Nhiễm Virus HPV Trong Một Số Bệnh ở Miệng - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Mụn cóc ở da
- Sùi mào gà
- Tăng sinh thượng bì nhiều ổ
- Bạch sản miệng
- Ung thư miệng
- Chẩn đoán HPV vùng miệng như thế nào?
Có đến hơn 140 chủng virus HPV lây bệnh ở người. Mỗi một chủng sẽ kí sinh và gây bệnh tại một vùng da nhất định trên cơ thể. Một số bệnh do nhiễm HPV ở miệng và vùng hầu họng. Chúng tạo thành một nhóm bệnh với các triệu chứng riêng biệt. Vậy bạn đã biết gì về bệnh do nhiễm HPV ở miệng? Hãy tìm hiểu qua bài viết bên dưới của Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu.
Mụn cóc ở da
Mụn cóc ở da có rất nhiều dạng, như
1. Mụn có phần da mặt
Mụn cóc ở da cũng là do một chủng của HPV gây nên. Bệnh gây khó chịu do có thể nổi ở một số vị trí không mong muốn hay “nhạy cảm”.
Bệnh có thể chỉ có một nốt đơn độc hoặc nhiều nốt hoặc một sẩn lớn trên da. Có nhiều biện pháp để điều trị vấn đề này, tuy nhiên, khi không điều trị đúng cách, bệnh rất dễ lây lan ra vùng da xung quanh.
Các phương pháp điều trị được dùng là đốt, đốt điện, đốt lạnh CO2, cắt lọc vết tổn thương.
Không nên tự ý điều trị. Việc tự ý điều trị có thể làm lây lan các mụn cóc này hoặc gây nhiễm trùng, hoại tử phần da.
2. Mụn cóc quanh miệng
Chủng này thường lây lan ở những người có hoạt động tình dục qua đường miệng.
Đặc trưng của chúng là: dễ lây lan. Mọc thành từng nốt đơn độc hoặc cụm (thường ít hơn 6 tổn thương). Xuất hiện quanh vùng miệng và niêm mạc ở môi. Vết có thể sưng gồ hoặc lở loét, gây nhiễm trùng và đau đớn cho người bệnh.
Bệnh thường tự giới hạn và biến mất trong vòng 6 tháng. Nếu mụn cóc nhiều, bạn có thể được bác sĩ chỉ định đốt mụn cóc. Không nên tự ý cắt hay tự điều trị tại nhà.
Sùi mào gà
Sùi mào gà là các tổn thương trên da do virus HPV gây ra. Đây có lẽ là bệnh được mô tả và quan tâm nhiều nhất, cũng như nổi tiếng nhất của HPV. Tổn thương này là các sẩn nhỏ màu hồng nhạt hoặc bề ngoài trông giống như súp lơ (bông cải), ban đầu có thể chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc có thể tiến triển thành đám lớn.
Mọi biểu mô của tổn thương sùi mào gà bong ra đều có chứa HPV. Do đó, HPV có thể lây truyền dễ dàng và gây bệnh trên da, niêm mạc có tiếp xúc trực tiếp với sang thương.
Có nhiều vị trí bệnh ở vùng miệng đặc trưng như:
1. Sùi mào gà trong vòm miệng, niêm mạc miệng và họng
Bệnh thường lây nhiễm do các hoạt động tình dục qua đường miệng hay dùng chung các dụng cụ vùng hầu họng như cạo lưỡi, bàn chải đánh răng… Chủng gây bệnh vùng hầu họng thường được xếp vào nhóm có nguy cơ cao gây ung thư vùng miệng ở các nhóm cơ địa đặc biệt. Các nhóm người này gồm:
- Dùng bia rượu thường xuyên, hút thuốc lá.
- Quan hệ tình dục bằng đường miệng,…
- Suy giảm miễn dịch
Triệu chứng thường rõ ràng và rầm rộ: Khó nuốt, đau tai liên tục, ho ra máu, giảm cân không giải thích được, hạch bạch huyết vùng hầu họng to, đau, đau họng liên tục, cục u trên má phát triển hoặc cục u trên cổ, khàn tiếng.
Nếu bạn có bất kì dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác.
2. Sùi mào gà ở phần lưỡi – khẩu cái mềm
Vùng lưỡi là vùng “hoạt động” chủ yếu khi hôn và quan hệ bằng đường miệng. Lưỡi rất dễ bị tổn thương và vi tổn thương khi tiếp xúc với các vật nhọn. Các vùng da vô tình khi hôn như vùng râu hay vùng lông vừa cạo có khả năng gây tổn thương lưỡi mà bạn không để ý.
Các động tác kích thích như “cắn yêu” cũng có thể vô tình gây thương tổn ở môi và lưỡi. Phần nước bọt và dịch tiết khi tiếp xúc lại đọng nhiều ở phần thấp của khoang miệng. Vùng dưới lưỡi là ví dụ điển hình.
Do đó, đây là dạng thường gặp của nhiễm HPV ở miệng. Việc điều trị đơn giản bằng cách đốt lạnh hoặc laser. Tuy nhiên việc điều trị sau đó thường gây đau đớn và lâu lành, khiến việc ăn uống của bệnh nhân bị ảnh hưởng không ít.
3. Sùi mào gà ở thực quản
Đây là được xem là dạng khá đặc biệt. Chỉ có khoảng 4 chủng HPV có thể gây bệnh ở vùng này. Nguyên nhân là người lành nuốt dịch tiết có chứa HPV của người nhiễm kèm theo có viêm họng hoặc tổn thương vi mô ở thực quản trước đó.
Hầu hết các người bệnh biểu hiện ở vùng thực quản ít khi được phát hiện. Bệnh tình cờ khi có nội soi thực quản kiểm tra. Đa số các khối u sùi do HPV gây ra chỉ có kích thước nhỏ. Sùi mào gà to gây chèn ép hay nuốt khó khi bệnh nhân có các vấn đề đặc biệt về miễn dịch. Miễn dịch bệnh nhân suy yếu khi:
- Nhiễm HIV kèm theo.
- Thói quen uống rượu hay hút thuốc lá.
- Dùng thuốc điều trị ức chế miễn dịch hay đang bị hoặc điều trị ung thư.
Các khối sùi thực quản thường rất khó xử lý.
Tăng sinh thượng bì nhiều ổ
Một số chủng HPV lại ưa thích một vùng da nhất định trên cơ thể để biểu hiện bệnh. Trong đó có hơn 10 chủng gây nên các tổn thương tăng sinh thượng bì nhiều ổ vùng mặt.
Đáng lo ngại là các chủng ở vùng da mặt lại phát tán nhanh và dễ lan rộng thành những đốm chi chít, rất mất thẩm mỹ.
Liệu pháp laser có thể giúp các bệnh nhân cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên, các chủng này thường hay tái phát khi sức khỏe bạn suy giảm. Sau một cơn bệnh, nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch, ghép tạng, dị ứng,… đều có thể khởi nguồn để chúng tái phát và lan rộng.
Bạch sản miệng
Virus HPV cũng gây nên những bệnh có tổn thương trong niêm mạc miệng nhưng khá hiếm gặp. Các tổn thương bạch sản là những dát màu đỏ hoặc trắng, bề mặt phẳng, trơn, chắc, thường xuất hiện ở sàn miệng.
Biểu hiện này khá hiếm gặp và đặc biệt rất ít khi gặp ở HPV. Bạch sản thường liên quan đến virus EBV (Estern-Barr Virus). Và các bạch sản do EBV gây ra có nguy cơ gây ung thư miệng rất cao. Bạch sản miệng được xem là một dấu hiệu tiền ung thư. Do đó, khi phát hiện các bất thường vùng miệng hãy đi khám bác sĩ ngay để được xác định chính xác.
Bác sĩ sẽ lấy một mẫu niêm mạc nhỏ, ở rìa thương tổn và soi dưới kính hiển vi. Nếu mẫu mô bào này có dấu loạn sản hay ung thư hóa, bạn sẽ có các kế hoạch điều trị cần thiết. Nếu bạn được xác định không có bất thường gì, bạn sẽ được bác sĩ hẹn lịch khám vào các tháng sau kèm một lịch trình theo dõi bệnh. Bạn có thể an tâm vì đây là một bệnh hiếm ở HPV. Chỉ có 4% chuyển thành ung thư hóa trong trường hợp này.
Ung thư miệng
Ung thư này bao gòm các bệnh về ung thư xung quanh miệng và vùng hầu họng.
Đây là hai thể bệnh nặng nề nhất mà HPV có thể gây ra. Các thể ung thư có liên quan đến một số yếu tố thúc đẩy, ngoài việc nhiễm HPV. Các yếu tố này liên quan đến thói quen sinh hoạt. Ví dụ như hút thuốc lá và sử dụng rượu thường xuyên.
Các dấu hiệu của ung thư miệng
Bệnh có nhiều dấu hiệu gợi ý như:
- Nuốt đau, nuốt khó, đau nhói lên tai.
- Nói khó tăng lên
- Khạc ra đờm nhầy, có lẫn máu, thường có mùi hôi thối.
- 1/3 các trường hợp đến khám vì có hạch cổ, mà chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt
- Khối u có thể là nụ sùi, hoặc loét, hoặc vừa sùi vừa loét bờ nham nhở, sờ vào bệnh nhân đau và vướng, u không có ranh giới rõ ràng, cứng, dễ chảy máu. Tổn thương kéo dài không thuyên giảm, khác với nhiệt miệng là vết loét sưng đau ở lưỡi, má và lợi nhưng ranh giới rõ ràng, thường tự khỏi sau 7-10 ngày, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại.
Khi có các dấu hiệu trên, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ thăm khám và đề ra các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh được chính xác.
Xem thêm: Tìm hiểu xét nghiệm xác định virus HPV
Các biện pháp điều trị ung thư khoang miệng
Tùy vào giai đoạn của ung thư miệng mà có các biện pháp điều trị khác nhau như:
- Điều trị ung thư khoang miệng bao gồm điều trị điều trị khối u nguyên phát và hệ thống hạch cổ.
- Phẫu thuật: Chỉ định với bệnh ở giai đoạn sớm, còn khu trú ở khoang miệng, chưa di căn vùng và di căn xa. Phẫu thuật lấy u và hạch cổ có thể kết hợp với tạo hình hoặc không giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
- Xạ trị: Chỉ định khi bệnh ở giai đoạn muộn không thể phẫu thuật được hoặc chỉ định xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật giúp hạn chế bệnh tái phát.
- Hóa trị: Chỉ định hóa chất trước khi phẫu thuật giúp giảm thể tích của khối u và hạch cổ.
Việc chẩn đoán ung thư miệng hay ung thư vòm họng thường khó khăn và cần thời gian. Tuy nhiên căn bệnh lại diễn tiến nhanh chóng và khá nặng nề, Chúng thường kéo giảm chất lượng sống của bệnh nhân một cách nhanh chóng.
Chẩn đoán HPV vùng miệng như thế nào?
Đa số người bệnh sẽ rất dễ chú ý đến các bất thường ở vùng này. Điều đó khiến họ ngay lặp tức đến gặp bác sĩ.
Ngoài ra những bất thường khi nhiễm HPV ở miệng sẽ khiến bạn ngay lập tức nhận ra khi bặn ăn hoặc uống.
Khi có những bất thường này, bạn đi khám bác sĩ. Việc chẩn đoán khá đơn giản. Các biểu hiện HPV khá đặc trưng và chỉ yêu cầu bác sĩ có kinh nghiệm là chẩn đoán được mà không cần thiết sử dụng các xét nghiệm khác. Tùy vùng biểu hiện bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp và các liệu trình phù hợp cho bạn.
HPV có nhiều chủng khác nhau, mỗi chủng sẽ gây bệnh cho một vùng da khác nhau. Nhiễm HPV ở miệng do khoảng 40 chủng HPV gây nên. Khi có các bất thường nghi ngờ liên quan đến nhiễm HPV ở miệng, bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Từ khóa » Khám Hpv Miệng ở đâu
-
Dấu Hiệu Nhiễm HPV ở Miệng Như Thế Nào? | TCI Hospital
-
HPV Trong Bệnh ở Miệng
-
Không Thể Chủ Quan Trước Những Triệu Chứng HPV ở Miệng | Medlatec
-
Virus HPV Trong Một Số Bệnh ở Miệng | Vinmec
-
Nhiễm HPV ở Miệng Gây Ra Những Vấn đề Nào? - Suckhoe123
-
Virus HPV Là Gì? Các Chủng Loại Virus Human Papillomavirus
-
Sùi Mào Gà ở Miệng Lưỡi: Hình ảnh Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Virus HPV Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và Phòng Ngừa
-
HPV VÀ UNG THƯ VÒM HỌNG
-
HPV Lây Qua đường Miệng - Ihope
-
Một Số điều Cần Biết Về Nhiễm HPV Cơ Quan Sinh Dục
-
[PDF] 18 Hình ảnh Sùi Mào Gà Giai đoạn đầu ở Nam, Nữ, Miệng, Lưỡi
-
Sùi Mào Gà ở Miệng, Lưỡi, Họng: Triệu Chứng, Hình ảnh Và Chẩn đoán
-
Bạn Cần Biết Gì Về Sùi Mào Gà ở Miệng? - Hello Bacsi