Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Hội đồng Nhân Dân Cấp Huyện được Quy ...
Có thể bạn quan tâm
Trả lời: Theo quy định tại Điều 26 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng Nhân dân huyện có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địa phương; quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền, kinh tế, tài nguyên, môi trường, giáo dục, văn hóa - xã hội. Hội đồng Nhân dân huyện thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng Nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng Nhân dân cấp xã; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, Hội đồng Nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Điều 54 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quyết định dự án đầu tư công trình đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Quyết định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, giao thông theo quy định của pháp luật.
- Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư, bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
Theo quy định tại Điều 47 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng Nhân dân quận cơ bản cũng thực hiện phần lớn các nhiệm vụ, quyền hạn như Hội đồng Nhân dân huyện. Tuy nhiên, để phù hợp với tính chất của quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương (quận không phải là đơn vị hành chính đô thị hoàn toàn độc lập mà là một bộ phận cấu thành, có tính kết nối, liên thông cao của đô thị trực thuộc trung ương) nên Luật Tổ chức chính quyền địa phương chủ yếu giao cho Hội đồng Nhân dân quận quyết định các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự, tổ chức bộ máy, quyết định các vấn đề về ngân sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trên địa bàn và giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
Nếu so sánh với Hội đồng Nhân dân ở huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì Hội đồng Nhân dân quận không có thẩm quyền quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; quyết định các biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước,…
Từ khóa » Hdnd ở địa Phương Thực Hiện Những Nhiệm Vụ Gì
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của HĐND, UBND Huyện Trang ...
-
Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Hội đồng Nhân Dân Huyện
-
Hội đồng Nhân Dân Là Gì ? Chức Năng Của Hội đồng Nhân Dân ?
-
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ...
-
Chức Năng Nhiệm Vụ HĐND - Trang Chủ
-
Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn - Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Bình Định
-
Vị Trí Và Chức Năng Của Hội đồng Nhân Dân được Pháp Luật Quy định ...
-
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
-
[PDF] NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ...
-
[DOC] Chức Năng, Nhiệm Vụ Của HĐND Cấp Tỉnh
-
Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Hội đồng Nhân Dân Cấp Xã được Quy định ...
-
Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Hội đồng Nhân Dân Xã - Hội LHPN Việt Nam
-
Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Hội đồng Nhân Dân ... - Thành Phố Uông Bí
-
Hoạt động Của HĐND Các Cấp: Năng Lực Làm Nên Thực Quyền