối loạn tâm thần.

Nguyên nhân gây bệnh ấu trùng sán lợn

Dựa theo cơ chế xâm nhập, nguyên nhân gây bệnh ấu trùng sán lợn đến từ các lý do sau:

  • Ăn phải thức ăn có dính trứng sán – thường có trong rau sống, thịt, cá sống… chưa được nấu chín.
  • Do khâu vệ sinh cá nhân kém, không thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng mà chỉ rửa bằng nước; không rửa tay sau khi đi tiêu, ói mửa… tay mang mầm bệnh rồi đưa lên miệng và mở màn cho hành trình sán xâm nhập vào cơ thể.
Nguyên nhân nhiễm ấu trùng sán lợn
Ăn thịt heo chưa được nấu chín là nguyên nhân khiến con người nhiễm phải ấu trùng

Biến chứng

Khi vào cơ thể, ấu trùng có thể thoát ra khỏi ruột và lây nhiễm sang các mô và cơ quan khác trong cơ thể, gây tổn thương các cơ quan, trường hợp nghiêm trọng có thể tử vong.

Bệnh nhiễm ấu trùng sán dây thần kinh (neurocysticerci) là một biến chứng nguy hiểm của bệnh nhiễm sán dây lợn. Não và hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh có thể gặp các triệu chứng nhức đầu, các vấn đề về thị lực, co giật, viêm màng não và lú lẫn. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể gây tử vong.

>> Tham khảo thêm về: Bệnh sán lợn gạo

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh ấu trùng sán dây lợn, bác sĩ sẽ căn cứ và chỉ định các phương pháp sau:

  • Dựa vào yếu tố dịch tễ: sống trong vùng bệnh
  • Xét nghiệm máu: xem xét tình trạng tăng bạch cầu ái toan.
  • Bệnh ở da, cơ: chẩn đoán bằng phương pháp sinh thiết.
  • Mắt: dùng máy soi đáy mắt.
  • Não: chẩn đoán bằng kỹ thuật CT scan, MRI (cộng hưởng từ) tìm các hình ảnh bất thường; các nốt tròn hóa vôi, vòng tròn dạng nhẫn, có thể thấy tình trạng phù não.
  • Chẩn đoán miễn dịch.

Điều trị ấu trùng sán lợn

Các phương pháp điều trị khi cơ thể nhiễm phải ấu trùng sán lợn bao gồm:

  • Dùng thuốc đặc trị bệnh sán lợn như thuốc chứa hoạt chất Niclosamid…
  • Phối hợp cùng thuốc kháng viêm corticoid nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến các mô ngoài ruột.
  • Thuốc điều trị triệu chứng ở não.

Lưu ý, những loại thuốc này cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

  • Trong trường hợp người bệnh bị u nang đe dọa đến tính mạng đã phát triển trong các cơ quan quan trọng như phổi hoặc gan, có thể phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể tiêm thuốc vào u nang (chẳng hạn như formalin) để tiêu diệt ấu trùng trước khi loại bỏ u nang. (4)

Cách phòng ngừa ấu trùng của sán lợn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra 5 yếu tố cần thiết để đề phòng nhiễm ấu trùng sán lợn:

phòng ngừa ấu trùng sán lợn
Ăn chín, uống sôi giúp phòng chống khả năng xâm nhập của ấu trùng sán lợn
  • Giữ thực phẩm sạch sẽ
  • Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chín
  • Thịt heo/thịt bò nên được nấu ở nhiệt độ ít nhất là 70 độ C nhằm tiêu diệt ấu trùng hoặc trứng
  • Lưu giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
  • Sử dụng nguồn nước và nguyên liệu sạch, an toàn

Ngoài ra, các biện pháp phòng chống khác bao gồm:

  • Cần điều trị sán dây cho thú cưng. Thức ăn cho thú cưng từ thịt, cá… cũng cần được nấu chín.
  • Thường xuyên vệ sinh tất cả các bề mặt trong gian bếp, lau chùi sạch sẽ và khử trùng.
  • Chặn nguồn gây bệnh bằng cách điều trị khỏi hẳn người mắc bệnh, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ngoại cảnh (tránh đi tiêu bừa bãi).
  • Xử lý phân động vật và phân người đúng cách. Hạn chế tối đa động vật tiếp xúc với trứng sán dây. Chăn nuôi hợp vệ sinh, không thả rông…
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Nếu sinh sống trong khu vực có người bị sán dây, hãy đảm bảo rửa và nấu tất cả trái cây và rau quả bằng nước sạch.
  • Không để thức ăn sống cùng thức ăn khác. Rửa tay sau khi chạm vào thịt hoặc cá sống.
  • Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng kỹ thuật hun khói hoặc làm khô thịt hoặc cá không hẳn là cách đáng tin cậy để tiêu diệt ấu trùng hoặc trứng.

Hiện, Trung tâm Xét nghiệm – BVĐK Tâm Anh, TP.HCM đang triển khai dịch vụ Xét nghiệm Ký sinh trùng, bao gồm: Xét nghiệm phân (soi tìm KST) và Xét nghiệm máu (huyết thanh chẩn đoán KST).

Sở dĩ có được các kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời cho người bệnh là nhờ Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn An toàn sinh học cấp 2.

Để đăng ký khám bệnh và thực hiện các xét nghiệm Ký sinh trùng, khách hàng có thể thực hiện bằng các cách sau: đến khám trực tiếp tại bệnh viện, đăng ký qua số hotline 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội)0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP.HCM).

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Sau bài viết phía trên thì mọi người cũng hiểu được phần nào về mức độ nguy hiểm của nhiễm ấu trùng sán lợn. Chính vì vậy ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ là điều thiết yếu, bên cạnh đó các thực phẩm/thức uống thường ngày của chúng ta phải luôn được tươi mới và bảo quản kĩ. Ăn chín uống sôi là biện pháp phòng ngừa tốt nhất để giảm thiểu khả năng nhiễm ấu trùng sán lợn và các loại ấu trùng nguy hiểm khác.

Từ khóa » Trứng Sán Lợn Gạo