Nhiệt Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét áp-tơ, là tình trạng phổ biến gây ra những vết loét nhỏ, nông trong khoang miệng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và giao tiếp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệt miệng, từ nguyên nhân, biểu hiện đến các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Mục lục

Toggle
  • I. Nhiệt Miệng Là Gì?
  • II. Nguyên Nhân Gây Nhiệt Miệng
  • III. Biểu Hiện Của Nhiệt Miệng
  • IV. Cách Chữa Trị Nhiệt Miệng
    • Điều trị tại nhà
    • Điều trị y tế
  • V. Các Biện Pháp Phòng Ngừa Nhiệt Miệng
    • Lời khuyên từ chuyên gia

I. Nhiệt Miệng Là Gì?

Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông, thường xuất hiện ở niêm mạc miệng như bên trong má, môi, dưới lưỡi hoặc trên nướu. Chúng thường có màu trắng hoặc vàng, xung quanh có viền đỏ và gây đau khi chạm vào.

Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Ảnh Minh Họa

II. Nguyên Nhân Gây Nhiệt Miệng

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng chưa được xác định rõ ràng, nhưng có nhiều yếu tố được cho là có liên quan, bao gồm:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm trùng và phát triển các vết loét.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số người có thể bị nhiệt miệng do dị ứng với các loại thực phẩm như cà phê, sô cô la, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi.
  • Stress: Căng thẳng, lo âu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và kích hoạt nhiệt miệng.
  • Virus và vi khuẩn: Nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn cũng có thể gây ra nhiệt miệng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể làm tăng nguy cơ nhiệt miệng ở phụ nữ.
  • Tổn thương miệng: Cắn vào má, lưỡi hoặc sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng có thể gây tổn thương niêm mạc miệng và dẫn đến nhiệt miệng.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu vitamin B12, sắt, kẽm hoặc folate có thể làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.

III. Biểu Hiện Của Nhiệt Miệng

  • Giai đoạn đầu: Xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng nhỏ (1-2mm) trên niêm mạc miệng.
  • Giai đoạn phát triển: Các đốm trắng lớn dần, hơi mọng nước.
  • Giai đoạn loét: Các đốm trắng vỡ ra, tạo thành vết loét có thể lớn đến 10mm, gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống và giao tiếp.

IV. Cách Chữa Trị Nhiệt Miệng

Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Ảnh Minh Họa

  • Điều trị tại nhà:

    • Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà– Súc miệng (hoặc ngậm trong miệng một lúc) bằng nước muối loãng. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.

      – Súc miệng bằng nước cốt dừa ép từ cùi dừa 3-4 lần/ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

      – Súc miệng 3-4 lần/ngày bằng nước hạt rau mùi (ngâm một thìa hạt rau mùi với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng). Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng hiệu quả.

      – Nước củ cải: Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ngày.

      – Nước ép cà chua sống: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ngày công hiệu sẽ rất nhanh.

      – Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.

      – Ngậm chất chát: Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh… giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.

      – Bôi mật ong, mật ong nghệ: Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.

      – Bôi nước cỏ mực mật ong: Giã nát lá cỏ mực, vắt lấy nước, trộn cùng mật ong. Dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt. Bôi 2-3 lần/ngày.

      – Bôi nước lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

      Ngoài ra, theo quan niệm dân gian nhiệt miệng do nóng trong người do đó nên sử dụng một số biện pháp giải nhiệt như:

      •   Uống nước đỗ đen. Rang đỗ đen lên sau đó bỏ vào nước ninh kỹ, lấy nước uống thay nước hằng ngày.
      •   Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 1,5-2l/ngày
      •   Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.
      •   Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.
      •   Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.
  • Điều trị y tế:

    • Nếu nhiệt miệng nặng, kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm, giảm đau, hoặc thuốc bôi tại chỗ để giúp vết loét mau lành.

V. Các Biện Pháp Phòng Ngừa Nhiệt Miệng

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Hạn chế đồ ăn cay nóng, chua, mặn và đồ uống có cồn.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đảm bảo bạn nhận đủ vitamin B12, sắt, kẽm và folate từ thực phẩm hoặc bổ sung bằng viên uống.
  • Quản lý stress: Tìm hiểu các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền định hoặc tập thể dục.
  • Khám nha khoa định kỳ: Đến nha sĩ kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng.

Lời khuyên từ chuyên gia:

Theo BS. Nguyễn Thành Trung tại Phòng khám Đa khoa Pasteur Đà Nẵng, “Nhiệt miệng thường là một tình trạng lành tính và tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng hoặc các vết loét kéo dài và gây đau đớn nhiều, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị phù hợp.”

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nhiệt miệng hoặc muốn đặt lịch khám, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Phòng khám Đa khoa Pasteur Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Số 39 Nguyễn Tường Phổ, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236 9999 868
  • Email: phongkhampasteur@gmail.com

Xem thêm

  • Những biến chứng khi mọc răng khôn
  • Mất răng và những tác hại nếu không được phục hồi
  • Tác hại của vôi răng đến sức khỏe răng miệng
Admin( Bác sĩ )

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung

Từ khóa » Trong Miệng Nổi đẹn