Nhiều Gen Z ảo Tưởng, đòi Hỏi Quá Cao Khi đi Làm - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Sau khi du học trở về, Nguyễn Giang Hoài (sinh năm 1999, Hà Nội) chọn làm tại một startup với khối lượng công việc khá nhiều và yêu cầu multitask (làm việc đa nhiệm) cao.
Theo Hoài, không quá khó hiểu khi thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) luôn đặt ra tiêu chuẩn cao về môi trường làm việc khi họ có tư duy “sống cho bản thân”.
“Lớn lên trong thời kỳ mạng xã hội bùng nổ, Gen Z kiếm được thu nhập từ nhiều công việc mới, gắn liền với Internet như food reviewer, người sáng tạo nội dung số - điều mà các thế hệ trước chưa hề có. Cơ hội nhiều cộng với chưa quá áp lực về mặt tài chính, gia đình nằm trong số lý do nhiều bạn trẻ không ngại nhảy việc liên tục”, cô nói với Zing.
Dù có những lợi thế điển hình của người trẻ, Hoài thừa nhận nhược điểm lớn của Gen Z là “cả thèm chóng chán”, cái tôi cao trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Điều này dẫn đến văn hóa “thích thì nghỉ’, “đi làm không vì tiền nhưng ít tiền chưa chắc đã làm” khiến nhiều công ty đau đầu khi làm việc cùng họ.
Bản thân Hoài không tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng, miễn sao nơi đó “đủ chuyên nghiệp, ai làm việc nấy và đạt hiệu quả cao”. Theo cô, những người trẻ cùng thế hệ với mình thường hướng tới giá trị thực như tiền bạc, lợi ích khi đánh giá việc làm.
“Công việc hiện tại cho mình thời gian làm việc linh hoạt, không phải đến văn phòng nhưng đòi hỏi chịu trách nhiệm ở nhiều vị trí khác nhau. Dù bản thân khá cảm tính và cái tôi cao, mình xác định giờ là thời điểm học hỏi, trau dồi chứ chưa đặt nặng chuyện thu nhập. Vậy nên, khi phải ‘ôm’ nhiều đầu việc không nằm trong chuyên môn, mình không thấy ngại nhưng vẫn nhấn mạnh mức lương cần tương xứng với công sức”, cô nói.
Cá nhân Hoài sẽ chọn rời đi khi thấy mình đã học hỏi được hết ở môi trường cũ hoặc khi nhận được “offer” tốt hơn, xứng đáng với năng lực tại thời điểm đó.
Nhiều kỳ vọng
Theo khảo sát Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam 2022 của Anphabe, với khoảng 13.700 sinh viên từ 120 trường đại học trên toàn quốc tham gia, dự báo tới năm 2025, trung bình cứ 4 người đi làm sẽ có một đại diện Gen Z.
Thế hệ này được nhận diện có nhiều kỳ vọng khi đi làm. Mức lương trung bình mà họ mong muốn cho công việc chính thức đầu tiên sau khi ra trường là 8,4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 88% sinh viên khá giỏi đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 2 năm.
Ngoài ra, Gen Z cũng mong muốn mở rộng mối quan hệ, trải nghiệm thú vị, đa dạng, cân bằng công việc - cuộc sống.
Tuy vậy, theo khảo sát, không ít Gen Z đã ra trường và đi làm trong vòng 1-2 năm qua có dấu hiệu “vỡ mộng” khi kỳ vọng của họ chênh lệch lớn so với thực tế.
65% cho biết mức lương đầu tiên họ nhận về dao động 4-8 triệu/tháng, chủ yếu ở mức 6-7 triệu/tháng. Giấc mơ “lên sếp” sau 2 năm cũng không thành, chủ yếu vì sự chênh giữa cách Gen Z tự đánh giá về bản thân và cách công ty đánh giá về những gì thế hệ này làm cũng như chịu trách nhiệm được.
Anh Trần Song Nguyên Chung, Giám đốc marketing của đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ngành xe và nhượng quyền garage tại Việt Nam, cho biết bộ phận marketing của anh hiện có 60% nhân sự thuộc Gen Z. Tuy nhiên, hầu hết chỉ được giao các mảng nhỏ, chưa đủ sức lên leader team (trưởng nhóm) trong ít nhất 2-3 năm nữa.
“Nguyên nhân chính là thiếu sự tự chủ, kiến thức chuyên sâu về ngành và không cố gắng học hỏi như các thế hệ trước”, anh nói với Zing.
Khi tuyển dụng, anh Chung thấy phổ biến nhất là 2 nhóm: thiếu tư duy học hỏi và thiếu tư duy áp dụng công nghệ.
Anh đánh giá nhóm thiếu tư duy học hỏi là các bạn trẻ “ảo tưởng sức mạnh”. Đa số vẫn sẽ được nhận thử việc khi có ngoại hình ưa nhìn hoặc phong cách năng động. Tuy nhiên, hầu hết sẽ rời đi trong thời gian ngắn vì nhiều lý do như không phù hợp, môi trường vượt quá khả năng hoặc ngành học, công việc không năng động, sáng tạo như mong đợi khi ứng tuyển.
Nhóm thiếu tư duy áp dụng công nghệ, hay nói đơn giản là thiếu kinh nghiệm, không theo kịp các công nghệ mới trong thời đại số cơ bản nhất như cách sử dụng excel, kiến thức tin học cơ bản (máy tính, văn bản hành chính...) dẫn tới khi ứng tuyển vào vị trí thực tập nhỏ nhất cũng thất bại.
Tuy nhiên, theo anh Chung, bên cạnh những khuyết điểm do là lớp nhân sự giao thoa ngay thời đại kỹ thuật số, Gen Z vẫn có khá nhiều ưu điểm như khả năng thích ứng cao với công nghệ mới (thiết bị, công nghệ, nền tảng số), dễ tiếp thu và đào tạo, có khả năng sáng tạo cũng như tiếng Anh tốt hơn nhiều so với các thế hệ trước.
“Thế hệ 8X, 9X đời đầu hiện đã lớn tuổi, không còn nhiều sự sáng tạo và năng lượng để thay đổi. Tuy nhiên, nền tảng về kinh nghiệm kinh doanh là điều Gen Z không thể vượt qua được. Do đó, tôi khuyến khích các bạn trẻ nên chọn doanh nghiệp startup công nghệ để khởi đầu cho quá trình tìm kiếm sự nghiệp tương lai. Đơn giản vì đó là ngành dễ thay đổi và có khả năng phát triển phù hợp với họ.
Còn nếu chọn doanh nghiệp lớn hoặc dịch vụ ‘lâu đời’, các bạn nên chấp nhận mức lương thấp để học hỏi kinh nghiệm, thích ứng và hiểu được tệp khách hàng cho đến khi thực sự đủ trở thành chuyên gia nhằm có mức lương tốt hơn. Tất nhiên, nếu năng lực xuất sắc hơn, đừng ngại thử ứng tuyển. Nếu bị 2-3 doanh nghiệp từ chối, lúc đó hạ ‘tham vọng’ của bản thân xuống cũng chưa muộn”, anh Chung chia sẻ.
Đòi hỏi chính đáng
“Quyền lợi tốt, chốn công sở thân thiện, sếp biết bảo vệ, công nhận nhân viên là những điều bình thường và chính đáng bất cứ ai cũng mong muốn khi đi làm”, Lương Ngọc Huyền, làm việc trong ngành truyền thông tại TP.HCM, nói với Zing.
Cá nhân Huyền nhận định việc thế hệ lớn tuổi hơn phàn nàn lớp sau “yếu năng lực nhưng lười chịu khổ, đòi lương cao” là câu chuyện 8X, 9X cũng gặp phải, không phải đến Gen Z mới xuất hiện.
“Những người đang ở độ tuổi đầu 20 có điều kiện cuộc sống tốt, nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn và không còn mang nặng tư tưởng cống hiến, làm việc bạt mạng. Điều này khác với lớp anh chị đi trước, khi mục tiêu đôi khi chỉ dừng ở chỗ có công ăn việc làm”, cô cho hay.
Theo cô gái 25 tuổi, việc Gen Z ngại chịu cực khổ hay không còn tùy thuộc vào giá trị công việc mang lại cho họ.
“Khi còn non kinh nghiệm, mình từng chọn 6 tháng làm thực tập ở một công ty nước ngoài với mức hỗ trợ chỉ 1 triệu đồng/tháng. Đổi lại, mình tích lũy được nhiều điều quý giá, chung nhóm với những đồng nghiệp hợp rơ từ tính cách đến tư duy”, cô chia sẻ.
Còn giờ, Huyền có xu hướng muốn gắn bó với một nơi trong vòng 2-3 năm. Do đó, cô chắc chắn đặt ra tiêu chuẩn nhất định như sếp phải có năng lực dẫn dắt, mức lương tối thiểu công ty có thể trả, văn phòng không độc hại.
“Không thể phủ nhận có nhiều Gen Z năng động, sớm có thu nhập ở mức khá ngay từ khi còn đi học và cũng có những bạn còn chưa va vấp nhưng đã đòi hỏi cao trong khi khả năng giới hạn, tự thu hẹp cơ hội. Với mình, mỗi người nên có kế hoạch phát triển bản thân trong giai đoạn đi làm nhất định, để xác định mình đang cần gì, thiếu gì và những thứ công ty đem lại có phù hợp không. Song song, Gen Z cũng cần học cách xử lý lịch sự khi từ chối công việc để tránh mất thời gian của bên khác”, cô nói.
Tương tự, khi ứng tuyển việc làm, Thảo Ngân (23 tuổi, TP.HCM) mong muốn môi trường win-win (cùng phát triển, cùng có lợi) bởi theo cô, ý tưởng “bào mòn nhân viên” đã cũ và qua từ rất lâu.
Mức lương Ngân kỳ vọng là 15-16 triệu đồng/tháng, công ty rộng rãi để có không gian sáng tạo.
“Mình mong sếp có tâm, có tầm, tâm lý và có thể học hỏi được nhiều. Môi trường cởi mở, lắng nghe ý kiến của nhân viên, theo kịp với quốc tế và thích nghi kịp thời chứ không giữ khư khư tư duy cũ. Mình thích làm việc với đồng nghiệp cùng trang lứa vì sợ khoảng cách thế hệ nếu trong phòng ban toàn cô chú, anh chị lớn tuổi”, cô cho hay.
Theo Ngân, những điều trên không phải đòi hỏi quá đáng. Bởi lẽ, Gen Z có lợi thế là trẻ, tiếp thu nhanh và dễ thích nghi. Họ không đợi đến lúc đi làm mới học mà trang bị rất nhiều kỹ năng rồi mới tham gia thị trường lao động.
Sự lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z cũng khác. Nhiều người như Ngân bắt đầu đi làm sớm hơn để khi ra trường có thể đạt được vị trí mình muốn. Điều đó cũng nâng mức cạnh tranh và áp lực lên tầm cao mới.
“Điểm chung của Gen Z là có sự bứt phá, sáng tạo và phá vỡ các tiêu chuẩn truyền thống nên đôi khi có thể làm khó người tuyển dụng. Ngược lại, thế hệ mình cũng có phần nông nổi, thích gì làm đó, không có lề lối, không thích gò bó, suy nghĩ chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm do tuổi đời còn trẻ. Tuy nhiên, mình thấy môi trường tốt để phát triển năng lực là rất cần thiết. Nhiều công ty đưa ra đãi ngộ kém, mức lương nghèo nàn rồi bắt nhân viên trẻ phải làm việc hết mình, cống hiến thì không công bằng”, cô nói.
Ngoài ra, Ngân cho rằng nếu muốn quyền lợi win-win, nhân viên trẻ cũng phải thể hiện sự tôn trọng tổ chức. Ví dụ trong trường hợp không nhận việc vì có nơi khác offer tốt hơn, họ nên báo sớm để phía tuyển dụng còn sắp xếp và thể hiện thái độ trân trọng cơ hội dành cho mình.
“Mình không chọn rời đi nếu có offer tốt hơn. Bởi khi đã xác định test đầu vào và thử việc, mình đã muốn gắn bó với tổ chức đó. Mình chấp nhận mức lương chưa đáp ứng kỳ vọng nhưng sẽ mang lại giá trị nào đó mình muốn đạt được”, cô nói.
Theo Zing
Từ khóa » Nhóm Bạn ảo Tưởng
-
Nhóm Bạn Ảo Tưởng - Lướt Phim
-
Tag Archives: Nhóm Bạn Ảo Tưởng Vietsub - Lướt Phim
-
Nhóm Bạn Ảo Tưởng (2019) | | Tập 01 - Phim TVB
-
Tập 03 - Nhóm Bạn Ảo Tưởng (2019) - Phim TVB
-
Nhóm Bạn Ảo Tưởng: Tập 8 - Lướt Phim
-
Nhóm Bạn Ảo Tưởng: Tập 6 - Lướt Phim
-
Nhóm Bạn Ảo Tưởng Tập 6 Full (2019) | Young Disease Outburst Boy
-
Chūnibyō Demo Koi Ga Shitai! – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhóm Bạn Ảo Tưởng: Tập 3 - Lướt Phim
-
Bệnh "ảo Tưởng Sức Mạnh" Của Các Bạn Trẻ - Viblo
-
Tìm Hiểu Bệnh Loạn Thần Là Gì? | Vinmec
-
Các Loại ảo Tưởng/ ảo Giác Thường Gặp | Vinmec