Nhiệt độ ấp Trứng Cút - Bật Mí Cách ấp Trứng Cút Tại Nhà ... - Kho Máy 3A
Có thể bạn quan tâm
I. Ưu và nhược điểm của phương pháp ấp trứng thủ công
Hiện nay, có hai phương pháp ấp trứng cút được áp dụng, đó là ấp trứng bằng các loại máy ấp trứng và tự ấp trứng thủ công. Tùy vào số lượng và nhu cầu của mỗi người mà sẽ có phương pháp phù hợp.
Tự làm lò ấp trứng bằng các vật dụng thô sơ là phương pháp ấp trứng thủ công được rất nhiều người nông dân thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này có những ưu và nhược điểm mà bà con cần nắm rõ để quyết định chính xác.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
Ưu điểm của cách ấp trứng cút thủ công:
- Lò ấp thủ công có thể được làm từ các loại nan tre nứa, cho trấu hoặc lúa lép, màn,.... là những vật dụng rất dễ tìm, giá rẻ, không tốn nhiều chi phí.
- Nhà xưởng để lắp đặt lò rất đơn giản, có thể sử dụng căn nhà bếp, nhà ơ hoặc nhà kho để tiến hành ấp trứng.
- Có thể tự thiết kế lò ấp trứng từ nhỏ đến lớn, phù hợp với quy mô ấp trứng của gia đình, không bị phụ thuộc vào kích thước máy.
- Qúa trình ấp khá đơn giản, không quá phức tạp, do đó có thể sử dụng nhân lực trong gia đình hoặc người lao động phổ thông.
Nhược điểm của cách ấp trứng cút thủ công
Ngoài những ưu điểm, phương pháp ấp trứng còn gặp phải một số nhược điểm khi áp dụng, đó là:
- Cách ấp trứng cút bằng đènphụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Không thể kiểm soát tuyệt đối để đạt tiêu chuẩn chế độ ấp bằng các loại máy ấp trứng chuyên dụng.
- Khi ấp trứng thủ công, người thực hiện phải trải qua nhiều công đoạn xử lý nhiệt, rất tốn công.
- Tỷ lệ ấp nở trứng không cao, đối với cút con một ngày tuổi đạt loại I khỏe mạnh, không bị khuyết tật thấp, chỉ đạt từ 65 – 70%. Trong khi đó, tỷ lệ ấp trứng bằng máy đạt đến trên 80%, đây là nhược điểm đáng để bà con lưu ý.
- Lò ấp thủ công rất khó vệ sinh, do đó khi cút con được nở ra sẽ dễ bị nhiễm bệnh, số lượng cút chết khá nhiều.
Với những nhược điểm này, cho thấy cách ấp trứng cút thủ công có hiệu quả kinh tế thấp, chỉ nên áp dụng đối với những trừng hợp áp số lượng ít.
Tuy nhiên, cách ấp trứng cút thủ công vẫn còn đang được áp dụng phổ biến tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tại đây phương pháp ấp trứng bằng các loại máy, thiết bị còn chưa được phổ biến, việc cơ khí hóa khâu ấp trứng còn gặp nhiều khó khăn. THAM KHẢO: SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI tại nhà bằng máy ép cám viên 3AII. Các giai đoạn ấp trứng bằng máy ấp trứng
Đầu tiên, cần chọn trứng để ấp, đây là phương pháp chọn lọc để loại bỏ những trứng bị hỏng. Bà con nên chọn những quả trứng đạt tiêu chuẩn và bỏ đi những quả trứng có dấu hiệu vỏ bị nứt, trứng để quá lâu bên ngoài, trứng dị dạng, trứng có kích thước quá to hoặc quá nhỏ,...
Để đảm bảo chất lượng của chim cút cùng tỷ lệ nở cao hơn, bà con nên sử dụng phương pháp ấp bằng máy ấp trứng. Tuy nhiên, cần điều chỉnh máy tùy theo từng giai đoạn để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhiệt độ ấp trứng cút sẽ có sự thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của trứng. Sau đây là những giai đoạn ấp trứng bà con cần nắm rõ:
1. Giai đoạn 6 ngày đầu:
Đây là giai đoạn trứng bắt đầu hình thành phôi thai, cùng với hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Lúc này, nhiệt độ ấp trứng cút thích hợp nhất là 37 độ C.
Khi đo bằng nhiệt kế thủy ngân thì nhiệt độ có thể chênh lệch lên 37,5 độ C vẫn có thể chấp nhận được. Bởi nhiệt độ thực tế suốt quá trình ấp, lúc để nhiệt kế thủy ngân đặt tiếp xúc trực tiếp lên trứng và sẽ có sai khác so với đầu cảm biến nhiệt độ,ngoài ra tại các vị trí khác nhau bên trong máy có thể sẽ chênh lệch về nhiệt độ.
2. Trong 6 ngày tiếp theo
Sau 6 ngày đầu tiên, trứng bắt đầu hình thành da thịt và các bộ phận nội tạng. Lúc này, nhiệt độ ấp trứng cút thích hợp nhất là 36,8 độ C, trong khi đó bản thân trứng đã có nhiệt độ từ 37 đến 37.5 độ C.
Trong giai đoạn này, bà con cần tiến hành “tắm cho trứng”. Bà con cần chọn thời gian nóng nhất trong ngày, đem trứng ra khỏi máy ấp để cho trứng được mát dần tự nhiên trong khoảng từ 10 – 15 phút. Sau đó, dùng một bình xịt nước, xịt lên xung quanh trứng để trứng ướt đều, hoặc có thể nhúng trứng vào nước rồi kéo lên, để khoảng 10 – 15 phút sau cho trứng vào ấp tiếp.
Giai đoạn này, cần cài đặt độ ẩm khoảng 50%
Lưu ý: Trong quá trình “tắm cho trứng”, bà con cần lưu ý những điều sau đây:
- Nước dùng để xịt lên trứng cũng cần đảm bảo nhiệt độ từ 32- 35 độ C, không được sử dụng nước lạnh hoặc nước nóng hơn để xịt trứng.
- Sau khi lấy trứng ra khỏi máy, cần đợi để nhiệt độ ổn định rồi xịt nước, tránh sốc nhiệt gây chết trứng.
- Tùy vào thời tiết mà thời gian tắm trứng sẽ có sự thay đổi, nếu nhiệt độ dưới 26 độ C thì nên rút ngắn thời gian nghỉ mát lại, nếu điều kiện thời tiết rét thì có thể không cho trứng nghỉ trong giai đoạn này.
3. Giai đoạn từ ngày thứ 13 đến khi trứng bắt đầu mổ vỏ
Đây là giai đoạn trứng hoàn thiện về bộ lông bên ngoài và sắp nở. Lúc này, nhiệt độ ấp trứng cút nên để 36,6 độ C. Độ ẩm: 60%
Làm mát cho trứng 2 lần mỗi ngày, khoảng thời gian thích hợp nhất là vào giữa 11 đến 12 giờ trưa và khoảng từ 2 đến 3 giờ chiều. Mỗi lần nên cho trứng nghỉ khoảng 40 rồi mới tiến hành xịt nước. Sau đó, để thêm khoảng 20 – 30 phút nữa trứng sẽ khô tự nhiên rồi cho vào máy để ấp tiếp.
Chú ý: Trong điều kiện thời tiết lạnh, nên giảm thời gian nghỉ cho trứng và thay nước xịt bằng nước nóng, không được dùng nước lạnh.
4. Giai đoạn trứng nở
Đầu tiên, chim cút sẽ mổ vỏ và dần dần nở hoàn toàn. Lúc này nên để nhiệt độ ấp trứng cút khoảng 36 độ C. Độ ẩm giữ 60%
Khi trứng nở thì không cần tiến hành xịt trứng nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp nhận thấy vết mổ vỏ bị khô, lông bị bết vào trứng thì cần xịt để bổ sung độ ẩm cho trứng. Lưu ý cũng không nên xịt quá nhiều dễ làm ướt cút con bên trong.
III. Bảo quản và vận chuyển trứng ấp
Bên cạnh các bước điều chỉnh nhiệt độ ấp trứng cút, việc bảo quản và vận chuyển trứng ấp cũng không kém phần quan trọng.
Bảo quản trứng:
Đầu tiên là khâu thu nhặt trứng: Khi cút đẻ trứng, bà con cần chú ý thu nhặt ngay khi đẻ, vì để lâu trứng sẽ bị hỏng, hoặc trứng bị nhiễm bệnh. Nhặt trứng và đặt tất cả số trứng nhẹ nhàng vào khay để tiến hành cho vào máy ấp trứng.
Sau khi thu nhặt trứng, cần bảo quản trứng hết sức cẩn thận. Đối với các vùng nông thôn, các cơ sở chăn nuôi nhỏ thì không có các kho bảo quản lạnh nên cần chú ý nhiệt độ khi bảo quản trong môi trường tự nhiên. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Để khắc phục tình trạng bảo quản trứng gây thất thoát, bà con cần xếp trứng vào khay hoặc thúng có lót trẩu hoặc rơm thì cần cho trứng vào phòng mát lập tức, tuy nhiên cần chú ý không để gió và quạt máy lùa, tráng tình trạng trứng bị bốc hơi nước.
Phòng bảo quản cũng phải đảm các tiêu chuẩn sạch sẽ, để đảm bảo thì bà con nên quét vôi để khô. Sau khi phun thuốc sát trùng Formol 2%. Giữ nhiệt độ trong phòng không được vượt quá 25 độ C trong mùa hè và không quá 20 độ C vào mùa xuân. Để đạt được nhiệt độ này, cần thiết kế phòng bảo quản phải có trần và trên mái có cây che bóng mát. Nếu trời quá nắng thì nên phun nước trên nền và quanh bên ngoài phòng trứng. Ngoài ra, không nên chứa thêm nhiều vật liệu khác trong phòng bảo quản trứng.
Nếu nhiệt độ phòng trứng lên trên 25 độ C, phôi trứng sẽ phát triển quá sớm và chết sớm, sau khoảng 2 – 3 ngày bảo quản. Cũng không thể để nhiệt độ quá thấp, dưới 5 độ C cũng sẽ làm giảm sức sống của phôi. Nhưng tốt nhất vẫn là nên ấp trứng ngay khi vừa đẻ, như vậy sẽ giảm tỷ lệ hư hại trong quá trình bảo quản. Chính vì thế, ngoài nhiệt độ ấp trứng cút thì nhiệt độ bảo quản trứng cũng rất quan trọng, cần hết sức cẩn trọng.
Ngoài ra, độ ẩm cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng giống. Phòng bảo quản trứng nên có độ ẩm từ 70 – 80 % là thích hợp nhất. Với độ ẩm trên 80%, vỏ trứng sẽ ẩm ướt và dễ dẫn tới sự phát triển của các vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho trứng. Đối với trường hợp độ ẩm thấp dưới 60% sẽ khiến nước trong trứng bị bay hơi và dẫn đến tình trạng giảm khối lượng và thiếu nước cung cấp cho phần phôi phát triển trong quá trình ấp sau này, khi cút nở ra sẽ bị sát vỏ, xù lông. Do đó, cần kiểm soát độ ẩm để trứng đạt chất lượng tốt nhất.
Bà con cũng cần lưu ý: phòng bảo quản trứng cần kín đáo, tuyệt đối không để các loại gặm nhấm và đặc biệt là chuột vào tha trứng, gây truyền nhiễm bệnh.
Vận chuyển trứng:
Khi di chuyển trứng từ vị trí thu nhặt đến nơi ấp trứng, bà con cần cẩn thận, nên xách tay hoặc thuyền để vận chuyển trứng . Nếu đi đường dài sử dụng ô tô hoặc xe máy thì cần chêm, lót để tránh va chạm, gây vỡ trứng.
Trong thời tiết mùa hè thì không nên vận chuyển trứng trong khoảng thời gian buổi trưa, nên để 16 – 17 giờ để tránh nắng nóng trực tiếp, hư hỏng trứng.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bà con đã có thêm những kinh nghiệm về nhiệt độ ấp trứng cút, cũng như cách ấp trứng cút hiệu quả nhất hiện nay. Thực hiện đúng theo kỹ thuật này, chắc hẳn tỷ lệ trứng nở sẽ cao, chim cút chất lượng và sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao cho hộ kinh doanh. Chúc quý bà con thực hiện thành công và có nhiều mùa xuất bán thành công, nâng cao đời sống gia đình.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 02422050505 – 0914567869 – 0945796556 - 0984930099
Email: khomay3a@gmail.com
Website: khomay3a.com
Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu
Từ khóa » độ ẩm ấp Trứng Cút
-
Nhiệt độ ấp Trứng Cút Phù Hợp Nhất, Chú ý Nhiệt độ Thực Trong Máy ấp
-
10 Lưu ý Nâng Cao Tỷ Lệ Nở Trứng Cút
-
Nhiệt độ ấp Trứng Cút, Cách đặt Nhiệt độ Cho Tỉ Lệ Nở Cao
-
Kỹ Thuật ấp Trứng Cút Bằng Máy, Cách ấp Cho Tỉ Lệ Nở Cao
-
Làm Sao để ấp Trứng Chim Cút Nở 95%
-
Ấp Trứng Chim Cút đúng Kĩ Thuật
-
#37 Cách ấp Trứng Cút đơn Giản Tỷ Lệ Nở Cao - YouTube
-
Nhiệt độ ấp Trứng Cút - Bật Mí Cách ấp Trứng Cút Tại Nhà Từ A-z
-
Nhiệt độ ấp Trứng Cút Là Bao Nhiêu - Hỏi đáp Mactech Việt Nam
-
Bảng Nhiệt độ ấp Trứng Gà, Vịt, Chim Trĩ…
-
Nhiệt Độ Ấp Trứng Cút - Chim Cút Ấp Bao Nhiêu Ngày Nở
-
Bảng Nhiệt độ ấp Trứng
-
Máy ấp 3500 Trứng Cút, Chim Thế Hệ Mới đầy đủ Tính Năng, Khay đảo ...
-
CÁCH NÂNG CAO TỶ LỆ NỞ CỦA CHIM CÚT