Nhiệt Lượng Là Gì ? Công Thức Tính Nhiệt Lượng Là Gì ? Đặc điểm Và ...

Home » Vật Lý » Nhiệt lượng là gì ? Công thức tính nhiệt lượng là gì ? Đặc điểm và bài tập Vật Lý Nhiệt lượng là gì ? Công thức tính nhiệt lượng là gì ? Đặc điểm và bài tập admin.ta 2 Tháng Mười, 2023 11 Views 0 SaveSavedRemoved 0
cong thuc tinh nhiet luong

Công thức tính nhiệt lượng trong vật lý lớp 8 lớp 9 cho bạn biết được cách tính nhiệt lượng của một vật nhanh chóng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để khám phá những thông tin hữu ích nhất nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Cách tính công suất điện tiêu thụ
  • Công thức tính vật tốc tức thời

Định nghĩa Nhiệt lượng là gì ?

Tóm tắt nội dung

  • 1 Định nghĩa Nhiệt lượng là gì ?
  • 2 Đặc điểm của nhiệt lượng
  • 3 Công thức tính nhiệt lượng
  • 4 Bài tập minh họa cách tính nhiệt lượng

– Nhiệt lượng được hiểu là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

– Nhiệt lượng của một vật thu vào để có thể làm nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố:

  1. Khối lượng của vật: khi khối lượng của vật càng lớn đồng nghĩa với việc nhiệt lượng của vật thu vào cũng càng lớn.
  2. Độ tăng nhiệt độ: khi độ tăng nhiệt của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật hấp thụ cũng sẽ càng lớn.
  3. Chất cấu tạo nên vật: tùy thuộc vào mỗi chất lại có một nhiệt dung riêng khác nhau do đó, nhiệt lượng của chúng cũng khác nhau.

– Nhiệt lượng có đơn vị là Jun (J)

cong thuc tinh nhiet luong

Đặc điểm của nhiệt lượng

– Nhiệt lượng của vật cần thu nhằm phục vụ cho quá trình làm nóng lên hoàn toàn phụ thuộc vào khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật cùng nhiệt dung riêng của chất liệu làm nên nó.

– Nhiệt lượng riêng cao: là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng nhiên liệu trong bơm

– Nhiệt lượng riêng thấp: nhiệt lượng riêng cao loại trừ nhiệt bốc hơi của nước được giải phóng và tạo ra trong cả quá trình đốt cháy mẫu nhiên liệu.

– Nhiệt dung của nhiệt lượng kế: là lượng nhiệt cần thiết để đốt nóng nhiệt lượng kế lên 1 độ C ở điều kiện tiêu chuẩn hay còn được gọi là giá trị nước của nhiệt lượng kế.

cach tinh nhiet luong

Công thức tính nhiệt lượng

Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.∆t

– Trong đó:

  • Q là nhiệt lượng của vật thu vào hay tỏa ra. Đơn vị tính: Jun (J) hoặc KJ. Nó cũng có thể tính bằng đơn vị Calo hay Kcal (1kcalo = 1000 calo và 1 calo = 4,2J)
  • m là khối lượng riêng của vật, được tính bằng kg
  • c là nhiệt dung riêng được đo bằng J/kg.K. Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết được nhiệt lượng cần thiết để có thể làm 1 kg chất đó tăng lên 1 độ C.

∆t là sự thay đổi của nhiệt độ hay có thể hiểu là sự biến thiên nhiệt độ

∆t = t2 – t1

  • Nếu ∆t > 0 thì vật tỏa ra nhiệt
  • Nếu ∆t < 0 thì vật thu nhiệt

Bài tập minh họa cách tính nhiệt lượng

Bài tập 1: Tìm nhiệt lượng cần thiết truyền vào 5 kg đồng giúp thay đổi nhiệt độ từ 20 độ C lên 50 độ C.

– Hướng dẫn giải:

Dựa vào công thức tính nhiệt lượng Q = m.C.Δt

Q=5.380.(50−20) = 57000 (J).

Từ đó tính ra nhiệt lượng cần truyền vào 5kg đồng giúp nhiệt độ tăng từ 20 độ C lên 50 độ C sẽ là:

Q = 57000 (J) Q=57000 (J)

Bài tập 2: Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu 20 độ C. Hiệu suất đun sôi của ấm là 90%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước đước coi là có ích.

a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

b) Tính nhiệt lượng mà ấm điện đã tỏa ra khi đó.

c) Tính thời gian cần thiết để đun sôi lượng nước trên.

– Hướng dẫn giải:

a) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên là:

Qi = m.c.∆t = m.c.(t2 – t1) = 4200.2.(100-20) = 672000J

b) Nhiệt lượng mà ấm đã tỏa ra khi đó là:

H = Qi/Qtp => Qtp = Qi/H = 672000/ (90/100) = 746700J

c) Thòi gian cần thiết để đun sôi lượng nước trên:

Qtp = A = P.t => t = Qtp/P = 746700/1000 ≈ 747s

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ”  Nhiệt lượng là gì ?  với những nội dung trong bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở những nội dung chia sẻ tiếp theo của Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp !

Người xem: 1.222

Từ khóa » Nhiệt Lượng Toàn Phần Là Gì