Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Xử Lý, Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Xử Lý, Điều Trị
Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Xử Lý, Điều Trị
Đặt lịch
Nhiệt miệng ở lưỡi hiện nay rất phổ biến. Các nốt loét có thể xuất hiện ở trên, dưới bề mặt lưỡi gây đau rát, đặc biệt là khi bạn ăn uống, nói chuyện. Tình trạng nhiệt miệng sẽ thuyên giảm sau một thời gian nếu có sự điều chỉnh, hỗ trợ khắc phục đúng cách. Trường hợp tổn thương kéo dài cần khám và điều trị y tế.
Nhiệt miệng ở lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?
Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, đặc biệt là ở lưỡi. Tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi xảy ra khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện. Các vết loét có thể nằm ở trên bề mặt lưỡi, hai bên lưỡi hoặc dưới mặt lưỡi gây đau rát khó chịu.
Vết loét niêm mạc có màu trắng sữa, xung quanh có viền nổi rõ màu hồng, đỏ. Tương tự như các trường hợp nhiệt miệng khác, nhiệt miệng xảy ra ở lưỡi có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi biến mất. Tuy nhiên trong thời gian nhiệt miệng xuất hiện, sinh hoạt đời sống của người bệnh gặp nhiều trở ngại.
Mặc dù được đánh giá không phải là tình trạng bệnh lý nặng nề. Thế nhưng nhiều trường hợp chủ quan, không kiểm soát và điều chỉnh chế độ ăn uống có thể khiến vết loét kéo dài hoặc thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, đã có nhiều trường hợp ghi nhận tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi gây sưng viêm hoặc dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Do đó, tốt hơn hết khi nhận thấy vết loét ở lưỡi, bạn nên chủ động thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ cơ thể phục hồi, giúp vết thương cải thiện nhanh chóng, phòng nguy cơ viêm nhiễm hoặc gây các biến chứng khác.
Nhiệt miệng ở lưỡi có phải ung thư lưỡi không?
Nhiệt miệng ở lưỡi gây các tổn thương đau rát, nhiều người lo ngại đây không biết có phải là triệu chứng ung thư lưỡi hay không. Có thể bạn đã biết, ung thư là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, không thể khẳng định các vết loét xuất hiện ở lưỡi là ung thư ngay. Thay vào đó bạn cần đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra nếu chúng tồn tại kéo dài hơn 2 tuần mà không khỏi. Ở giai đoạn đầu ung thư, các biểu hiện có thể gần giống với tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi.
Vết loét sẽ khiến người bệnh bị đau đớn khó chịu. Khác với nhiệt miệng, vết loét ung thư lưỡi có khả năng lớn dần, lan rộng và không biến mất. Lúc này niêm mạc miệng lưỡi trở nên dày hơn, xuất huyết ở vết loét, ngoài ra ung thư còn gây ra các biểu hiện khác như lung lay răng, khó nhai, đau khi nuốt,…
Do đó, trường hợp bạn nhận thấy vết loét ở lưỡi xuất hiện trong thời gian dài, có xu hướng nặng hơn nên đến bệnh viện để thăm khám sớm. Trường hợp chẩn đoán ung thư lưỡi, nếu phát hiện ở giai đoạn khởi phát sẽ có nhiều khả năng chữa khỏi cao, phòng ngừa nhiều rủi ro.
Tham khảo thêm: Phân Biệt Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng Chuẩn Xác Nhất
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi là gì?
Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên nhiệt miệng ở lưỡi. Tương tự như tình trạng nhiệt miệng nói chung, nhiệt miệng ở lưỡi xuất hiện do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:
Do cắn phải lưỡi
Các tổn thương niêm mạc lưỡi có thể xuất hiện khi bạn vô tình cắn, nhai phải lưỡi, do té ngã, chấn thương khiến lưỡi bị ảnh hưởng. Vị trí bị tác động có thể là đầu lưỡi, rìa lưỡi. Thậm chí trong nhiều trường hợp khi nói chuyện bạn cũng vô tình cắn trúng lưỡi.
Bên cạnh đó, nhiều yếu tố khác gây tác động tổn thương bề mặt lưỡi. Chẳng hạn như lưỡi bị trầy do mắc cài khi niềng răng, sử dụng răng giả, răng bị mẻ,… khiến cho lưỡi có các vết thương gây đau rát. Nếu không được chăm sóc tốt, vết thương có thể kéo dài, khó lành hơn, gây ra các nốt nhiệt miệng.
Ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị nhiệt miệng ở lưỡi. Bởi lưỡi là nơi tiếp xúc với thức ăn, dễ bị tổn thương nếu ăn phải các món cứng, khô, khó nhai. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp vết loét niêm mạc lưỡi xảy ra do ăn nhiều thực phẩm chua, có tính axit, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, quá mặn, nhiều dầu mỡ,…
Ngoài ra, nhiều trường hợp nhiệt miệng hình thành trên niêm mạc lưỡi sau thời gian dài lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các đồ uống chứa cồn và chất kích thích. Do đó, bạn nên lưu ý điều chỉnh các thói quen ăn uống để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng viêm loét lưỡi miệng gây khó khăn cho việc ăn uống, sinh hoạt.
Bên cạnh những vấn đề kể trên, tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi xảy ra còn có khả năng là do cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt là các nhóm chất như kẽm, sắt, vitamin B12, C, B9, cùng với các nhóm axit amin khác. Khi cơ thể không được nạp đủ dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống có thể phát sinh nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng sức khỏe.
Gặp phải tác dụng phụ của thuốc
Một số người phải sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài để điều trị bệnh. Điều này có thể khiến cơ thể phát sinh các phản ứng phụ để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. Bên cạnh các trường hợp như phát ban, nổi mề đay,… nhiệt miệng ở lưỡi cũng được xem là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc tân dược trong thời gian dài.
Các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ kể đến như thuốc kháng viêm, thuốc chẹn beta, thuốc xạ trị, hóa trị điều trị ung thư ở vùng cổ, đầu,… Không những thế, bạn cũng không thể loại trừ khả năng tình trạng nhiệt miệng trên niêm mạc lưỡi xảy ra do hoạt chất trong kem đánh răng, nước súc miệng gây kích ứng.
Tham khảo thêm: Chữa Nhiệt Miệng Bằng Lá Bàng Non Qua Mẹo Hay Dân Gian
Rối loạn nội tiết tố
Nhiệt miệng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó đặc biệt là phụ nữ mang thai, trước và trong kỳ hành kinh. Những giai đoạn cơ thể có nhiều biến chuyển, nội tiết tố thay đổi khiến bà bầu và chị em phụ nữ trong chu kỳ hành kinh gặp phải nhiều vấn đề răng miệng hơn.
Ngoài nhiệt miệng ở lưỡi, vết loét niêm mạc còn có thể xảy ra ở má trong, bên trong môi, nướu răng,… Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn nội tiết, thay đổi hormone còn có nguy cơ làm tuyến nước bọt bị sưng, chảy máu nướu răng,…
Do cẳng thẳng, stress
Các yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Sự căng thẳng, lo lắng kéo dài dễ khiến nội tiết thay đổi, khiến bạn ăn uống kém, ăn không ngon, ngủ không yên. Lâu dần cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện bất ổn, chẳng hạn như nổi nhiều mụn trứng cá, bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi,…
Nhiệt miệng ở lưỡi do bệnh lý
Ngoài các yếu tố kể trên, tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi còn có khả năng là triệu chứng của các bệnh lý khác. Nếu nhận thấy hiện tượng đau rát, xuất hiện vết loét ở lưỡi kéo dài không khỏi, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám chữa sớm. Dưới đây là các bệnh lý có khả năng gây nhiệt miệng ở lưỡi, bạn đọc tham khảo:
- Bệnh tay chân miệng: Đây là một trong những bệnh lý gây viêm loét miệng, lưỡi, ảnh hưởng tới tứ chi mà nhiều người đang gặp phải. Đặc biệt tỉ lệ người bệnh là trẻ nhỏ ngày càng gia tăng. Khi bệnh khởi phát có khả năng gây ra các triệu chứng điển hình như loét lưỡi, mụn nước trong miệng khiến việc ăn uống vô cùng khó khăn.
- Viêm gai lưỡi: Tình trạng sưng viêm lưỡi, đau rát lưỡi có khả năng là do viêm gai lưỡi. Trường hợp nhẹ, viêm gai lưỡi thoáng qua chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không kéo dài.
- Bệnh lichen phẳng: Bệnh có tính chất mãn tính, gây ngứa da từng mảng, ngoài ra còn khiến lưỡi có nhiều vết trắng, hồng, xuất hiện tổn thương ở niêm mạc. Người mắc phải chứng bệnh này còn có cảm giác ngứa rát, đau nhức đi kèm.
Ngoài các bệnh lý kể trên, hiện tượng nhiệt miệng ở lưỡi có thể xuất hiện do ảnh hưởng từ hội chứng miệng bỏng rát, behcet, bệnh nha khoa, tiêu hóa,… Trường hợp nhận thấy các triệu chứng kéo dài không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở lưỡi
Như trên đã đề cập đến một số nguyên nhân chính gây nhiệt miệng ở lưỡi, trường hợp bạn nhận thấy triệu chứng kéo dài không cải thiện hãy đến gặp bác sĩ. Việc viêm loét lưỡi có nhiều khả năng là triệu chứng bệnh lý, lúc này người bệnh cần được kiểm tra, điều trị nhằm phòng tránh rủi ro bệnh biến chứng.
Thông thường sau khoảng 7 – 10 ngày nốt nhiệt lưỡi sẽ cải thiện và biến mất không để lại sẹo. Nhận biết nhiệt miệng ở lưỡi thông qua các biểu hiện điển hình như:
- Vết loét xuất hiện ở mặt trên, dưới hay hai bên lưỡi, kích thước nhỏ, to khác nhau, tuy nhiên thường loét lưỡi không quá 1cm. Quan sát bên trong có màu trắng được bao bọc viền đỏ nổi rõ bên ngoài.
- Vết loét gây đau rát, đặc biệt là khi ăn, uống những món có khả năng kích thích như đồ chua, quá ngọt,… Ngoài ra, cơn đau cũng có thể xuất hiện ngay cả khi nói chuyện, lưỡi tiếp xúc với luồng không khí từ bên ngoài.
- Vết loét dần dần thu nhỏ, giảm độ đau rát sau một thời gian, thông thường tổn thương không tồn tại quá 2 tuần.
- Trường hợp nhiệt miệng xảy ra ở trẻ em có thể kèm theo một số biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, chán ăn, sưng hạch bạch huyết,…
Nếu chăm sóc tốt, một thời gian nốt nhiệt miệng ở lưỡi sẽ biến mất. Tuy nhiên trường hợp gặp phải các biểu hiện bất thường kéo dài, đau rát và vết loét không cải thiện kèm theo sốt, nổi mẩn ngứa, mệt mỏi cơ thể, sụt cân,… bạn cần được khám, xác định nguyên nhân và điều trị y tế.
Tham khảo thêm: Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Có Tốt Đúng Như Lời Đồn?
Phương pháp điều trị nhiệt miệng ở lưỡi
Nhiệt miệng ở lưỡi nói riêng và tình trạng nhiệt miệng nói chung có thể tự thuyên giảm sau thời gian ngắn mà không cần điều trị chuyên sâu. Trong thời gian này bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể điều tiết ổn định, giảm căng thẳng và hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương.
Tuy nhiên một số trường hợp chủ quan, tiếp tục duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh làm tình trạng loét đau rát trở nên nghiêm trọng hơn. Để bạn đọc sớm cải thiện nhiệt miệng ở lưỡi, dưới đây là các biện pháp hỗ trợ điều trị bạn đọc có thể tham khảo:
Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt
Như trên có đề cập đến nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi có khả năng cao liên quan đến chế độ ăn uống. Đặc biệt thường xảy ra ở người có thói quen ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán,… Do đó, để sớm khắc phục hiện tượng đau rát do nhiệt miệng lưỡi gây ra, bạn nên chủ động thay đổi thói quen không phù hợp này. Cụ thể:
- Ăn nhiều thực phẩm mát, có khả năng thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể.
- Không nên ăn những thực phẩm, món ăn quá cứng, quá dai, khô, nhiều góc cạnh nhọn vì chúng có thể khiến lưỡi tổn thương nhiều hơn.
- Không ăn nhiều thực phẩm có tính axit, quá cay nóng, quá ngọt,… để tránh kích thích vết loét khiến chúng trở nên đau rát hơn.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn nhiều hoặc ăn quá ít một nhóm thực phẩm cố định.
- Ưu tiên các loại rau xanh lá, các loại đậu, bột sắn dây,… những thực phẩm có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị nhiệt miệng diễn ra nhanh chóng.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua các loại rau củ quả, trái cây tươi.
- Phụ nữ mang thai, người cao tuổi có sức khỏe kém, người mắc bệnh mãn tính,… nên điều chỉnh chế độ ăn uống cân đối theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, đối với người bị nhiệt miệng, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là vô cùng cần thiết. Khoang miệng sạch, giúp ngăn nguy cơ vi khuẩn lưu trú gây hại cho vết loét ở lưỡi. Do đó, song song với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn nên chú trọng việc giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng các sản phẩm phù hợp.
Sử dụng mẹo dân gian giảm nhiệt miệng ở lưỡi
Để hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương do nhiệt miệng ở lưỡi gây ra bạn có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian. Các phương pháp thực hiện sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên gần gũi, cách làm đơn giản. Sử dụng kiên trì một thời gian triệu chứng đau rát thuyên giảm, giúp bạn thoải mái hơn. Tham khảo ngay các mẹo chữa dưới đây:
- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có tính kháng khuẩn, sát trùng vết loét niêm mạc lưỡi giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Sử dụng dầu dừa chữa nhiệt miệng nói chung và nhiệt miệng ở lưỡi nói riêng là cách được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần dùng lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất bôi lên vị trí lưỡi cần điều trị, thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Dùng mật ong: Mật ong cũng là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiệt miệng. Dùng một ít mật ong bôi lên vết loét ở lưỡi giúp kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ diệt vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, trong mật ong còn chứa nhiều dưỡng chất khác giúp phục hồi vết loét lở miệng.
- Dùng dầu đinh hương: Loại tinh dầu này được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sử dụng một ít dầu thoa vào lưỡi bị thương, hoặc bạn cũng có thể sử dụng loại đinh hương khô chưa tách chiết tinh dầu nhai nhuyễn để giảm nhiệt miệng ở lưỡi. Áp dụng cách làm này mỗi này 1 – 2 lần đến khi cơn đau rát thuyên giảm.
Ngoài các cách kể trên còn nhiều phương pháp chữa nhiệt miệng khác bạn có thể áp dụng. Đa số mẹo chữa đều dùng nguyên liệu thiên nhiên, lành tính. So với thuốc tân dược, các mẹo chữa an toàn, ít nguy cơ gây tác dụng phụ hơn, tuy nhiên bạn phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Nếu sau thời gian thực hiện các phương pháp tại nhà không nhận thấy tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Trường hợp nhiệt miệng do bệnh lý cơ thể sẽ được khám và điều trị bằng biện pháp thích hợp hơn.
Tham khảo thêm: Dùng Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Thiệt Không?
Dùng thuốc bôi, thuốc uống theo hướng dẫn bác sĩ
Trường hợp nhiệt miệng ở lưỡi gây đau rát khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống để điều trị. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đa số các trường hợp được chỉ định sử dụng dạng gel, kem bôi giúp hình thành lớp màng bảo vệ lưỡi.
Khi đó, vết thương hạn chế được việc tiếp xúc với tác nhân gây hại, đẩy nhanh quá trình phục hồi. Sử dụng thuốc theo chỉ định, không tự ý thay đổi liều dùng để phòng tránh rủi ro gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn, không đảm bảo an toàn sức khỏe.
Phòng ngừa nhiệt miệng ở lưỡi
Nhiệt miệng ở lưỡi là một trong những vấn đề nhiều người gặp phải hiện nay. Nguyên nhân gây nhiệt miệng có liên quan đến rất nhiều yếu tố từ chế độ ăn uống, sinh hoạt đến thuốc sử dụng điều trị bệnh,… Mặc dù không quá nguy hại, tuy nhiên cơn đau rát do nhiệt miệng ở lưỡi gây tác động đến sức khỏe, đời sống hàng ngày.
Do đó, bạn đọc nên chủ động kiểm tra và phòng tránh nhiệt miệng nói chung và nhiệt miệng ở lưỡi nói riêng. Dưới đây là một vài lưu ý:
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sử dụng kem đánh răng, bàn chải đánh răng, nước súc miệng phù hợp. Không lạm dụng để tránh nguy cơ gặp phải các phản phụ, kích ứng niêm mạc miệng.
- Không ăn những vật cứng, có góc cạnh, quá khô, quá chua, quá ngọt, nhiều gia vị, dầu mỡ để hạn chế nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, lưỡi tăng nguy cơ hình thành vết loét.
- Hạn chế uống rượu bia, đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm có khả năng gây kích thích khoang miệng.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, không nên thức quá khuya, tránh làm việc quá sức, stress kéo dài.
- Phụ nữ mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng để tránh nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khám răng, kiểm tra khoang miệng định kỳ giúp bạn theo dõi trạng thái sức khỏe, phát hiện và điều trị bất thường từ sớm.
Nhiệt miệng ở lưỡi là vấn đề thường gặp, không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện sau một thời gian. Trường hợp vết thương diễn biến dài hơn 2 tuần kèm theo triệu chứng nặng, biểu hiện bất thường toàn thân, lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, khắc phục càng sớm càng tốt, phòng ngừa biến chứng.
Có thể bạn quan tâm
- 7 Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Thanh Mát, Thơm Ngon, Bổ Dưỡng
- Cây Cỏ Mực Chữa Nhiệt Miệng Có Thực Sự Hay Như Lời Đồn?
Từ khóa » Nổi Nhiệt Miệng ở Lưỡi
-
Nhiệt ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Nhiệt Lưỡi: Nguyên Nhân Gây Ra Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
Nhiệt Miệng ở Lưỡi Có đáng Lo Không? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Phân Biệt Nhiệt Miệng Và Ung Thư Lưỡi
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG - Nha Khoa Home
-
Bị Loét ở Lưỡi Không Thấy đau Có Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh Ung Thư?
-
8 Cách Trị Nhiệt Lưỡi Đơn Giản Và Nhanh Nhất
-
Nhiệt Miệng Dưới Lưỡi Và Ung Thư Lưỡi: Cẩn Thận Kẻo Nhầm Lẫn
-
Mách Bạn Những Cách đơn Giản đánh Bay Nhiệt Miệng ở Lưỡi
-
Loét Niêm Mạc Miệng - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp ...
-
Nhiệt Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Phân Biệt Nhiệt Miệng Và Ung Thư Lưỡi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nhiệt Miệng Nên ăn Uống Gì Và 7 Cách Phòng Và điều Trị
-
Mắc Bệnh Nhiệt Miệng Thì Mấy Ngày Thì Khỏi?