Nhiều F0 Mất Ngủ, Trằn Trọc Cả đêm ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Nguyên do gây chứng COVID-19 kéo dài và cách điều trịNguyên do gây chứng COVID-19 kéo dài và cách điều trị

SKĐS - Hai năm sau đại dịch COVID-19, các câu hỏi về chứng COVID-19 kéo dài vẫn nhiều hơn những câu giải đáp.

Theo các chuyên gia y tế, COVID-19 là bệnh nhiễm trùng hệ thống, sau khi khỏi bệnh độc tố của virus vẫn tồn tại trong nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể như phổi, gan, cơ, thận, khớp, da, thần kinh... gây di chứng, xảy ra ở tuần 2-4 sau khi khỏi bệnh.

Với những bệnh nhân nặng có thể bị nhiều di chứng cùng lúc, phổ biến là mệt mỏi, đau tức ngực, ho kéo dài, thở hụt hơi kèm theo căng thẳng, lo âu. Nỗi sợ hãi bệnh tật khiến người bệnh dễ mất ngủ, đầu giấc khó ngủ, hay tỉnh giấc bất chợt, khó duy trì giấc ngủ... gọi chung là rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài không được can thiệp, điều trị dễ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe, người luôn mệt mỏi, đau dạ dày, đánh trống ngực, thậm chí có thể bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực tự làm hại bản thân. Lúc này, cần đến cơ sở y tế khám, tìm nguyên nhân, mức độ rối loạn giấc ngủ để có phương án điều trị phù hợp.

F0 bị "hành hạ" vì chứng mất ngủ, chuyên gia chỉ rõ đây mới là nguyên nhân chính! - Ảnh 2.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài không được can thiệp dễ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Ảnh minh họa

Theo BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM), mất ngủ trong thời gian mắc COVID-19 là chuyện rất bình thường. Tình trạng mất ngủ có thể diễn ra trong thời gian bị Covid-19, cũng có thể xuất hiện vào thời gian hậu Covid-19.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hầu như chỉ là do stress. Vì vậy, hãy làm tất cả những việc lành mạnh, những việc có thể mang lại niềm vui, tiếng cười, sự thoải mái cho bạn để giải tỏa stress. Nếu mất ngủ, căng thẳng, nhức đầu thì hãy uống thuốc thảo dược phù hợp, không việc gì phải chịu đựng cơn khó chịu để rồi stress thêm.

F0 bị chứng mất ngủ"hành hạ", chuyên gia chỉ rõ đây mới là nguyên nhân chính! - Ảnh 3.

Nên giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Ảnh minh họa

Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động khoa học, điều độ. Tránh tình trạng nhàn rỗi quá mức dẫn đến hiện tượng ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.

Nên tập thói quen ngủ 6-8 tiếng/đêm và cố gắng đi ngủ - thức dậy vào cùng một giờ như nhau vào tất cả các ngày trong tuần. Nên ngủ trước 23 giờ.

Nên giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Tắt các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút.

Phòng ngủ nên sạch sẽ, yên tĩnh, đủ tối và có nhiệt độ thích hợp. Có thể ngâm chân hoặc thiền 30 phút trước khi ngủ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bắt giữ hàng ngàn bộ kit test, thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu.

Từ khóa » Cả đêm Trằn Trọc Không Ngủ được