Nhiều Cửa Hàng Bách Hóa XANH Tại TP. HCM Bán Sản Phẩm Không ...
Có thể bạn quan tâm
Nho nhập khẩu, nhưng trên bao bì không tem mác, không hạn sử dụng...
Thời gian vừa qua, Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc nhiều cửa hàng có tên Bách hóa XANH trên địa bàn TP. HCM bày bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem mác, không có hạn sử dụng..., có dấu hiệu vi phạm những quy định của pháp luật về hàng hóa.
Tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, phóng viên đã tiến hành ghi nhận nhiều ngày, tại nhiều cửa hàng tên Bách hóa XANH trên địa bàn TP. HCM như: Bách hóa XANH số 1 Thích Quảng Đức, phường 13, quận Phú Nhuận; Bách hóa XANH số 87 Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận; Bách hóa XANH số 221 Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1; Bách hóa XANH số 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh; Bách hóa XANH số 268/16 Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3, Bách hóa XANH số 335 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh,… Kết quả cho thấy, phản ánh của người tiêu dùng là hoàn toàn có cơ sở.
Bởi tại điểm 1, Điều 44, Luật An toàn thực phẩm quy định về ghi nhãn thực phẩm quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các cửa hàng tên Bách hóa XANH nêu trên đều bày bán sản phẩm nho đen, trên kệ ghi “nhập khẩu Mỹ, Nam Phi”. Tuy nhiên, trên bao bì của các sản phẩm này lại không có tem mác, không hạn sử dụng, và không niêm yết giá (chỉ ghi dưới kệ là bán theo kg).
Cách làm này đang khiến người tiêu dùng đặt ra nhiều câu hỏi về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm “Nho đen, nhập khẩu Mỹ, Nam Phi” này. Bởi, nếu sản phẩm không có tem mác, không ghi hạn sử dụng, thì liệu có được bày bán lưu cữu từ ngày này qua ngày khác hay không?
Lý giải về việc, đây có phải là nho nhập khẩu hay không, và tại sao trên bao bì không có tem mác, không có hạn sử dụng của sản phẩm theo quy định, thì nhân viên bán hàng tại cửa hàng Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh cho biết: “Nho này là nho đen nhập khẩu Mỹ, bọn em mới đóng hộp sáng nay”.
Bên cạnh đó, tại quầy bán thực phẩm tươi sống, dù sản phẩm ghi trên kệ là “cá hấp”, nhưng trên bao bì không tem mác, không hạn sử dụng, nhưng vẫn được công khai bày bán trên kệ tại một số cửa hàng Bách hóa XANH trên địa bàn TP. HCM.
Tương tự, khoản 3, Điều 7, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Tuy nhiên, tại khu vực bày bán các loại rượu ngoại của một số cửa hàng Bách hóa XANH có nhiều sản phẩm rượu ngoại, nhưng đơn vị nhập khẩu được ghi trên nhãn phụ của sản phẩm lại có phần khác nhau. Có những chai rượu ghi “Thương nhân nhập khẩu, chịu trách nhiệm về sản phẩm”, nhưng có những chai rượu khác lại được ghi “nhập khẩu và đóng chai”. Đáng nói, ngoài việc ghi đơn vị nhập khẩu khác nhau, thì giá thành của các sản phẩm này cũng có sự chênh lệch khá lớn.
Cụ thể như, chai rượu Bravo dung tích 750ml 13%, trên nhãn phụ ghi xuất xứ Chi Lê, “Thương nhân nhập khẩu, chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH XNK tp Bình Minh” có giá bán là 240.000 đồng; Còn chai rượu Passion dung tích 375ml 13,5% có nhãn phụ ghi xuất xứ Chi Lê, do Công ty PREMIUM WENES S.A, nhưng lại ghi “nhập khẩu và đóng chai”: Công ty TNHH MTV Đồ uống Toàn Cầu, thì chỉ có giá 145.000 đồng.
Theo nhân viên bán hàng tại cửa hàng Bách hóa XANH số 335 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh khẳng định: “Chai rượu Passion dung tích 375ml 13,5% là rượu ngoại được nhập khẩu nguyên chai, nguyên lô từ Chi Lê”.
Khi được thắc mắc, vì sao nhập khẩu nguyên chai, nhưng trên nhãn phụ sản phẩm lại ghi do Công ty TNHH MTV Đồ uống Toàn Cầu “nhập khẩu và đóng chai”? Việc trên nhãn phụ của các chai rượu ghi “Thương nhân nhập khẩu, chịu trách nhiệm về sản phẩm” và “đơn vị nhập khẩu và đóng chai” khác nhau ở chỗ nào? thì nhân viên này cho biết: “Em chỉ biết đây là rượu nhập khẩu từ Chi Lê, còn anh muốn mua rượu nhập chính gốc thì anh có thể ra các cửa hàng chuyên bán rượu ngoại để hỏi?!”
Câu hỏi đặt ra là: Nội dung ghi trên nhãn phụ “nhập khẩu và đóng chai” có ý nghĩa gì đối với việc xác định nguồn gốc của sản phẩm? Đã nhập khẩu nguyên chai về thì tại sao lại có chuyện “đóng chai” của công ty tại Việt Nam? Ngoài ra, rượu nhập khẩu nhưng lại đóng chai trong nước thì có được coi là rượu “nhập khẩu” hay không? Vì sao giá 2 loại rượu lại có sự chênh lệch nhau như vậy? Liệu có sự mập mờ nào về những sản phẩm rượu ghi trên nhãn phụ là “nhập khẩu và đóng chai” đang bày bán tại đây hay không?
Sản phẩm hết hạn 07 tháng vẫn công khai bày bán!
Đáng nói hơn, dù tại khoản 2, Điều 7, Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, theo đó các siêu thị, trung tâm thương, mại không được kinh doanh các loại hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt.
Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...
Tuy nhiên, tại khu vực bày bán mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội..., của cửa hàng Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, dù đã hết hạn sử dụng tới 7 tháng, nhưng sản phẩm tắm gội Leffair Be Love vẫn được bày ngăn ngắn trên kệ để phục vụ "thượng đế".
Vì sao một “ông lớn” trên thị trường bán lẻ, có thâm niên gần 6 năm hình thành và phát triển, với gần 2.000 cửa hàng trên khắp các tỉnh thành ở Miền Nam, Miền Đông và Nam Trung Bộ, hơn 20 kho hàng cung cấp thực phẩm (theo giới thiệu trên website bachhoaxanh.com), nhu yếu phẩm ra thị trường lại có bày bán những sản phẩm như trên đến tay người tiêu dùng?
Trước thực trạng này, đông đảo người tiêu dùng có quyền đặt ra câu hỏi: Những sản phẩm mà các cửa hàng có tên Bách hóa Xanh (tại địa bàn TP. HCM) bán ra thị trường liệu có bảo đảm chất lượng hay không?
Đề làm sáng tỏ nghi vấn này, Thương hiệu và Công luận đề nghị Cục Quản lý thị trường TP. HCM và các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra làm rõ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc trên!
Nguyễn Trung
Từ khóa » Bản đồ Bách Hóa Xanh
-
Hệ Thống Cửa Hàng Bách Hoá XANH
-
Siêu Thị Bách Hoá XANH - Mua Bán Thực Phẩm, Sản Phẩm Gia đình
-
Nhân Viên Kho Bán Hàng Bách Hóa Xanh [ Hàng Tươi Fresh]
-
Nhân Viên Kho Bán Hàng Bách Hóa Xanh [Hàng Khô FMCG]
-
More Content - Facebook
-
Cửa Hàng Bách Hóa Xanh, Bản đồ Số 43 , Xã Tân Lâm, Huyện ...
-
Bách Hóa Xanh - Siêu Thị Thực Phẩm - 348 Tân Hòa Đông - Foody
-
Làm Sao để đến Bách Hóa Xanh ở Thuận An Bằng Xe Buýt? - Moovit
-
Tuyển Dụng Việc Làm Nhân Viên Thu Ngân Bách Hóa Xanh Tại Bách ...
-
Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Thương Mại Bách Hóa Xanh - Cửa ...
-
Bách Hóa Xanh
-
Thực Hư Thông Tin Chuỗi Bách Hoá Xanh đóng Cửa Từ 15-7
-
Mức Lương Bách Hóa Xanh Là Bao Nhiêu? Nên Làm ở BHX Không?