Nhiệt Kế Thủy Ngân: Dùng Sao Cho đúng để Không Bị Ngộ độc Thủy ...

Nhiệt kế thủy ngân (còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân) là dụng cụ y tế quen thuộc của mỗi gia đình. Biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách sẽ giúp bạn chủ động theo dõi bệnh tình và có cách xử lý nhanh khi dụng cụ này chẳng may rơi vỡ. 

Ngày nay, mặc dù các dụng cụ nhiệt kế điện tử ngày càng phổ biến nhưng cặp nhiệt độ thủy ngân vẫn được sử dụng rộng rãi. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách và an toàn, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Nhiệt kế thủy ngân là gì?

Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế có chứa thủy ngân bên trong. Đây là một chất có thể giãn nở khi nhiệt độ tăng, vì thế thủy ngân được ứng dụng để đo nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thủy ngân tới sức khỏe là không tốt nên bạn cần nắm rõ cách sử dụng nhiệt kế này để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Cặp nhiệt độ thủy ngân có thước đo và các chỉ số, khi nhiệt độ thay đổi, cột thủy ngân ở giữa sẽ nâng lên hay hạ xuống phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể cần đo. Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách sẽ cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác.

Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân 

Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân

Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng cặp nhiệt độ thủy ngân đúng cách:

1. Lau sạch nhiệt kế trước khi dùng

Trước khi sử dụng nhiệt kế, bạn cần phải lau sạch nhiệt kế. Bạn nên dùng một miếng bông gòn, thấm cồn và lau sạch đầu nhiệt kế, tức là vùng kim loại sẽ tiếp xúc với cơ thể bạn khi đo.

2. Cách đo nhiệt kế thủy ngân

Sau khi lau sạch, bạn có thể đo nhiệt độ cho trẻ hay cho chính bạn bằng cách cầm cán của nhiệt kế và lắc thật mạnh nhiệt kế cho xuống dưới mức 35°C. Động tác này sẽ giúp cột thủy ngân xuống đến mức thấp nhất trong nhiệt kế, vì thế khi đo nhiệt độ, cột thủy ngân có thể giãn nở và đo chính xác hơn.

Sau đó, bạn cho nhiệt kế vào vị trí đo và giữ nguyên dụng cụ này ở vị trí đó ít nhất từ 5-7 phút rồi rút ra đọc kết quả.

3. Vị trí cặp nhiệt độ thủy ngân

Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân ở 3 vùng trên cơ thể:

  • Dưới nách: đo nhiệt độ bằng cách kẹp nhiệt kế vào nách là cách phổ biến nhất
  • Dưới lưỡi: thường dùng cho người lớn và thanh thiếu niên
  • Ở hậu môn: vùng này cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thường được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cặp nhiệt độ bao lâu thì được? Sau khi xác định được vùng cơ thể mà bạn muốn đo, bạn sẽ đặt đầu nhiệt kế tại đó và chờ trong khoảng 5 – 7 phút, thời gian cần thiết để cột thủy ngân dâng cao lên và xác định nhiệt độ chính xác. Bạn không nên xê dịch nhiệt kế trong thời gian chờ đợi vì có thể làm sai lệch kết quả.

Sau khi chờ xong, bạn sẽ lấy nhiệt kế ra, đọc chỉ số nhiệt độ trên dụng cụ, là nơi mà cột thủy ngân dâng lên. Khi cơ thể bạn vượt quá 370C, bạn có thể đang bị sốt. Trường hợp nhiệt độ cao hơn 390C, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

4. Bảo quản nơi khô ráo sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng, bạn nên lắc cho cột thủy ngân về mức thấp nhất, khử trùng và bảo quản nơi khô ráo, an toàn. Nếu bạn dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ hậu môn, bạn chỉ nên dùng để đo vùng này mà thôi. Bạn nên mua một nhiệt kế khác để đo những vùng khác của cơ thể như miệng và nách.

Cách đo nhiệt kế thủy ngân khá đơn giản nhưng nếu thủy ngân vỡ thì lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân, bạn cũng cần biết bảo quản loại nhiệt kế này để tránh nhiễm độc. Vì thủy ngân là một chất độc đối với cơ thể, tốt nhất là bạn nên để xa tầm tay trẻ em và luôn cẩn thận tránh làm vỡ nhiệt kế nhé.

Nếu nhiệt kế bị vỡ, hãy xem ngay cách dọn nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để có cách xử lý đúng và an toàn nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » đo Nhiệt Kế Mấy Phút