Nhiệt Kế điện Tử Có Tốt Không? Ưu, Nhược điểm Của Các Loại Nhiệt Kế ...
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt kế là một thiết bị mà gần như trong gia đình nào cũng có tối thiểu 1 chiếc. Bên cạnh nhiệt kế thủy ngân truyền thống, nhiệt kế điện tử cũng được rất nhiều người quan tâm.
Nội dung dưới đây, BookingCare sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin về cách đọc chỉ số trên nhiệt kế điện tử, các loại nhiệt kế điện tử, ưu nhược điểm của từng loại để bạn đọc lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho gia đình mình.
Nguyên lý hoạt động của nhiệt kế diện tử
Cấu tạo của nhiệt kế điện tử thường bao gồm 3 phần chính
- Bộ phận cảm biến: Là nơi để tiếp nhận bước sóng của cơ thể,
- Bộ phận màn hình LCD: Là nơi trả về kết quả nhiệt độ trên cơ thể của bạn.
- Nút nguồn: Để bật nhiệt kế điện tử khi sử dụng.
Nhiệt kế điện tử sử dụng cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ. Cảm biến được kết nối với một bảng vi mạch điện tử được lập trình sẵn. Khi quá trình đo diễn ra, cảm biến sẽ thu thập thông tin, truyền đến bảng điều khiển và sau đó được hiển thị trên màn hình kết quả đo.
Nhiệt kế điện tử có tốt không?
Nhiệt kế điện tử có nhiều ưu điểm hơn so với nhiệt kế thủy ngân truyền thống như:
- Thời gian cho kết quả nhanh hơn
- Ít nguy hiểm hơn
- Có thể sử dụng trong hầu hết các loại môi trường
- Giảm cảm giác khó chịu khi đo
- Dễ dàng đo cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tuy nhiên, trên thực tế nhiệt kế thủy ngân vẫn là loại nhiệt kế có độ chính xác cao nhất cho đến nay.
Nhưng cũng không có nghĩa rằng như vậy thì nhiệt kế điện tử không chính xác. Mỗi loại nhiệt kế điện tử điều trải qua quá trình kiểm tra về độ chính xác, bạn đọc cần nắm được thông số này cũng như đọc chi tiết các đánh giá về độ chính xác của nhiệt kế điện tử.
Nên chọn nhiệt kế điện tử nào? Cách đọc nhiệt kế điện tử
Không giống như nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử có nhiều loại hơn:
- Loại truyền thống: Có thể dùng kẹp nách hoặc đo tại hậu môn
- Loại hồng ngoại: Có thể đo tại trán, miệng, tai
Riêng đối với trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi, cần dùng loại nhiệt kế truyền thống. Nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn và dùng nhiệt kế hồng ngoại cho độ tuổi này thường mang lại kết quả không chính xác.
Trước khi mua nhiệt kế điện tử, bạn cần xác định rõ mình cần mua loại nhiệt kế dùng cho ai, sau đó đến xem chi tiết về độ chính xác của loại nhiệt kế đó, đưa ra nhu cầu về chức năng cần thiết rõ ràng để chọn được loại nhiệt kế phù hợp nhất.
Với mỗi loại nhiệt độ ở tai, nách hay trán... sẽ có khoảng nhiệt độ riêng, bạn đọc nên lưu ý điều này để đọc đúng. Một người được xác định là sốt khi:
- Khi nhiệt độ ở miệng đo được > 37.5 độ C (tương đương 99.5 độ F)
- Khi nhiệt độ ở nách đo được > 37.2 độ C (tương đương 99 độ F)
- Khi nhiệt độ ở tai đo được > 38 độ C (tương đương 100.4 độ F)
- Khi nhiệt độ tại trán từ 37.5 độ C trở lên
- Khi nhiệt độ ở hậu môn đo được > 38 độ C (tương đương 100.4 độ F)
Trong trường hợp cần thiết, vẫn có thể dùng nhiệt độ thủy ngân để đo lại nhiệt độ để xác định tình trạng sốt.
Ưu, nhược điểm của các loại nhiệt kế điện tử
Dưới đây là một số loại nhiệt kế điện tử phổ biến đang được nhiều người ưa chuộng được BookingCare tổng hợp.
1. Nhiệt kế điện tử hồng ngoại đo trán Microlife FR1MF1
Ưu điểm | Nhược điểm |
Cho nhiệt độ nhanh và chính xác trong vòng 1 giây Sai số nhỏ: 0,2 độ C Đo nhiệt độ không cần chạm: cách trán từ 1-3cm Chức năng cảnh báo sốt 10 tiếng bíp nhanh liên tục, màn hình chuyển sang màu đỏ Bộ nhớ: 30 lần đo Độ chính xác của máy đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại Châu Âu và được các bác sỹ khuyên dùng Có thể đo nhiệt độ các mặt phẳng khác: nước tắm, sữa, thức ăn | Chỉ dùng để đo tại trán, không dùng được cho các vị trí khác nên không phù hợp với trẻ quá nhỏ. Do đo không chạm nên dễ bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến nhiệt độ đo được. Nhiều người dùng có phản hồi rằng sản phẩm dùng được khoảng 1 năm thì bắt đầu xảy ra lỗi không đo được nhiệt độ. |
Giá tham khảo: 800.000 - 900.000đ
2. Nhiệt kế điện tử hồng ngoại đo trán không chạm Yamada
Ưu điểm | Nhược điểm |
Cho kết quả nhanh sau 1 giây Độ chính xác: ±0.2℃ Cảnh báo thân nhiệt cao: Đèn 3 màu, chuông kêu Có thể đo các mặt phẳng khác: Sữa, nước, đồ ăn, nhiệt độ phòng Bộ nhớ: 10 lần đo Được thiết kế chống bụi bẩn Có chế độ tự động tắt | Chỉ dùng để đo tại trán, không dùng được cho các vị trí khác nên không phù hợp với trẻ quá nhỏ. Do đo không chạm nên dễ bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến nhiệt độ đo được. Nhiều khách hàng phản hồi máy chưa được nhạy, giữa mỗi lần đo cần cách nhau khoảng 10 giây. |
Giá tham khảo: 600.000 - 700.000đ
3. Nhiệt Kế Điện Tử đo đa điểm Beurer FT65
Ưu điểm | Nhược điểm |
Đo được 2 vị trí: đo tai, trán Cho kết quả nhanh: sau 1 giây ở tai và khoảng 5 giây ở trán Độ chính xác: Sai số trong khoảng đo tai/trán: ±0.8°C Cảnh báo thân nhiệt cao: Đèn 2 màu Có thể đo các mặt phẳng khác: Sữa, nước, đồ ăn, nhiệt độ phòng Bộ nhớ: 10 lần đo Có chế độ tự động tắt | Sản phẩm không dùng được cho trẻ sơ sinh. Với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, thực tế có thể có trường hợp lỗ tai không vừa với đầu đo nhiệt độ của sản phẩm. Độ sai số nhiệt độ lớn hơn các sản phẩm nhiệt kế hồng ngoại khác. Nhiều khách hàng trên Amazon cũng phản hồi rằng sản phẩm này cho nhiệt độ ở tai chính xác hơn ở trán. Nhiều khách hàng đánh giá là sản phẩm không chuyển sang được chế độ đo bề mặt khác như sữa hay nước.
|
Giá tham khảo: 800.000 - 900.000đ
4. Nhiệt kế điện tử đo tai Omron TH-839S
Ưu điểm | Nhược điểm |
Cho kết quả nhanh: sau 1 giây Độ chính xác: ±0.2°C Cảnh báo thân nhiệt cao Bộ nhớ: 09 lần đo Có chế độ tự động tắt sau 1 phút Sản phẩm có sẵn 21 nắp đầu dò | Chỉ đo được nhiệt độ tai, không đo được các vị trí cũng như các mặt phẳng khác. Không có đèn ở màn hình LCD, vì vậy sẽ khó khăn trong việc đo nhiệt độ vào ban đêm |
Giá tham khảo: 700.000 - 800.000đ
5. Nhiệt kế kẹp nách Omron MC-246
Ưu điểm | Nhược điểm |
Có thể đo ở miệng, nách hoặc hậu môn. Chính xác hơn tới 0.1°C Có kết quả đo sau 60 giây. Có nhớ kết quả của đo ngay trước đó Có tín hiệu báo khi đã có kết quả đo Không thấm nước | Nên thay vỏ bọc đầu đo mỗi khi đo xong, nhà sản xuất đã tặng kèm 5 đầu vỏ bọc. Màn hình không có đèn sáng nên khi đo vào ban đêm sẽ khó xem kết quả.
|
Giá tham khảo: 110.000đ
6. Nhiệt kế điện tử kẹp nách Microlife MT500
Ưu điểm | Nhược điểm |
Có thể đo ở miệng, nách hoặc hậu môn. Chính xác hơn tới 0.1°C Có kết quả đo sau 30 giây. Có nhớ kết quả của đo ngay trước đó Không thấm nước | Cần căn thời gian để biết đã đo xong. Màn hình không có đèn sáng nên khi đo vào ban đêm sẽ khó xem kết quả.
|
Giá tham khảo: 80.000 - 110.000đ
Trên đây là tổng hợp của BookingCare về nhiệt kế điện tử, ưu nhược điểm của một số loại nhiệt kế điện tử đang được ưu chuộng. Mong rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc đang tìm kiếm một sản phẩm nhiệt kế điện tử cho gia đình mình.
Từ khóa » đo Nhiệt Kế
-
Cách đọc Nhiệt Kế Thủy Ngân Và Vị Trí đo để Có Kết Quả Chính Xác Nhất
-
Hướng Dẫn 3 Cách đo Nhiệt Kế Chính Xác Và đúng Cách Tại Nhà
-
Các Loại Nhiệt Kế Thường Dùng Và Cách Sử Dụng | Vinmec
-
Cách đo Nhiệt Kế Thủy Ngân Chính Xác, An Toàn | Vinmec
-
Mua Online Nhiệt Kế Chính Hãng, Giá Cực Tốt | Tiki
-
Cách đo Nhiệt Kế Thủy Ngân - Hướng Dẫn Sử Dụng An Toàn
-
Cách Sử Dụng Nhiệt Kế Thủy Ngân đo Nhiệt độ Cơ Thể đúng Cách
-
ĐO NHIỆT ĐỘ Ở ĐÂU LÀ CHÍNH XÁC
-
Nhiệt Kế Thủy Ngân: Dùng Sao Cho đúng để Không Bị Ngộ độc Thủy ...
-
Nhiệt Kế, Dụng Cụ đo Nhiệt độ Nước Tắm, đồ Cho Bé
-
Sốt Nên đo Nhiệt độ ở đâu? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nhiệt Kế Hồng Ngoại AOJ-20A
-
Cách Dùng Nhiệt Kế THỦY NGÂN & Nhiệt Kế ĐIỆN TỬ - YouTube