Nhiều F0 Bị Chứng Mất Ngủ "hành Hạ", Trằn Trọc Cả đêm
Có thể bạn quan tâm
Với những bệnh nhân nặng có thể bị nhiều di chứng cùng lúc, phổ biến là mệt mỏi, đau tức ngực, ho kéo dài, thở hụt hơi kèm theo căng thẳng, lo âu. Nỗi sợ hãi bệnh tật khiến người bệnh dễ mất ngủ, đầu giấc khó ngủ, hay tỉnh giấc bất chợt, khó duy trì giấc ngủ... gọi chung là rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ kéo dài không được can thiệp, điều trị dễ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe, người luôn mệt mỏi, đau dạ dày, đánh trống ngực, thậm chí có thể bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực tự làm hại bản thân. Lúc này, cần đến cơ sở y tế khám, tìm nguyên nhân, mức độ rối loạn giấc ngủ để có phương án điều trị phù hợp.
Theo BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM), mất ngủ trong thời gian mắc COVID-19 là chuyện rất bình thường. Tình trạng mất ngủ có thể diễn ra trong thời gian bị Covid-19, cũng có thể xuất hiện vào thời gian hậu Covid-19.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hầu như chỉ là do stress. Vì vậy, hãy làm tất cả những việc lành mạnh, những việc có thể mang lại niềm vui, tiếng cười, sự thoải mái cho bạn để giải tỏa stress. Nếu mất ngủ, căng thẳng, nhức đầu thì hãy uống thuốc thảo dược phù hợp, không việc gì phải chịu đựng cơn khó chịu để rồi stress thêm.
Biện pháp đối phó với tình trạng mất ngủ
Cách tốt nhất để có được giấc ngủ ngon trong giai đoạn dịch bệnh này là chủ động điều chỉnh lại lối sống mà đã bị thay đổi do đại dịch:
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động khoa học, điều độ. Tránh tình trạng nhàn rỗi quá mức dẫn đến hiện tượng ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.
- Thiết lập lại đồng hồ sinh học, nên ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm và cố gắng đi ngủ (tốt nhất là trước 23h) và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần.
- Nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
- Tạo không gian phòng ngủ sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp, yên tĩnh và tối. Cất đồ điện tử xa tầm tay.
- Nên ngâm chân nước ấm hoặc thiền 30 phút trước khi đi ngủ.
Một số cách phòng chống mất ngủ theo y học cổ truyền
Xoa bóp - bấm huyệt cục bộ hoặc toàn thân có tác dụng tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
Tập thở, yoga giúp tinh thần thư thái, cơ thể khoẻ mạnh. Từ đó giúp làm tăng thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Sử dụng một số món ăn bài thuốc có tác dụng an thần, giúp phòng chống mất ngủ như:
- Thảo quyết minh sao đen: sắc uống hoặc hãm trà uống hằng ngày.
- Tâm sen sao vàng, mỗi ngày 15g sắc nước uống trong ngày.
- Trà hoa nhài: hãm nước uống hằng ngày.
- Hoa hiên, đường phèn: sắc nước uống trước khi đi ngủ.
- Chè long nhãn, hạt sen.
- Lá vông: mỗi ngày một nắm đun nước uống hoặc nấu canh ăn.
- Hoa thiên lý: làm rau ăn hằng ngày
Từ khóa » Cách Dễ Ngủ Cho F0
-
Những Cách Chữa Mất Ngủ Mà Rất Nhiều F0 Mắc Phải
-
Cải Thiện Mất Ngủ Do Covid-19 - VnExpress
-
3 Cách Thiền Giúp Bạn Ngủ Ngon Hơn Khi Mắc COVID-19
-
10 Biện Pháp Giúp Cải Thiện Giấc Ngủ Hậu COVID
-
Mất Ngủ Hậu COVID-19, Dùng Thuốc Thế Nào? - Bộ Y Tế
-
11 Cách Ngủ Nhanh Và Sâu Cho Người Mất Ngủ, Khó Ngủ
-
Khó Ngủ, Mất Ngủ Hậu Covid-19: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
F0 Khỏi Bệnh Liên Tục Thức Trắng đêm, Bác Sĩ Chỉ Cách Cải Thiện Mất ...
-
Nhiều F0 Mất Ngủ, Trằn Trọc Cả đêm, Chuyên Gia Chỉ Rõ Nguyên Nhân
-
CÁCH KHẮC PHỤC MẤT NGỦ, KHÓ NGỦ DO HẬU COVID
-
Phương Pháp Chữa Mất Ngủ Không Dùng Thuốc - YouTube
-
Rối Loạn Giấc Ngủ - Vấn đề Sức Khỏe Thường Gặp Trong Dịch COVID-19
-
Phương Pháp Không Dùng Thuốc Giúp Dễ đi Vào Giấc Ngủ
-
Bài Tập Yoga Giúp F0 Ngủ Ngon Sau Khi Khỏi Bệnh - Zing