Nhiễm Sắc Thể – Wikipedia Tiếng Việt

Hình 1: Sơ đồ cấu trúc chung của NST nhân thực.

Nhiễm sắc thể là bào quan chứa bộ gen chính của một sinh vật, là cấu trúc quy định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di truyền [1][2][3] tồn tại ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ.[4][5]

Trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia, khái niệm này được gọi là chromosome (IPA: /ˈkrəʊməsəʊm/).[6][7] NST là bào quan quan trọng nhất của sinh vật về mặt di truyền, cũng là một trong những bào quan được nghiên cứu kĩ lưỡng nhất để tìm hiểu về quá trình di truyền, các rối loạn di truyền, quá trình phát triển cá thể và cả quá trình phát sinh chủng loại liên quan tới NST. Dưới đây, từ Nhiễm sắc thể viết tắt là NST.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thuật ngữ "chromosome" hình thành trong lịch sử nghiên cứu hình thái và cấu tạo tế bào bằng kính hiển vi quang học. Ở sinh vật nhân thực, NST chứa nhiều DNA nên khi nhuộm tế bào bằng chất nhuộm kiềm tính, thì bào quan này bắt màu mạnh hơn hẳn các bào quan khác. Tên chromosome từ đấy mà ra: khrōma (tức chromo là "ăn màu") + sōma (tức some hay body là "vật thể"), được tạo ra năm 1888 bởi nhà giải phẫu học người Đức Wilhelm von Waldeyer-Hartz (1836-1921),[8] lấy từ tiếng Hy Lạp χρῶμα (crôma là "màu") và σῶμα (xôma là "thể").[9][10][11]
  • Ban đầu khái niệm nhiễm sắc thể chỉ áp dụng với các loài sinh vật nhân thực, bởi cho rằng sinh vật nhân sơ chưa có NST, mà chỉ có DNA vùng nhân. Gần đây, khái niệm này mở rộng sang cả sinh vật nhân sơ, dùng để chỉ phân tử DNA duy nhất có kích thước lớn nhất trong tế bào của nhóm này.[5][12] NST nhân sơ (prokaryote chromosome) thường là phân tử DNA không có kết hợp với prôtêin (như histôn). Trạng thái cấu trúc này đã được gọi là "DNA trần".[3] Kích thước rất thay đổi tuỳ loài, thường ở trong khoảng 160.000 bp (như vi khuẩn Candidatus Carsonella ruddii) cho đến 12.200.000 bp (như vi khuẩn đất Sorangium Cellulum) hoặc hơn nữa. Phần lớn các NST nhân sơ là DNA vòng (Circular DNA), nhưng có nhiều loài (như Borrellia Spirochetes - gây bệnh Lyme) lại có DNA tuyến tính (DNA mạch thẳng).[5]

Lịch sử nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình 2: Các sự kiện chính trong lịch sử nghiên cứu NST.
  • Năm 1879-1882, Walther Flemming là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ chromatin (sợi nhiễm sắc) cho bào quan mà nay gọi là chất nhiễm sắc hay sợi nhiễm sắc.[13][14][15]
  • Năm 1884, Albrecht Kossel (giải Nobel 1910) phát hiện histôn là loại prôtêin có liên quan chặt chẽ đến cấu trúc NST.[16]
  • Năm 1902-1903, Theodor Boveri và Walter Sutton trình bày giả thuyết "di truyền NST", sau trở thành Học thuyết di truyền NST.
  • Năm 1889, Wilhelm von Waldemeyer đề xuất thuật ngữ chromosome cho bào quan mà nay ta gọi là NST.[17]

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình 3: Cấu trúc của 1 NST kép(1) Cromatit(2) Tâm động - nơi 2 cromatit đính vào nhau, là nơi để NST trượt trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phân và giảm phân(3) Cánh ngắn(4) Cánh dài
Hình 4: Hình ảnh tổng quát của NST (chromosome) nằm trong nhân (nucleus) của một tế bào (cell). Đó là bào quan thường có hình que, bên trong chứa một phân tử DNA (DNA).

Mức hiển vi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ở virus (virus kí sinh nhân thực và thể thực khuẩn), thì không có NST, mà vật chất di truyền của chúng chỉ là phân tử DNA hoặc RNA.
  • Ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) thì NST chỉ là một phân tử DNA trần dạng vòng (không có cấu trúc như NST nhân thực), được gọi là DNA-NST để phân biệt với các plasmit cũng là DNA vòng. Ở sinh vật có nhân, NST có cấu trúc phức tạp.
  • Ở sinh vật nhân thực, NST cấu trúc rất phức tạp và có nhiều dạng rất khác nhau, nhưng về cơ bản có những đặc trưng chung như sau.

Ở tế bào thực vật, động vật sau khi nhân đôi mỗi NST có 2 crômatit, mỗi crômatit có một sợi phân tử DNA mà một nửa là nguyên liệu cũ, một nửa nguyên liệu mới lấy từ môi trường tế bào. Các crômatit này đóng xoắn tới giá trị xoắn cực đại nên cùng có hình dạng và kích thước đặc trưng. Mỗi NST (NST) có 2 crômatit đính nhau ở tâm động tại eo thứ nhất. Một số NST còn có eo thứ 2, tại eo này là nơi tổng hợp RNA. Các RNA tích tụ lại tạo nên nhân con. Lúc bước vào phân bào, NST ngừng hoạt động, nhân con biến mất. Khi phân bào kết thúc, NST hoạt động, nhân con lại tái hiện.

NST của các loài có hình dạng khác nhau: hình hạt, hình que, hình chữ V và hình móc. Ở một số loài sinh vật trong vòng đời có trải qua giai đoạn ấu trùng có xuất hiện các NST có kích thước lớn dần hàng nghìn lần gọi là NST khổng lồ (như ấu trùng của loài ruồi giấm và các loài thuộc bộ hai cánh). Điển hình là NST có hình chữ V với 2 cánh kích thước bằng nhau hoặc khác nhau. chiều dài của NST từ 0.5 đến 50 micrômét, chiều ngang từ 0,2 đến 2 micrômét.

NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm DNA và prôtêin (chủ yếu là loại Histôn). Phân tử DNA quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên nuclêôxôm là đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc của NST. Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử prôtêin histôn tạo nên khối cầu dẹt phía ngoài được gói bọc bởi 7/4 vòng xoắn DNA có khoảng 146 cặp nuclêôtit. Các nuclêôxôm được nối với nhau bằng các đoạn DNA và một prôtêin histôn. Mỗi đoạn có khoảng 15-100 cặp nuclêôtit. Tổ hợp DNA với prôtêin histôn tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang 10 nm, sợi cơ bản cuộn xoắn thứ cấp thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang 30 nm. Sợi nhiễm sắc tiếp tục đóng xoắn tạo thành một ống rỗng có chiều ngang 300 nm gọi là sợi siêu xoắn, sợi siêu xoắn tiếp tục đóng xoắn tạo thành crômatit có chiều ngang khoảng 700 nm

Nhờ cấu trúc xoắn cuộn như vậy nên NST có chiều dài ngắn lại khoảng 15000- 20000 lần so với chiều dài phân tử DNA. NST dài nhất của người chứa DNA dài khoảng 82 mm, sau khi đóng xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài 10 micrômét. sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho việc tổ hợp và phân li của NST trong quá trình phân bào,còn để thuận tiện di chuyển.

  • NST đơn: chỉ gồm 1 sợi DNA kép.
  • NST kép: Là NST được tạo từ sự nhân đôi NST, gồm 2 crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, có cùng một nguồn gốc, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ, hình thành do NST đơn tự nhân đôi.

-Hai crômatit hoạt động như một thể thống nhất.

-Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp.

-Tồn tại vào cuối kì trung gian, đầu kì giữa của quá trình phân bào.

-Chức năng: phân li ở kì giữa nhằm phân chia đồng đều NST cho 2 tế bào con.

  • Cặp NST tương đồng: Là NST được tạo ra từ cơ chế tổ hợp, gồm 2 chiếc NST giống nhau về hình dạng và kích thước nhưng khác nhau về nguồn gốc, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ

- Hai NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập với nhau.

-Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp hoặc dị hợp.

-Tồn tại ở đầu kì trung gian, tế bào sinh dưỡng, kì cuối của quá trình phân bào.

Mức siêu hiển vi

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở một mức độ kính hiển vi không thể quan sát được, bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhất là phương pháp dựng cấu hình sợi nhiễm sắc, đã cho người ta biết cấu trúc này (xem hình bên). Trong Sinh học phổ thông Việt Nam, mô hình này đã giới thiệu cho học sinh và sinh viên từ khoảng những năm 1990.[3][18] Theo mô hình này, cấu trúc NST nhân thực gồm 5 - 6 bậc, chủ yếu là: DNA - nuclêôxôm - sợi nhiễm sắc - nhiễm sắc tử.

Mô hình cấu trúc siêu hiển vi của NST với 5 bậc.

Đặc điểm của bộ NST

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ NST là số lượng NST có trong 1 tế bào của 1 loài. Tế bào của mỗi loài sinh vật khác nhau thì có bộ NST khác nhau, đặc trưng về số lượng và hình dạng của mỗi loài. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (ký hiệu là 2n). Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng gọi là bộ NST đơn bội (ký hiệu là n). Số lượng bộ NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh được trình độ tiến hóa của loài.

Số lượng bộ NST lưỡng bội

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ NST lưỡng bội (2n) của loài thường đặc trưng về hình thái, kích thước và nhất là phân bố gen trên NST. Sau đây là trị số 2n của một số loài:

Các vùng của 23 NST của con người trong kỳ giữa sớm trong tế bào sợi.

Động vật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Người: 2n = 46.
  • Tinh tinh: 2n = 48.
  • Gà: 2n = 78.
  • Ruồi giấm: 2n = 8.

Thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cà chua: 2n = 24.
  • Đậu Hà Lan: 2n = 14.
  • Ngô: 2n = 20.
  • Lúa: 2n = 24.

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem tại trang Danh sách số nhiễm sắc thể ở các loài

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  2. ^ “What is a chromosome?”.
  3. ^ a b c "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019.
  4. ^ “E. coli Bacteria”.
  5. ^ a b c Ananya Mandal. “Chromosomes in Prokaryotes”.
  6. ^ Jones, Daniel (2003) [1917], Peter Roach; James Hartmann; Jane Setter (biên tập), English Pronouncing Dictionary, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 978-3-12-539683-8
  7. ^ “Chromosome”. Merriam-Webster Dictionary.
  8. ^ Waldeyer-Hartz (1888). “Über Karyokinese und ihre Beziehungen zu den Befruchtungsvorgängen”. Archiv für Mikroskopische Anatomie und Entwicklungsmechanik. 32: 27.
  9. ^ “chromosome”.
  10. ^ OED (oxford english dictionary). “Genes and genetics: the language of scientific discovery”.
  11. ^ Coxx, H. J. (1925). Biological Stains - A Handbook on the Nature and Uses of the Dyes Employed in the Biological Laboratory. Commission on Standardization of Biological Stains.
  12. ^ “Prokaryotic Chromosome”.
  13. ^ “Walther Flemming (1843-1905)”.
  14. ^ “Photography by benjamin saur tübingen walther”.
  15. ^ Jude Craft. “Genes and genetics: the language of scientific discovery”.
  16. ^ “Albrecht Kossel”.
  17. ^ H. Sharat Chandra, Nora C. Heistekamp, Alice Hungerford, Jennifer J.D. Morrissette, Peter C. Nowell, Janet D. Rowley & Joseph R. Testa. “Philadelphia Chromosome Symposium: commemoration of the 50th anniversary of the discovery of the Ph chromosome”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  18. ^ Phạm Thành Hổ: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998
  • x
  • t
  • s
Di truyền học tế bào: nhiễm sắc thể
Khái niệmcơ bản
  • Kiểu nhân đồ
  • Ploidy
  • DNA/Bộ gen
  • Chất nhiễm sắc
    • Euchromatin
    • Heterochromatin
  • Nhiễm sắc thể
  • Nhiễm sắc tử
  • Nucleosome
  • Nuclear organization
Các loại
  • NST thường/NST giới tính (xem NST giới tính)
  • Macrochromosome/Microchromosome
  • Circular chromosome/Linear chromosome
  • Extra chromosome (or accessory chromosome)
  • Supernumerary chromosome
  • A chromosome/B chromosome
  • Lampbrush chromosome
  • Polytene chromosome
  • Dinoflagellate chromosomes
  • Homologous chromosome
  • Isochromosome
  • Satellite chromosome
  • Vị trí tâm động
    • Metacentric
    • Submetacentric
    • Telocentric
    • Acrocentric
    • Holocentric
  • Số lượng tâm động
    • Acentric
    • Monocentric
    • Dicentric
    • Polycentric
Các quá trìnhvà tiến hóa
  • Nguyên phân
  • Giảm phân
  • Biến đổi cấu trúc
    • Đảo đoạn nhiễm sắc thể
    • Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
  • Biến đổi số lượng
    • lệch bội
    • Euploidy
    • đa bội
    • Paleopolyploidy
  • Polyploidization
Các cấu trúc
  • Telomere: Telomere-binding protein (TINF2)
  • Protamine
Histone
  • H1
  • H2A
  • H2B
  • H3
  • H4
Tâm động
  • A
  • B
  • C1
  • C2
  • E
  • F
  • H
  • I
  • J
  • K
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • T
Xem thêm
  • Extrachromosomal DNA
    • Plasmid
  • List of organisms by chromosome count
  • List of chromosome lengths for various organisms
  • List of sequenced genomes
  • International System for Human Cytogenetic Nomenclature
  • x
  • t
  • s
Di truyền học
  • Giới thiệu
  • Lịch sử
  • Đại cương
  • Chỉ mục
Thành phần then chốt
  • Nhiễm sắc thể
  • DNA
  • RNA
  • Nucleotide
  • Bộ gene
Chủ đề chính
  • Di truyền học cổ điển
  • Di truyền học bảo tồn
  • Di truyền học sinh thái
  • Di truyền học miễn dịch
  • Di truyền học phân tử
  • Di truyền học quần thể
  • Di truyền học định lượng
Khảo cổ học di truyền
  • Châu Mỹ
  • Quần đảo Anh
  • Châu Âu
  • Ý
  • Cận Đông
  • Nam Á
Chủ đề liên quan
  • Di truyền học tập tính
  • Di truyền học biểu sinh
  • Nhà di truyền học
  • Hệ gene học
  • Mã di truyền
  • Di truyền y học
  • Tiến hóa phân tử
  • Di truyền học đảo ngược
  • Kỹ thuật di truyền
  • Đa dạng di truyền
  • Tính di truyền
  • Giám kiểm di truyền
  • Phả hệ học di truyền
  • Danh sách những tổ chức nghiên cứu di truyền học
  • Thể loại Di truyền học
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Trong Tế Bào Sinh Dưỡng Nhiễm Sắc Thể Tồn Tại Thành Cái Gì