Nhiệt Kế Thủy Ngân Là Gì? 5 Cách đo Thân Nhiệt Bằng Nhiệt Kế
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu nhiệt kế thủy ngân đã được dùng trong cuộc sống với công dụng đo thân nhiệt, nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước,… Tuy nhiên nhiều người vẫn không hiểu đúng về nhiệt kế thủy ngân và không biết cách đo thân nhiệt bằng nhiệt kế. Cùng tìm hiểu nhiệt kế thủy ngân là gì và 5 cách đo thân nhiệt dưới đây!
Nhiệt kế thủy ngân là gì?
Nhiệt kế thủy ngân là dụng cụ y tế do nhà vật lý học Daniel Gabriel Fahrenheit ở Amsterdam (1714) phát minh ra, được dùng phổ biến để đo thân nhiệt cơ thể, đo nhiệt độ nước, đo nhiệt độ cơ thể và các dung dịch,…
5 cách đo thân nhiệt chính xác bằng nhiệt kế
Đo chính xác thân nhiệt để bạn có thể nhanh chóng dự đoán được tình trạng bệnh và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là 5 cách đo thân nhiệt chính xác nhất.
Đo nhiệt độ ở nách
Cách đo thân nhiệt ở nách bằng nhiệt kế thủy ngân rất đơn giản. Đầu tiên bạn vẩy thế nào cho cột thủy ngân trong nhiệt kế xuống đến dưới vạch 35 độ. Tiếp theo bạn đặt chiếc nhiệt kế dọc theo thân người sao cho đầu nhiệt kế nằm đúng vị trí đỉnh hõm nách đồng thời mặt số quay vào trong người. Sau đó bạn lấy cánh tay kẹp và giữ trong vòng 5 phút. Cuối cùng, bạn lấy nhiệt kế ngang tầm mắt và đọc kết quả hiển thị trên dụng cụ. Khi nhiệt độ cho kết quả từ 37.5 độ C trở lên nghĩa là cơ thể đang bị sốt.
Đo thân nhiệt ở nách bằng nhiệt kế thủy ngân có nhiều ưu điểm vượt trội. Thứ nhất, chi phí mua nhiệt kế rẻ và dễ sử dụng. Nếu bạn thực hiện đo nhiệt độ đúng cách sẽ cho ra kết quả có độ chính xác cao, ít sai số. Đồng thời, với phương pháp đo thân nhiệt này có thể thực hiện cho nhiều người liên tục. Do đó đây là phương pháp được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện. So với đo nhiệt độ ở hậu môn hay ở miệng thì phương pháp này đảm bảo an toàn hơn nhiều.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhỏ. Nhược điểm dễ nhận thấy nhất đó là đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân cho kết quả lâu và nếu thực hiện sai cách thì kết quả cho ra rất dễ bị sai lệch. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân không có chức năng cảnh báo khi sốt cao. Hơn nữa, dùng nhiệt kế thủy ngân khó đọc kết quả bởi cách vạch thường nhỏ và mờ.
Đo nhiệt độ ở miệng
Với phương pháp đo thân nhiệt ở miệng thì các chuyên gia khuyên rằng không nên áp dụng cho trẻ dưới 5 tuổi. Bởi ở độ tuổi này trẻ chưa đủ nhận thức và có nguy cơ cắn, làm vỡ thủy tinh và làm chảy thủy ngân bên trong nhiệt kế gây nhiều nguy hiểm. Ngoài ra, bạn vẫn có thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo thân nhiệt như thông thường.
Để đo thân nhiệt bằng phương pháp này, trước hết bạn cần vệ sinh sạch sẽ đầu nhiệt kế trước khi dùng. Tiếp đến bạn cũng vẩy nhiệt kế đến dưới vạch 35 độ C. Sau đó bạn đặt đầu chiếc nhiệt kế thủy ngân xuống dưới lưỡi và để trong vòng 3 phút thì lấy ra và đọc kết quả.
Ưu điểm của phương pháp đo nhiệt độ ở miệng đó là cho ra kết quả có độ chính xác cao, sai số thấp. Đồng thời phương pháp này cũng không bị các yếu tố bên ngoài như quy trình đo, nhiệt độ môi trường tác động vào. Ngoài ra, chi phí mua nhiệt kế cũng rẻ hơn nhiều so với các loại nhiệt kế điện tử.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp này đó là chỉ sử dụng được cho trẻ đã nhận thức được sự nguy hiểm. Nếu dùng cho trẻ dưới 5 tuổi rất dễ gây nguy hiểm, thậm chí là gây sát thương.
Đo thân nhiệt tại hậu môn
Để đo thân nhiệt ở hậu môn, trước hết bạn cần lấy xà phòng để làm sạch rồi dùng nước mát rửa lại. Tiếp đến, bạn lắc nhiệt kế sao cho thủy ngân bên trong dụng cụ xuống dưới mức 35 độ C. Sử dụng các chất bôi trơn để phần đầu bạc có thể đưa vào hậu môn dễ dàng hơn. Đặt bé nằm sấp xuống dưới một mặt phẳng chắc chắn và giữ bàn tay ở ngay dưới lưng (bên trên mông một chút). Tiếp đến, đưa phần đầu bạc của nhiệt kế vào trực tràng sâu khoảng 1,5 – 2,5cm và giữ trong khoảng 2 phút. Cuối cùng bạn rút nhiệt kế ra và đọc kết quả hiển thị trên dụng cụ. Khi kết quả cho ra từ 38 độ C trở lên nghĩa là bé đã bị sốt.
Sau khi đo xong nhớ dùng xà phòng để làm sạch dụng cụ, để khô ráo và bảo quản thật cẩn thận. Khi kết quả cho ra nhiệt độ từ 38 độ C trở lên là trẻ đang bị sốt. Ưu điểm của phương pháp đo thân nhiệt này có thể thực hiện cho tất cả các đối tượng. Đồng thời, kết quả đo nhiệt độ tại hậu môn bằng nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác cao, chi phí mua dụng cụ rẻ. Bên cạnh đó, nhược điểm của phương pháp này đó là nếu không cẩn thận dễ gây tổn thương cho hậu môn.
Đo thân nhiệt ở bẹn
Đo thân nhiệt ở bẹn thường là phương pháp dùng để xác định nhiệt độ cho đối tượng là trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử đều được.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng xà phòng rửa sạch và rửa lại bằng nước mát. Tiếp theo đặt phần đầu nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp với phần da ở bẹn sau đó kẹp chặt và giữ nguyên từ 2 – 4 phút. Cuối cùng là rút ra và đọc kết quả hiển thị trên dụng cụ.
Đo nhiệt độ ở tai
Với phương pháp đo nhiệt độ ở tai đặc biệt không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và chỉ sử dụng với nhiệt kế điện tử. Ở phương pháp đo nhiệt độ ở tai cần được dùng riêng nhiệt kế và mỗi lần dùng phải thay đầu dò.
Các bước thực hiện như sau: kéo tai ngược về sau và hướng lên trên để cho ống tai thẳng và dễ cho nhiệt kế vào trong hơn. Tiếp theo, cho nhiệt kế vào bên trong cho tới khi vừa khít rồi giữ nút 1s và rút ra ngay lập tức rồi đọc kết quả.
Trên đây là những thông tin về dụng cụ nhiệt kế thủy ngân và 5 cách đo nhiệt độ phổ biến nhất được áp dụng rộng rãi. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe cho gia đình.
Từ khóa » Cách đo Nhiệt độ Phòng Bằng Nhiệt Kế
-
Cách để Đo Nhiệt độ Phòng - WikiHow
-
TOP 4 ứng Dụng đo Nhiệt độ Trong Phòng Tốt Nhất Hiện Nay
-
Cách đo Nhiệt độ Phòng Bằng ứng Dụng Nhiệt Kế Cực Chính Xác
-
Cách đọc Nhiệt Kế Thủy Ngân Và Vị Trí đo để Có Kết Quả Chính Xác Nhất
-
Hướng Dẫn 3 Cách đo Nhiệt Kế Chính Xác Và đúng Cách Tại Nhà
-
ĐO NHIỆT ĐỘ PHòNG BẰNG ĐIỆN THOẠI THôNG MINH CỦA BẠN
-
Cách đo Nhiệt độ Ngoài Trời Bằng điện Thoại - Viettel Store
-
Top 10 App ứng Dụng đo Nhiệt độ Phòng Bằng điện Thoại Tốt Nhất
-
Cách đo Nhiệt độ Phòng
-
Bật Mí Cách đo Nhiệt độ Bằng Nhiệt Kế Hồng Ngoại Hiệu Quả Bạn Cần ...
-
Các Loại Nhiệt Kế Thường Dùng Và Cách Sử Dụng | Vinmec