Nhiếp ảnh Gia Võ An Khánh: Những Khoảnh Khắc Lịch Sử - PLO
Nhiếp ảnh gia Võ An Khánh: Những khoảnh khắc lịch sử 01/12/2009 18:01 Nhiếp ảnh gia Võ An Khánh Cậu bé đặt ống trúm trở thành nhiếp ảnh gia Thuở nhỏ, nhà nghèo, ông phải tự làm những ống trúm lươn, đi đặt lươn để gia đình có cái ăn, còn dư đem bán lại cho thương lái kiếm tiền đưa mẹ. Tám tuổi, ông cùng cô em gái sáu tuổi đã biết nấu mồi nhử lươn rồi chất 50 chiếc ống trúm xuống xuồng, đi đặt lươn từ lúc 1 giờ trưa tới chiều tối mới về nhà. “Hôm nào thấy tối mà anh em tôi chưa kịp về, mẹ tôi ngồi đứng không yên, cứ đi ra đi vào, thỉnh thoảng cứ ra bến ngó mong mà đầm đìa nước mắt” - ông nhớ lại. Đặt lươn giữa rừng nên ông phải lội xuống nước. Cỏ bắc sắt nhọn cắt hai bàn chân ông. Vết thương cứ vậy mà sưng tấy lên. Vậy mà ông vẫn phải lặn lội đặt lươn vì gia đình đang cần. Cứu trẻ em và phụ nữ Miệt U Minh ngày đó còn nhiều những heo rừng, rắn hổ. Ông lấy làm lạ là mình không bị heo rừng tấn công, rắn hổ mổ chết. Ông nhớ lại: “Việc chết chóc ai mà không sợ nhưng vì miếng cơm manh áo, sự thiếu đói của gia đình nên phải đi làm”. Đặt lươn riết, Võ An Khánh trở thành chàng thanh niên giàu kinh nghiệm trong miệt U Minh, từ cách làm mồi nhử lươn cho đến cách chọn chỗ nước có nhiều lươn “chạy” nhất. Lươn đặt được có con chết, có con sống. Con nào chết thì mẹ ông đem nấu cháo với bẹ môn ngọt, xào cà ri hoặc kho sả ớt. Ăn riết rồi cũng ngán, mẹ ông đem làm khô lươn, ăn dần. Con nào sống thì bán lại cho thương lái. Thương lái mua ép giá, không dùng tới cân mà cứ mua sa cạ. Nhà nghèo cần đồng tiền, họ trả tới đâu, mẹ ông bán tới đó. Có một lần, ông thử lấy thịt lươn chết xào lên làm mồi nhử lươn. Hôm ấy, ông đi đặt 50 ống mà không dính một con lươn nào. Ông nghĩ: “Tuy lươn là giống tanh hôi, sống trong sình lầy nhưng vẫn biết đồng loại, không ăn thịt lẫn nhau”. Thế nhưng có một thứ đồng loại lại ăn thịt đồng loại. Đó chính là con người. Đó là những viên sĩ quan độc ác của chế độ cũ. Họ hành quân, tàn sát vùng U Minh. Bắt được người, họ mổ bụng lấy gan người xào ăn. Cả gia đình Võ An Khánh đều thoát ly, tham gia kháng chiến ở Cà Mau. Bà nội mù Chiến sĩ và nghệ sĩ Năm 1957, địch lùng bắt người anh ruột của ông. Bắt không được, họ lùng bắt ông. Túng thế, Võ An Khánh bỏ nhà ra thành phố, học nghề nhiếp ảnh và làm thí công cho một hiệu ảnh. Trong vai người chụp ảnh dạo, ông vẫn làm liên lạc cho lực lượng kháng chiến ở Cà Mau. Năm 1959, ông vào căn cứ. Năm 1961, ông được phân công về Ban Tuyên huấn Cà Mau. Lúc bấy giờ, phương tiện của kháng chiến thiếu thốn đủ mọi thứ. Ban chỉ có một chiếc máy ảnh Nikkon cũ kỹ của Nhật giao cho ông. Phim đen trắng do cán bộ kinh tài của ta mua từ An Xuyên (tên cũ của thành phố Cà Mau ngày nay) đưa vào, có khi có, có khi không. Võ An Khánh chắt chiu từng tấm phim, từng bóng đèn magnésium (loại chụp một lần là bỏ) để hoàn thành trách nhiệm của người chiến sĩ - nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ông tự làm một buồng tối, pha thuốc tráng rửa và phơi ảnh. Tung chài Ông đi theo lực lượng ta, có mặt trong những thời điểm nóng nhất. Ông chọn những góc độ mới lạ nhất, những khoảnh khắc đau thương, bi tráng hay lạc quan nhất để chụp và giữ lại những hình ảnh có một không hai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của đồng bào và chiến sĩ ta giữa rừng U Minh. Ông tiết kiệm từng tấm phim, từng bóng đèn, bảo vệ kỹ chiếc máy ảnh quý giá duy nhất của thời kháng chiến đánh Mỹ và chuyển hóa những khoảnh khắc ấy trở thành vĩnh cửu. Bức ảnh Trạm quân y dã chiến ra đời trong tháng 9-1970, chụp các hoạt động của bác sĩ, y sĩ ta đang lội trong rừng tràm ngập nước, thực hiện những ca phẫu thuật cho cán bộ chiến sĩ bị thương. Dưới tấm vải dù căng giữa rừng tràm, các thầy thuốc đang sẵn sàng phẫu thuật. Một nữ chiến sĩ ta nằm trên cáng, bị thương từ chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh” của địch đang được đưa vào. Ba mươi năm sau, bức ảnh được tờ The New York Times đăng lại trên số ra ngày thứ Sáu 19-4-2000, đánh giá là một tác phẩm xuất sắc. Tác phẩm Cứu trẻ em và phụ nữ của ông chụp vào tháng 1-1971 đã khiến người xem rơi nước mắt. Du kích ấp 7, xã Khánh Lâm (Thới Bình, Cà Mau) dùng súng trường bắn đuổi chiếc trực thăng Cobra của Mỹ để quân dân cùng moi hầm, cứu được 17 người toàn trẻ em và phụ nữ. Cái sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Quân dân Khánh Lâm đã làm được một lúc hai việc vừa đánh chận, vừa moi hầm để tìm lại sự sống cho 17 con người. 17 con người ấy từ cõi chết trở về để hôm nay được làm những con người có đầy đủ phẩm giá của công dân của đất nước độc lập, tự do. Gia đình của hai ông Hai Tiều và Hai Niu luôn biết ơn những du kích dũng cảm, mưu trí. Tác phẩm này đã đạt bằng Danh dự cuộc thi Tác phẩm nhiếp ảnh quốc tế năm 1988. Trạm quân y dã chiến và thông tin trên The New York Times Không chỉ gắn bó với cuộc chiến đấu, Võ An Khánh cũng rất gắn bó với những sinh hoạt đời thường của nhân dân trong vùng kháng chiến Cà Mau. Tác phẩm Bà nội mù vừa chống gậy xuống lòng kinh giữ thăng bằng, vừa nắm tay đứa cháu nội tám tuổi để nhờ cháu đưa qua chiếc cầu khỉ nối hai bờ kinh. Toàn bộ tác phẩm cho thấy giữa U Minh hoang sơ, tình thương yêu, sự che chở và lòng hiếu thảo vẫn là những giá trị văn hóa tinh thần rực rỡ. Cuộc thi Ảnh quốc tế tổ chức tại Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1982 đã tặng Bằng danh dự cho tác phẩm này. Tác phẩm Tung chài lại nói lên một sinh hoạt khác của vùng sông nước Cà mau. Một thiếu niên tung chài ra để bắt tôm cá. Tác phẩm được tặng giải ba cuộc thi ảnh do UNESCO tổ chức và Huy chương bạc cuộc thi Ảnh toàn quốc lần thứ 12. Niềm hạnh phúc về chiều Sau năm 1975, Ông Khánh được về công tác trong Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu. Phương tiện nhiếp ảnh của ông dồi dào hơn. Ông có một máy Yashica của Nhật, một máy Leika của Đức. Ông chắt chiu những đồng lương khiêm tốn của một nghệ sĩ, sắm thêm các máy ảnh khác. Qua hết thời phim trắng đen, ông lại bắt nhịp với thời phim màu. Qua hết thời máy cơ, ông dùng đến máy kỹ thuật số, bắt nhịp qua thời số hóa. Với những chiếc máy ảnh đời cũ cũng như đời mới, Võ An Khánh thỏa nguyện phiêu lưu của mình. Ông đi khắp nước, chụp được nhiều tác phẩm mới lạ. Tỉnh Bạc Liêu được tái lập, ông có thêm nguồn cảm hứng để dạo khắp nơi, chụp và ghi nhận những khoảnh khắc tươi đẹp trong sự đổi mới của Bạc Liêu. Hàng ngàn tác phẩm nhiếp ảnh của Võ An Khánh ra đời, mỗi tác phẩm là một khoảnh khắc hiếm hoi nhưng khi cộng tất cả lại, chúng trở thành một cuốn biên niên sử đầy tính lạc quan, tính hiện thực và tính bi tráng. Nhiếp ảnh gia Võ Văn Khánh lưu giữ phim rất hay. Để bảo vệ những tấm phim đen trắng chụp trên 40 năm qua, ông cho từng cuộn phim vào bao rồi rang gạo cho chung vào, đựng trong những túi nylon lớn. Gạo rang hút ẩm rất tốt, giữ cho những tấm phim không bị tróc hay ẩm. Ít có nhiếp ảnh gia nào nghĩ ra kỹ thuật giản dị mà hữu hiệu này. Hiện nay, nhiều tác phẩm của Võ An Khánh vẫn được gửi tham gia các triển lãm ảnh ở trong và ngoài nước. Riêng ở Bạc Liêu, ảnh của ông được trưng bày trong các cơ quan văn hóa-du lịch. Khách đến Bạc Liêu tham quan không thể không trầm trồ khen ngợi tính hiện thực và tố chất thơ mộng, lãng mạn trong những bức ảnh giản dị của ông.
MẠC ĐẠI (Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM tháng 11-2009)
- Võ An Khánh tên thật là Võ Nguyên Nhân. Ông sinh năm 1938 tại Hồng Dân, Bạc Liêu. - Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là cán bộ tuyên huấn của tỉnh Cà Mau, nhiếp ảnh gia. - Những danh hiệu đã được phong tặng: Nghệ sĩ nhiếp ảnh xuất sắc Việt Nam E.VAPA; Nghệ sĩ nhiếp ảnh có cống hiến đặc biệt xuất sắc ES.VAPA; Thành viên Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế FIAP; Giải thưởng Nhà nước năm 2007; Giải thưởng Cao Văn Lầu lần thứ nhất năm 2009. |
Đừng bỏ lỡ
CLIP ĐIỀU TRA - Bài cuối: Người bẻ khóa, tiêu thụ iPhone của nhóm trộm
Đại diện VKS đề nghị bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của em gái cố NSƯT Vũ Linh
Tranh cãi kịch liệt trong vụ tranh chấp di sản của cố NSƯT Vũ Linh
Video: Cập nhật xét xử vụ tranh chấp di sản thừa kế cố NSƯT Vũ Linh đang diễn ra
Kê khai tài sản không trung thực rất nhiều cán bộ bị kỷ luật
Đặc sắc giai phẩm Xuân Ất Tỵ 2025 của báo Pháp Luật TP.HCMLENS
Phó giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk xin nghỉ hưu trước tuổi
Lãnh án tù vì nhận 450 triệu chuyển khoản nhầm mà không chịu trả
Video: Tranh cãi kịch liệt việc bà Hồng Loan có phải là con hợp pháp của cố NSƯT Vũ Linh
Vụ tranh chấp di sản của cố NSƯT Vũ Linh: Tòa tuyên Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất
Video đang xem nhiều
Video: Tuyên án vụ tranh chấp di sản thừa kế cố NSƯT Vũ Linh
Video: Người dân vây quanh Hồng Loan sau khi tuyên án vụ tranh chấp di sản cố NSƯT Vũ Linh
Diễn biến mới vụ người đàn ông cầm đá chặn xe tải nói 'đường này của tao'
Video: Tranh cãi kịch liệt việc bà Hồng Loan có phải là con hợp pháp của cố NSƯT Vũ Linh
Video: Cập nhật xét xử vụ tranh chấp di sản thừa kế cố NSƯT Vũ Linh đang diễn ra
Đọc thêm
Chính quyền TP.HCM sẽ tương tác với dân qua một ứng dụng duy nhấtLongform
01/09/2021 00:00Longform: Nhà giáo kiêm “thuyền trưởng”giúp dân nghèo vượt qua đại dịch COVID-19Longform
01/06/2021 00:00Tra điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 - TEST
01/02/2021 00:00bài testLongform
01/02/2021 00:00So sánh bão số 9 với 2 cơn bão mạnh nhất trong 15 năm quaInfographic
27/10/2020 07:22[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic
01/04/2020 00:00Mời bạn đón đọc Pháp Luật TP.HCM Xuân Canh Tý 2020Infographic
31/12/2019 00:00Thắng Myanmar 1-0, tuyển nữ Việt Nam tiến gần Olympic
01/12/2019 00:00Thủ tướng dự G7 mở rộng và vị thế mới của Việt NamInfographic
01/12/2017 00:00Test bài thử nghiệm
01/11/2017 00:00Đã ‘chốt’ 2 phương án tăng lương
08/08/2017 07:00Tôi ghét những cánh tay giơ lên
08/08/2017 06:00'VN Xanh-Năng lượng Sạch' đoạt giải 1 cuộc thi TP 2030
07/08/2017 14:32TP.HCM nghiên cứu không cấp phép xây nhà riêng lẻ
07/08/2017 06:30Vinh danh kỳ 30: Bảng vàng lại về Núi Sam, Châu Đốc
17/04/2017 06:10Đáp án kỳ 30: Vi bằng là chứng cứ để kiện đòi nợ
10/04/2017 06:20Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk
03/04/2017 00:30Tình huống kỳ 30: Nhờ lập vi bằng để khởi kiện
27/03/2017 06:10Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính
27/03/2017 00:50Vinh danh kỳ 28: Bảng vàng về với thành phố biển
20/03/2017 06:05 Đọc nhiều Tiện íchTiện ích
- Lịch tư vấn pháp luật
- Bạn đọc góp ý
- Liên hệ quảng cáo
- Thông tin tòa soạn
- Dịch vụ công CATP
- Chế độ tối
Tất cả chuyên mục
Thời sự Chính trị Thời luận Chính kiến Cùng lên tiếng Pháp luật Chat với chuyên gia Chính sách mới Luật và đời Kinh tế Pháp lý 4.0 Quản lý Doanh nghiệp - Cộng đồng Phát triển Xanh Gỡ vướng pháp lý Đơn vị tiêu biểu Tài chính Xanh Đô thị Giao thông Môi trường An ninh trật tự Hồ sơ phá án Quốc tế Sự kiện Quân sự Muôn mặt Xã hội Giáo dục Chọn trường - Chọn nghề Sức khỏe Bác sĩ online Văn hóa Ăn sạch sống khỏe Thể thao Trong nước Quốc tế Fair Play Các môn khác Video Bạn đọc Ý kiến bạn đọc Tôi muốn hỏi Cải chính Tổ ấm tôi mơ Thị trường - Tiêu dùng Nhịp sống đô thị Đèn trên biển Thư viện ảnh Chuyện ra khơi Tin tức Tài chính - Ngân hàng Xe và Luật Bất động sản Kỷ nguyên số Văn bản pháp luật Trang địa phương Video E-Magazine Infographic Ảnh Story LENS Mới nhất Xem nhiều Tin nóngTừ khóa » Võ An Khánh
-
Võ An Khánh - Sàn Art
-
Võ An Khánh – When Documentary Photographs Are No ... - Randian
-
Võ An Khánh - Kadist
-
Nghệ Sĩ Nhiếp ảnh Võ An Khánh Và Những Bức ảnh Chiến Tranh Vô Giá
-
Võ An Khánh Và Những Tấm Hình đặc Sắc Về Vùng đất Cực Nam Của ...
-
Võ An Khánh At Sàn Art - Artforum International
-
Vo An Khanh - Post Vidai
-
Vo An Khanh - Võ An Khánh - The Nguyen Art Foundation
-
Võ An Khánh - Carnegie Museum Of Art
-
MASKED FORCE Solo Exhibition By VÕ AN KHÁNH
-
Mobile Military Medical Clinic 9/1970 (Trạm Quân Y 9/1970) | Võ An ...
-
Những Bức ảnh Thời Chiến Của Nghệ Sĩ Nhiếp ảnh Võ An Khánh
-
Khi Ảnh Tư Liệu Vượt Lên Vai Trò Kỷ Vật