Nhiễm Trùng Rốn Sơ Sinh: Dấu Hiệu, Biến Chứng, Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Trungtamthuoc.com - Nếu rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sẽ di chuyển đến gan rất nhanh và làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Nguy hiểm hơn khi tác nhân nhiễm trùng rốn có thể đi vào máu gây nhiễm trùng máu, thậm chí là gây viêm não và gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Vậy cần làm gì khi nhiễm trùng rốn sơ sinh?
1 Nhiễm trùng rốn sơ sinh là gì?
Dây rốn là bộ phận kết nối, mang chất dinh dưỡng và máu từ mẹ đến bào thai. Sau khi trẻ sinh ra, dây rốn được cắt ra và kẹp lại để cầm máu. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhiễm vào vết cắt đó và gây viêm nhiễm gọi là nhiễm trùng rốn.
Nhiễm trùng rốn được chia thành 2 loại tùy theo mức độ tổn thương là khu trú hoặc lan tỏa.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn. Các vi khuẩn này có thể xâm nhập và gây bệnh tại thời điểm sinh nở, hoặc quá trình chăm sóc dây rốn sau này. Trong đó, vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất là Staphylococcus aureus, Streptococcus A, B hay một số trực khuẩn gram âm.
2 Dấu hiệu của nhiễm trùng rốn sơ sinh
Khi vi khuẩn xâm nhập vào dây rốn qua vết cắt sẽ làm chân rốn của trẻ bị đỏ lên và sưng.
Đồng thời, lúc này các tế bào đại thực bào đến ăn vi khuẩn, và chết đi làm xuất hiện dịch mủ có mùi hôi và màu vàng, xanh. Thậm chí, ở một số trẻ, khi dây rốn đã rụng nhưng vẫn còn ướt. [1]
Khi viêm nhiễm lan tỏa ra xung quanh làm vùng da ở quanh rốn đỏ lên.
Nếu trẻ bị viêm nhiễm nặng có thể làm rốn có thể bị chảy máu nặng hơn.
Ngoài ra trẻ còn có thể có các biểu hiện như khi các loại nhiễm trùng khác như sốt cao, thở nhanh, da xanh tái.
Hậu quả của nhiễm trùng khiến trẻ mệt ủ rũ, không muốn ăn, bú kém, ngủ nhiều và giảm vận động.
Để chẩn đoán nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh, ngoài các triệu chứng trên đây chúng ta cần làm các xét nghiệm dịch rốn hoặc máu để tìm vi khuẩn gây bệnh.
3 Nguy cơ biến chứng của nhiễm trùng rốn
Như bên trên chúng tôi đã đề cập, rốn là đường trung gian vận chuyển các chất dinh dưỡng, máu và oxy từ mẹ đến gan của bé. Do đó, nếu rốn bị nhiễm trùng sẽ di chuyển đến gan rất nhanh và làm ảnh hưởng đến chức năng gan.
Nguy hiểm hơn khi tác nhân nhiễm trùng rốn có thể đi vào máu gây nhiễm trùng máu, thậm chí là gây viêm não và gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Đặc biệt, nếu bé sinh non mà có nhiễm trùng rốn thì sẽ có nguy cơ bị uốn ván rất cao.
4 Điều trị nhiễm trùng rốn sơ sinh
Khi trẻ có nhiễm trùng rốn nặng hoặc có các biểu hiện của nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, hay biến chứng sang gan, não… thì cần cho trẻ nhập viện điều trị.
Trong điều trị nhiễm trùng rốn ở trẻ cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh và làm rốn của trẻ mau rụng và khô đi.
4.1 Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng rốn
Nếu trẻ bị nhiễm trùng rốn có hiện tượng chảy mủ ngay ở chân rốn thì cho uống Oxacillin với liều mỗi ngày từ 50 đến 100mg/kg chia làm 4 lần. Cần cho trẻ uống duy trong vòng từ 5 đến 7 ngày.
Nếu trẻ bị chảy mủ kết hợp phù nề ở xung quanh rốn thì sử dụng phối hợp kháng sinh như sau: Oxacillin tiêm tĩnh mạch với liều mỗi lần từ 25 đến 50mg, ngày tiêm 4 lần, và tiêm bắp Gentamycin 1 lần mỗi ngày với liều 7,5mg/kg.
Nếu dùng như trên mà trẻ không đỡ hoặc trẻ có biểu hiện nhiễm trùng rốn nặng hơn thì cho trẻ dùng thêm Cefotaxim. Thuốc được sử dụng để tiêm tĩnh mạch với liều mỗi ngày từ 100 đến 200 mg/kg chia làm 3 đến 4 lần.
4.2 Chăm sóc vệ sinh rốn cho trẻ tránh nhiễm trùng
Hàng ngày, kết hợp với điều trị nguyên nhân nhiễm trùng bằng kháng sinh, chúng ta cần lưu ý chăm sóc dây rốn để nó nhanh rụng và khô hơn. Hàng ngày đều phải vệ sinh rốn trẻ từ 1 đến 2 lần, nếu sau 2 ngày mà trẻ vẫn có dấu hiệu chảy mủ hoặc không đỡ cần tái khám ngay.
Trong quá trình vệ sinh cho trẻ cần lưu ý như sau:
Việc tắm rửa vệ sinh thân thể và rốn cho bé cần được thực hiện hàng ngày.
Trước khi vệ sinh cho trẻ cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Hạn chế tối đa việc sờ hay chạm vào cuống rốn và các vùng da ở quanh rốn để tránh vô tình bị nhiễm khuẩn.
Thông thường ngay sau khi ra đời, trẻ được thắt dây rốn và được bôi dung dịch sát khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi sinh được 24 giờ, cuống rốn bắt đầu khô và có thể tháo kẹp ra, cần cẩn thận khi tháo kẹp tránh tổn thương chân rốn.
Đồng thời, không được băng rốn quá kín, không thoát ẩm được sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Cần để hở rốn một chút để trao đổi khí với môi trường, làm rốn nhanh khô và rụng đi. Cần lưu ý khi quấn tã cho bé thì quấn ở dưới rốn, nếu trẻ đi vệ sinh ra tã cần thay tã ngay.
Nhiễm trùng rốn cũng có thể xảy ra trong khi sinh, do đó cần đảm bảo vô trùng rốn được cắt và kẹp bằng dụng cụ vô trùng.
Ngoài ra, trước và trong khi mang thai, mẹ cần được tiêm phòng vaccin theo khuyến cáo, đặc biệt là vaccin phòng uốn ván.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách phát hiện nhiễm trùng và vệ sinh rốn cho bé đúng cách.
Tài liệu tham khảo
- ^ Do Donna Christiano (Ngày đăng 29 tháng 4 năm 2019). Identifying and Treating an Infected Umbilical Cord, Healthline. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021
Từ khóa » Viêm Rốn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Dấu Hiệu Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng | Vinmec
-
Nhận Diện Và Xử Trí Nhiễm Trùng Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Các Vấn đề Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
TRẺ BỊ NHIỄM TRÙNG RỐN: BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO? - Bệnh Viện AIH
-
Bác Sỹ Khoa Nhi Nói Về Những Bất Thường ở Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Rụng ...
-
Nhiễm Trùng Rốn Và Chăm Sóc Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Rụng Rốn Bị Chảy Dịch Mủ | Medlatec
-
[Nhiễm Trùng Rốn Sơ Sinh] Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - FaGoMom
-
Các Bệnh Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Rốn Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Lý Về Rốn, Chăm Sóc, Vệ Sinh Rốn Rụng Nhanh
-
RỐN TRẺ SƠ SINH CÓ MỦ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
-
Nhiễm Trùng Rốn Sơ Sinh - FAMILY HOSPITAL
-
NHIỄM TRÙNG RỐN | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cách Chăm Sóc Rốn Trẻ Sơ Sinh Tránh Nhiễm Trùng