Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Ban Dân Nguyện - Quốc Hội
Có thể bạn quan tâm
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình báo cáo trước Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
1. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
2. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban dân nguyện để nghiên cứu; khi cần thiết, chuyển đơn, thư đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời công dân. Tổng hợp, phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
3. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo tại kỳ họp Quốc hội.
4. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội.
5. Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức và tiến hành các hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân để trình Quốc hội.
6. Tổng hợp kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân về công tác dân nguyện.
8. Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Từ khóa » Chức Năng Của Ban Dân Nguyện Quốc Hội
-
Ban Dân Nguyện (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ban Dân Nguyện - Quốc Hội
-
Nghị Quyết 1156/2016/UBTVQH13 Chức Năng Nhiệm Vụ Quyền Hạn ...
-
Trang Tin Tra Cuu Thong Tin Khieu Nai To Cao.::.Thanh Tra Tinh Binh Thuan
-
Làm Rõ Các Vấn đề Cử Tri Quan Tâm Trong Báo Cáo Công Tác Dân Nguyện
-
Tiếp Tục đổi Mới, Nâng Cao Năng Lực, Hiệu Lực, Hiệu Quả Công Tác ...
-
Ban Dân Nguyện Chủ động Giải Quyết, Trả Lời ý Kiến Phản ánh Của Cử Tri
-
Cần Gắn Công Tác Dân Nguyện Của Các Bộ Trưởng Trong Lấy Phiếu Tín ...
-
Tọa đàm “Tiếp Tục đổi Mới, Nâng Cao Năng Lực, Hiệu Lực, Hiệu Quả ...
-
Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ Làm Việc Với Ban Dân Nguyện
-
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Làm Việc Tại Cà Mau
-
Phản ánh đầy đủ Tâm Tư, Nguyện Vọng Của Cử Tri Và Nhân Dân
-
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Cho ý Kiến Vào Báo Cáo Về Công Tác Dân ...
-
Giám Sát Tiếp Công Dân, Giải Quyết Tố Cáo Tại 8 Bộ Ngành Và 6 địa ...