Nhiễm Trùng Mắt, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

Nhiễm trùng mắt là tình trạng mắt bị nhiều loại vi rút, nấm hoặc vi khuẩn khác nhau gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dấu hiệu điển hình thường là kích ứng, đau, đỏ hoặc viêm, chảy nước mắt, giảm thị lực…

Tìm hiểu chung về nhiễm trùng mắt

Nhiễm trùng mắt là bệnh về mắt phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhiễm trùng mắt có thể do nguyên nhân từ vi khuẩn, vi rút, dị ứng, các vi sinh vật khác và xảy ra ở một hay cả hai mắt, nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng thị lực.

Nhiễm trùng mắt là bệnh phổ biến về mắt gây ra bởi vi khuẩn, siêu vi hoặc các tác nhân vi sinh khác làm cho mắt khó chịu, đỏ và sưng lên.

Các bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp

Bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp nhất là viêm kết mạc, lẹo mắt và nhiễm trùng giác mạc. Bạn nên đến bác sĩ ngay nếu có triệu chứng đau hoặc giảm thị lực. Mặt khác, nếu nhiễm trùng ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu tại nhà để giảm triệu chứng.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao. Có hai loại viêm kết mạc, một là do vi khuẩn và hai là do vi-rút, cả hai loại đều thường lây lan do tay tiếp xúc với mắt hoặc dùng chung vật dụng như gối hoặc mỹ phẩm trang điểm mắt.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn; tuy nhiên, kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị viêm kết mạc do vi-rút. Viêm kết mạc do vi-rút thường phát triển và tự khỏi, thông thường mất khoảng 2-3 tuần. Cách tốt nhất để điều trị bệnh mắt đỏ một cách tự nhiên là điều trị triệu chứng. Bằng cách đó, bạn sẽ bớt thấy khó chịu và dễ dàng kiểm soát cảm giác khi bị bệnh.

Viêm kết mạc do vi-rút thường là do vi-rút Adenovirus, Picornavirus, Rubella, Rubeola và vi-rút Herpes.

Viêm kết mạc do vi khuẩn thường là do vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus, Streptococcus và Moraxella. Bệnh thường lây lan do tiếp xúc.

Khi mắt bị viêm do đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn, nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Các triệu chứng mắt đỏ thường sẽ tiêu tan trong vài ngày, nhưng chúng không kéo dài hơn một tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để được diều trị kháng sinh.

Có nhiều các điều trị tại nhà để làm giảm triệu chứng của đau mắt đỏ như chườm ấm trên mắt, uống thuốc (efticol natri 0.9%) để giảm đau, giảm sưng, hoặc mua các thuốc nhỏ mắt để bôi trên bề mặt mắt.

Lẹo mắt

Lẹo mắt là những đốm sưng đỏ trên hoặc gần mí mắt, thường chứa mủ. Lẹo mắt xuất hiện khi tuyến dầu trên mí mắt bị nhiễm trùng, thường là do vi khuẩn Staphylococcus. Có hai loại lẹo mắt: loại Hordeolum, gây nhiễm trùng tuyến mồ hôi hoặc tuyến bã nhờn trên mí mắt; loại Chalazion, thường gây nhiễm trùng tuyến nhờn (Meibomian) trên mí mắt. Lẹo mắt thường tự khỏi nhưng sẽ gây đau trong thời gian bệnh.

Khi bị lẹo mắt, có thể dùng gạc mềm thấm nước ấm đắp lên mắt, hoặc xông hơi thường xuyên. Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau. Có thể cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol nếu thấy cần thiết.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng viêm mãn tính một hoặc hai bên mí mắt. Bệnh không lây nhiễm và thường là do nhiễm khuẩn (vi khuẩn Staphylococcal) hoặc bệnh về da trong thời gian dài như gàu hoặc chứng đỏ mặt. Bệnh cũng có thể là do tiết dầu nhiều trên mí mắt dẫn đến nhiễm khuẩn. Có hai loại viêm bờ mi chính là viêm phía trước (ảnh hưởng đến mép ngoài mí mắt) và viêm phía sau (ảnh hưởng đến bên trong mí mắt).

Để điều trị viêm bờ mi, cần lưu ý: Không có thuốc điều trị viêm bờ mi, vì vậy cách tốt nhất là điều trị triệu chứng để giảm đau và kích ứng.

Chườm khăn ấm. Nhúng ướt lại khăn sau mỗi 5-10 phút, chườm ấm nhiều lần mỗi ngày.

Nhẹ nhàng rửa sạch mí mắt bằng dầu gội cho bé không kích ứng da để loại bỏ vảy đóng quanh mí mắt. Nên nhớ phải rửa lại mặt và mắt thật sạch sau khi rửa xà phòng.

Tránh đeo kính áp tròng và trang điểm mắt khi bị viêm bờ mi.

Massage tuyến mí mắt khi cần thiết để kích thích tiết dầu thừa. Luôn rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào mắt.

Viêm giác mạc

Viêm loét giác mạc là khi giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng gây phản ứng viêm. Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn, thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực.

Các nguyên nhân gây viêm giác mạc bao gồm

Viêm giác mạc nông: Tác nhân chủ yếu do virus như Herpes, Zona, Adenovirus. Hoặc do sự rối loạn sự chế tiết nước mắt(khô mắt), hở mi, nhiễm độc.

Viêm giác mạc sâu: Tác nhân gây bệnh thường theo đường máu, có thể do lao, giang mai, phong, virus…

Viêm giác mạc sợi: Thường do bệnh nhân bị khô mắt có thể do tiêu hao nhiều nước mắt (Thường xuyên thức đêm, mất ngủ, mắt nhắm không kín do liệt VII, hở mi…), do không sản xuất đủ nước mắt (thiếu vitamin A, dị ứng thuốc, một số loại thuốc tra mắt….)

Điều trị bệnh viêm giác mạc

Người bệnh viêm giác mạc cần được điều trị sớm, tránh nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng thị lực sau này. Thông thường, viêm giác mạc mờ mắt sẽ được điều trị bằng thuốc. Trường hợp nặng không điều trị được bằng thuốc bệnh nhân cần phải tiến hành ghép giác mạc thay thế phần bị loét.

Một số lưu ý khi điều trị viêm giác mạc:

Không nên băng kín mắt vì đó là điều kiện các vi sinh vật phát triển mạnh hơn.

Nên đeo kính mát giúp bảo vệ mắt tránh những kích thích từ môi trường

Không nên đeo kính áp tròng hay trang điểm trong quá trình điều trị

Tránh dụi mắt hay những vật thể có tác động đến mắt.

Các cách phòng ngừa nhiễm trùng mắt

Rửa tay thật kỹ. Thông thường, trẻ em không rửa tay thường xuyên và có xu hướng chạm vào mọi thứ. Với trẻ em làm việc trong những khu vực gần như đặc biệt trong lớp học, ngăn chặn sự lây lan của đau mắt đỏ có thể cảm thấy như một kỳ công không thể.

Sử dụng nước rửa tay nhanh. Nếu có sẵn nước rửa tay nhanh thì sẽ có ích trong việc giảm lây lan vi khuẩn gây đau mắt đỏ. Tập che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho, và tránh chạm vào vùng mắt – đặc biệt là khi tay không sạch.

Bạn nên làm sạch và giữ kính áp tròng đúng cách và không được trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng.

Thường xuyên giặt trải giường và khăn tắm kĩ lưỡng

Bảo vệ vùng mắt khỏi các hóa chất mạnh hoặc đeo kính bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.

Những người bị dị ứng nên có thuốc kháng histamin trong tay (thuốc chống dị ứng) để ngăn ngừa các triệu chứng mắt đỏ trước khi mùa dị ứng bắt đầu.

Sử dụng các biện pháp bảo hộ mắt khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi…

Sử dụng kính mát khi di chuyển ngoài đường tránh bụi và dị vật bay vào mắt.

Dùng kính bảo vệ mắt trong trường hợp bị hở mi.

Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm giác mạc

Không dùng tay dụi mắt, không tư sử dụng các vật dụng để lấy dị vật, không đắp các loại thuốc lá trực tiếp vào mắt.

Cung cấp đủ vitamin A cho mắt và thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.

Chú ý khi sử dụng kính áp tròng vệ sinh trước và sau khi đeo kính.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.Bs Nguyễn Phú Tùng

Từ khóa » đau Mắt đỏ Có Chết Không