Nhiệm Vụ Của đoàn Thanh Niên - Quốc Hội

I. NHIỆM VỤ CỦA CHI ĐOÀN

1. Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.

2. Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.

3. Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, tích cực chăm lo xây dựng Đoàn, xây dựng các Hội của thanh niên và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

 

II. TRÁCH NHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ YẾU CỦA BÍ THƯ CHI ĐOÀN

1. Vai trò trách nhiệm của Bí thư Chi đoàn.

+ Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Chi đoàn và Chi đoàn về toàn bộ hoạt động của Ban Chấp hành và của Chi đoàn.

+ Điều hành mọi hoạt động của BCH Chi đoàn và Chi đoàn. Lãnh đạo BCH Chi đoàn tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội Chi đoàn và các chủ trương công tác của Đoàn cấp trên.

+ Bí thư Chi đoàn là người đại diện cho lợi ích của tập thể Chi đoàn và mọi đoàn viên thanh niên trong Chi đoàn, người thay mặt cho BCH Chi đoàn giữ mối liên hệ giữa Chi đoàn với Chi bộ Đảng, với Đoàn cấp trene, với quần chúng thanh niên và với các tổ chức chính quyền, cơ quan chuyên môn, đoàn thể xã hội khác... Bí thư Chi đoàn phải là người tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của tập thể, là trung tâm đoàn kết trong BCH và tạo ra sự thống nhất trong tập thể, Chi đoàn, tập hợp đoàn kết thanh niên.

2. Nội dung, phương pháp công tác chủ yếu của Bí thư Chi đoàn.

a. Phải nắm bắt kịp thời các chủ trương công tác của đoàn cấp trên, của Chi bộ, chính quyền, tình hình đoàn viên thanh niên thông qua việc:

+ Thường xuyên tiếp xúc với đoàn viên thanh niên, tiếp thu và giải thích những vấn đề ĐVTN quan tâm.

+ Định kỳ làm việc với các phân đoàn và cán bộ chi đoàn, chi hội thanh niên.

+ Báo cáo tình hình công tác TN với chi uỷ xin ý kiến lãnh đạo chỉ đạo.

+ Thường xuyên phối hợp công tác với các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ...

+ Giữ mối quan hệ với cán bộ lãnh đạo chính quyền, phụ trách chuyên môn trong cơ quan, đơn vị và đoàn cấp trên.

b. Làm việc có chương trình, kế hoạch, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tranh thủ ý kiến của tập thể BCH chi đoàn và tập thể đoàn viên.

c. Tổ chức lực lượng cộng tác viên, xây dựng cốt cán trong TN, tranh thủ sự giúp đỡ của những đồng chí lớn tuổi có kinh nghiệm công tác.

d. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời những nội dung, hình thức, biện pháp công tác, mở rộng giao lưu kết nghĩa, học tập những kinh nghiệm đơn vị bạn.

e. Thực hiện tự phê bình, phê bình, giữ nguyên ý thức tổ chức kỷ luật đối với cán bộ và đoàn viên thanh niên.

g. Đảm bảo chế độ định kỳ họp BCH chi đoàn và sinh hoạt. Phân công trách nhiệm và kiểm tra công tác cụ thể đói với từng uỷ viên chấp hành.

 

III. NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN VIÊN.

1. Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn và các Nghị quyết của Đoàn, chăm lo xây dựng tổ chức đoàn.

2. Gương mẫu chấ hành và vận động thanh niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.

3. Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.

 

IV. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI CHI ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN.

Theo Hướng dẫn số 19/HD-TWĐTN ngày 17/3/1999 của Bí thư Trung ương Đoàn.

1. Phân loại đoàn viên: được chia làm 4 loại.

a. Đoàn viên xuất sắc:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người đoàn viên theo điều lệ đoàn; thực hiện tốt chương trình rèn luyện đoàn viên cả về nhận thức và hành động.

- Gương mẫu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyene môn và công tác đoàn, có một số mặt được biểu dương khen thưởng.

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, hoạt động của Đoàn, làm nòng cốt trong các Chi hội, Câu lạc bộ, nhóm thanh niên và của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam; đóng đoàn phí đầy đủ.

- Là những đoàn viên có đủ điều kiện được giới thiệu là đoàn viên ưu tú với chi bộ .

b. Đoàn viên khá:

+ Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người đoàn viên, đăng ký đủ 2 nội dung rèn luyện đoàn viên song chỉ thực hiện tốt một nội dung, nội dung kia thực hiện đạt mức trung bình.

+ Hoàn thành tốt công tác chuyên môn, nhiệm vụ được giao.

+ Tham gia đấy đủ các buổi sinh hoạt Đoàn, các hoạt động của các chi hội, câu lạc bộ đội nhóm và đóng đoàn phí đầy đủ.

+ Không vi phạm kỷ luật.

c. Đoàn viên trung bình:

+ Có ý thức thực hiện nhiệm vụ người đoàn viên, đã đăng ký từ 1 đến 2 nội dung rèn luyện đoàn viên và chỉ thực hiện đạt mức trung bình.

+ Hoàn thành công tác chuyên môn, nhiệm vụ được giao.

+ Tham gia sinh hoạt Đoàn và các hoạt động của các chi Hội, Câu lạc bộ, đội nhóm không thường xuyên; đóng đoàn phí không đầy đủ.

d. Đoàn viên yếu kém:

+ Thiếu ý thức thực hiện nhiệm vụ được giao, không đăng ký thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên.

+ Ít tham gia sinh hoạt Đoàn và hoạt động của các chi hội, câu lạc bộ, đội nhóm, đóng đoàn phí không đầy đủ.

+ Vi phạm khuyết điểm, chưa có ý thức tự giác kiểm điểm và sửa chữa.

Phân loại đoàn viên do tập thể chi đoàn xét quyết định (có thể bỏ phiếu kín) sau đó BCH chi đoàn xem xét và báo cáo lên Đoàn cơ sở. Đối với đoàn viên xuất sắc được công nhận là đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp thì BCH Đoàn cơ sở ra quyết định chuẩn y và giới thiệu.

2- Phân loại chi đoàn: Được chia thành 4 loại

- Chi đoàn vững mạnh :

+ Chi đoàn đảm bảo duy trì sinh hoạt định kỳ; biết chủ động công tác: chủ động đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi; chủ động nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn; chủ động phát triển đoàn viên mới và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng tích cực tham gia xây dựng Đảng; chủ động phối hợp với các lực lượng xã hội trong công tác thanh niên và xây dựng Đoàn.

+ Chi đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn đã được ghi trong Điều lệ Đoàn. Đoàn kết tập hợp được nhiều thanh niên vào phong trào " thanh thiếu niên lập nghiệp và  Tuổi trẻ giữ nước "; các chương trình, các cuộc vận động do Đoàn tổ chức và làm nòng cốt.

+ Chủ động tổ chức các hình thức rèn luyện Đoàn viên, tạo môi trường để đoàn viên rèn luyện, có từ 85% trở lên số đoàn viên đăng ký và thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên, tối thiểu có 2/3 tổng số đoàn viên được xếp loại khá trở lên.

+ Xây dựng được cơ sơ vật chất và quỹ của chi đoàn thông qua đó tổ chức duy trì được sinh hoạt, hoạt động của chi đoàn, chi hội, câu lạc bộ thanh niên.

+ Được cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng đơn vị, đánh giá vững mạnh.

- Chi đoàn trung bình .

+ Duy trì tổ chức, song hoạt động không thường xuyên, thụ động, hiệu quả hạn chế, có từ 50% trở lên số đoàn viên đăng ký và thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên.

+ Không có hoạt động cụ thể nào, không tổ chức được các hình thức tập hợp thanh niên; có trên 1/3 đoàn viên được phân loại khá trở lên.

+ Vai trò của chi đoàn trong địa phương đơn vị chưa rõ.

- Chi đoàn yếu kém:

+ Có bộ máy BCH chi đoàn song không duy trì được sinh hoạt và hoạt động .

+ Không phát huy được vai trò trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá trên đây, từng địa phương, đơn vị cụ thể hoá cho phù hợp với tình hình đặc điểm, điều kiện của từng đối tượng, từng khu vực. Nhưng cần làm rõ bản chất của một chi đoàn vững mạnh là tính chủ động công tác, vai trò hạt nhân chính trị của chi đoàn trong thanh niên.

V. MỨC THU VÀ TỶ LỆ TRÍCH NỘP ĐOÀN PHÍ

Theo Nghị quyết của BCH TW Đoàn, mức đóng đoàn phí đối với các đoàn viên có lương là 2000 đồng, thanh niên là 1000 đồng một người trong một tháng.

Đoàn viên được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam thì thôi đóng đoàn phí.

Mức trích nộp đoàn phí: Từ cấp chi đoàn trở lên được giữ 2/3 (hai phần ba) và trích nộp lên cấp trên trực tiếp là 1/3 (một phần ba) tổng số tiền đoàn phí do đoàn viên hoặc tổ chức đoàn cấp dưới nộp lên.

Từ khóa » đoàn Viên Có Mấy Nhiệm Vụ Chủ Yếu