Nhiệt độ Sôi Của Dầu ăn Là Bao Nhiêu? Lưu ý Khi Sử Dụng ... - Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
- 1. Nhiệt độ sôi của dầu ăn
- 2. Nhiệt độ sôi của dầu ăn là bao nhiêu?
- 3. Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn để an toàn cho sức khỏe
- 3.1. Không sử dụng dầu ăn ở nhiệt độ cao
- 3.2. Không sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại
- 3.3. Chọn loại dầu ăn phù hợp
Dầu ăn được dùng phổ biến để thay thế các loại mỡ động vật khác nhau. Tuy nhiên, nếu sử dụng dầu ăn không đúng cách gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Chính vì vậy, nhiệt độ sôi của dầu ăn là bao nhiêu cũng như cách dùng dầu ăn an toàn như thế nào dành được sự quan tâm của rất nhiều người.
1. Nhiệt độ sôi của dầu ăn
Nhiệt độ sôi của dầu ăn, hay còn gọi là nhiệt độ chiên là mức nhiệt độ giới hạn an toàn cho sức khỏe, nếu chế biến thức ăn vượt quá mức nhiệt này sẽ trở thành chất độc gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư,...
Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm khác nhau trên thế giới đã chứng minh rằng khi chế biến các loại thực phẩm mà dầu ăn vượt quá mức nhiệt độ sôi sẽ phân hủy, bị oxy hóa và tạo ra các chất như Aldehyde và Lipid Peroxide - đây là những chất gây ra căn bệnh ung thư và tim mạch.
2. Nhiệt độ sôi của dầu ăn là bao nhiêu?
Dầu ăn là nguyên liệu rất phong phú và đa dạng. Chúng được tinh lọc từ nguồn gốc động vật hay thực vật. Theo đó, có thể kể đến một số loại dầu ăn như dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, bơ sữa bò trâu... Dầu ăn tồn tại ở thể lỏng trong môi trường nhiệt độ bình thường.
Tùy vào nguồn gốc cũng như quy trình chế biến mà nhiệt độ sôi có sự chênh lệch giữa các loại dầu ăn. Để kiểm tra chính xác nhiệt độ dầu sôi trong quá trình nấu nướng, chúng ta b có thể sử dụng máy đo nhiệt độ tiếp xúc.
Dưới đây là bảng thông tin về nhiệt độ sôi của một số loại dầu ăn phổ biến hiện nay mà chúng ta cần nắm vững để chế biến thực phẩm an toàn và khoa học nhất.
Đọc thêm bài viết: Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng!
Có thể thấy, với mỗi loại dầu ăn khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau. Vì vậy, khi chế biến thức ăn, chúng ta cần phải để ý nhiệt độ sôi của loại dầu ăn mình đang sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.
3. Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn để an toàn cho sức khỏe
Để đảm bảo vừa chế biến được thực phẩm thơm ngon cũng như giữ được các chất dinh dưỡng có trong đó, cần phải nắm vững về nhiệt độ sôi của các loại dầu ăn cũng như các nguyên tắc sử dụng dầu ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiệt độ nấu ăn an toàn tại nhà cụ thể như sau:
- Nhiệt độ chiên : 160 - 180 độ.
- Nhiệt độ xào: 120 độ.
- Nhiệt độ nướng: Trung bình 180 độ.
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn để an toàn cho sức khỏe.
3.1. Không sử dụng dầu ăn ở nhiệt độ cao
Vấn đề cần lưu ý đầu tiên khi dùng dầu ăn chế biến thực phẩm là không sử dụng dầu ăn ở nhiệt độ cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong dầu ăn và tạo ra các chất có hại cho sức khoẻ.
Khi chế biến thức ăn cần để dầu ở nhiệt độ vừa phải, nhất là các món chiên thì không được để dầu bị cháy. Khi nấu nướng, cách tốt nhất là để chảo thật nóng rồi mới cho dầu và thực phẩm vào.
3.2. Không sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại
Vì mục đích tiết kiệm nên sử dụng dầu ăn đã chiên đi chiên lại nhiều lần là thói quen của không ít người. Tuy nhiên, đây lại là thói quen có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo để an toàn nhất, bạn nên sử dụng dầu ăn cho một lần. Nguyên nhân là vì khi dầu ăn đun sôi lại nhiều lần sẽ dễ bị oxy hoá. Quá trình oxy hóa khiến cho các vitamin và các chất dinh dưỡng có trong dầu ăn cũng mất đi.
Không những vậy, việc sử dụng dầu ăn lại nhiều lần sẽ khiến mùi vị, màu sắc của thức ăn cũng sẽ thay đổi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vị giác và đặc biệt là sức khỏe.
Có thể bạn chưa biết: Nguy cơ ung thư phổi đến từ khói dầu ăn trong nhà bếp.
3.3. Chọn loại dầu ăn phù hợp
Chọn dầu ăn phù hợp với nhu cầu của từng thành viên trong gia đình cũng như phù hợp với các loại thực phẩm cần chế biến là lưu ý tiếp theo khi sử dụng dầu ăn an toàn cho sức khỏe.
Theo đó, các chuyên gia cũng như các bác sĩ khuyến cáo trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu ăn: thứ nhất là loại phù hợp cho chiên, rán (loại dầu có khả năng chịu nhiệt cao), thứ hai là loại dầu chỉ dùng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, làm salad, gỏi (ví dụ như dầu hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu…)
Để có sức khỏe tốt thì nhiệt độ sôi của dầu ăn là bao nhiêu đạt mức độ an toàn cần phù hợp với loại thực phẩm chế biến. Ngoài ra, khi chế biến thức ăn nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật. Nguyên nhân là vì mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, còn dầu thực vật lại có tác dụng cung cấp các axit béo không no (cụ thể là omega3 và omega6).
Theo các nghiên cứu, việc sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật nên phân chia theo đối tượng người dùng. Với những đối tượng là trẻ em và người khỏe mạnh nên sử dụng song song dầu thực vật và mỡ động vật theo tỷ lệ 50-50.
Với những người mắc chứng béo phì, cholesterol cao, mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường thì chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng béo. Còn với những người mắc các căn bệnh về tim mạch thì nên dùng hoàn toàn dầu thực vật.
Ăn đồ chiên rán có thể khiến bạn mắc 4 căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này
Từ khóa » Dầu Mỡ Sôi Bao Nhiêu độ
-
Nhiệt độ Sôi Của Dầu ăn Là Bao Nhiêu?
-
Nhiệt độ Sôi Của Dầu ăn Là Bao Nhiêu? Lưu ý Khi Sử Dụng Dầu ăn để ...
-
Dầu ăn Sôi Bao Nhiêu độ? Lưu ý Khi Sử Dụng Dầu ăn - Việt Cook
-
Nhiệt Độ Sôi Của Dầu Ăn Bạn Cần Biết Để Đảm Bảo An Toàn Sức ...
-
Nhiệt độ Sôi Của Mỡ Lợn - Trade-.vn
-
Nhiệt độ Chiên Và Cách Dùng Dầu ăn đúng Chuẩn - Bách Hóa XANH
-
Top 13 Dầu Mỡ Sôi Bao Nhiêu độ
-
Top 13 Dầu Mỡ Sôi ở Nhiệt độ Bao Nhiêu
-
Vì Sao Tuyệt đối Không được đổ Nước Vào Dầu Sôi Khi đang Làm Bếp?
-
Nhiệt Độ Sôi Của Mỡ Lợn Có Thực Sự Có Hại ...
-
Nhiệt Độ Sôi Của Dầu Ăn - Dầu Sôi Ở Nhiệt Độ Bao Nhiêu
-
Nhiệt độ Sôi Của Mỡ Lợn
-
Cách Sử Dụng Các Loại Dầu Và Mỡ Tốt Nhất Cho Sức Khoẻ
-
Dầu Sôi Bao Nhiêu Độ - Trang Tin Y Học Thường Thức, Bệnh Và Thuốc ...
-
MỐI NGUY HIỂM VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐÁM CHÁY DẦU, MỠ KHI NẤU ĂN