Nhiều Nhà đầu Tư “kẹp Hàng Dưới Gốc Thông”
Nhiều nhà đầu tư đang ở “xa bờ”
Gần đây, trên một số hội nhóm đầu tư chứng khoán, nhiều thành viên treo dòng trạng thái như “Chào anh em, tôi sợ chứng khoán lắm rồi, tài khoản âm 60% rồi”, “Hãy từ bỏ chứng khoán để trở về trong vòng tay nhân ái”… Những dòng trạng thái này cho thấy nhà đầu tư đang ở trong tình trạng tài khoản “xa bờ”.
Chỉ trong hai tuần qua, thị trường đã chứng kiến một đợt giảm điểm trên quy mô rộng, hầu hết các cổ phiếu đều mất từ 5 - 20% giá trị. Có thời điểm, chỉ sau 3 phiên giao dịch, VN-Index "đánh rơi" 67 điểm, vốn hoá sàn HOSE “bốc hơi” 265.700 tỷ đồng. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ sau chuỗi ngày tăng nóng bỗng “quay xe” giảm mạnh, tạo đồ thị hình cây thông, kéo theo nhiều nhà đầu tư bị “kẹp hàng dưới gốc thông”.
Anh Vũ Tuấn, một nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán hơn một năm nay cho biết, cuối phiên giao dịch ngày 12/4/2022, anh thậm chí không dám mở tài khoản ra nhìn. Danh mục của anh Tuấn gồm vài mã thuộc “hàng cơ bản” như DBC, TCH, SHB và mấy mã “hàng nóng” FLC, DLG, KLF nhưng phiên 12/4 đều đỏ quạch hoặc xanh lơ.
Mã SHB anh mua ở vùng giá 25.000 đồng/cổ phiếu thì đến cuối tuần qua xuống dưới 20.000 đồng/cổ phiếu. DBC mua giá 78.000 đồng/cổ phiếu, sau khi chia cổ phiếu thưởng, giá điều chỉnh về 38.000 đồng và đến giờ chỉ còn hơn 35.000 đồng/cổ phiếu. Hôm 1/4, nghe hội nhóm hô hào, anh Tuấn lao vào bắt đáy FLC và KLF ở vùng giá hơn 11.000 đồng/cổ phiếu và 6.000 đồng/cổ phiếu, đến 15/4 rơi xuống lần lượt là 8.250 đồng và 4.900 đồng/cổ phiếu.
Chị Thu Hằng, một nhà đầu tư khác cũng bắt đáy 500.000 cổ phiếu FLC hôm 1/4 với giá 10.850 đồng/cổ phiếu, nhưng chứng kiến cổ phiếu đi lên được 1 phiên sau đó rồi lại cắm đầu đi xuống, chị quyết định cắt lỗ ở mức giá 9.040 đồng/cổ phiếu.
“Năm ngoái, khi có sóng penny, tôi say mê nhóm này đến nỗi cứ mã nào có giá dưới 10.000 đồng/cổ phiếu là tôi mua. Cuối năm, tôi tổng kết thấy lãi được khoảng 1 tỷ đồng. Đến giờ, chỉ sau hai tuần ôm FLC, tôi đã “trả hết cho người”, chị Hằng chia sẻ.
E ngại thị trường còn điều chỉnh, nhà đầu tư Vũ Tuấn cho biết sau khi cắt lỗ với hàng loạt cổ phiếu, anh quyết định nắm giữ tiền mặt, chờ cơ hội thật rõ ràng mới mua vào.
Còn lý do để trụ lại
Tuy vậy, trong nhịp điều chỉnh hai tuần gần đây, không phải nhà đầu tư nào cũng chịu cảnh mất mát, bởi vẫn có những cổ phiếu âm thầm lập đỉnh mới.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua (15/4), cổ phiếu FPT đạt 115.000 đồng/cổ phiếu, tăng 9% so với hồi cuối tháng 3. Kết quả kinh doanh quý I tích cực là điểm tựa cho đà tăng của cổ phiếu này. Cụ thể, Công ty công bố doanh thu ước đạt 9.500 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 1.700 - 1.800 tỷ đồng, đều tăng khoảng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cổ phiếu VHC (của Công ty cổ phần Thuỷ sản Vĩnh Hoàn) cũng vừa lập đỉnh lịch sử 104.600 đồng/cổ phiếu vào cuối tuần qua. Doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 với doanh thu 3.225 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 3, VHC ước đạt 1.373 tỷ đồng doanh thu, tăng 96% so với tháng 3/2021.
Thị giá TRA đã vượt mốc 100.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 10% trong vòng 2 tuần qua. Lực đẩy cho giá cổ phiếu tới từ kết quả lợi nhuận 93 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với cùng kỳ.
Một số cổ phiếu khác tăng tốt sau khi doanh nghiệp công bố chỉ tiêu tăng trưởng cao tại đại hội cổ đông như DGC, PNJ, CTR… hoặc công bố kế hoạch chia cổ phiếu thưởng như MSN, SCS, PNJ…
Hiện tại đang là cao điểm mùa đại hội cổ đông và nhiều doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh cũng như số liệu kinh doanh quý I ấn tượng và chính sách cổ tức hấp dẫn.
Về mặt vĩ mô, đà phục hồi của nền kinh tế được dự báo sẽ rõ nét hơn trong các quý tiếp theo, trở thành bệ phóng nâng đỡ chỉ số trong thời gian tới. Tại Báo cáo tình hình kinh tế quý I và dự báo năm 2022 do TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV mới công bố, nhóm chuyên gia cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục mạnh mẽ, với ba kịch bản GDP dao động từ 5 - 6,5%.
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 sẽ khả quan khi công nghiệp sản xuất và các ngành dịch vụ phục hồi trở lại mức bình thường. Hầu hết các tổ chức quốc tế đều đưa ra con số dự báo từ 6 - 7% cho tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022.
Thêm một trợ lực cho thị trường chứng khoán là việc khối ngoại mua ròng trở lại sau một thời gian dài miệt mài bán ròng tính từ đầu đại dịch.
Dưới góc nhìn của giới chuyên gia chứng khoán, đợt giảm sâu của thị trường vừa qua chủ yếu do áp lực tâm lý, nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp giảm sâu tiếp theo để gom cổ phiếu "tránh bão" với giá tốt.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, thị trường năm nay có nhiều điểm tương đồng với năm 2019 khi chỉ số cũng biến động trong một xu hướng sideway lớn với biên độ 1%. Thời điểm đó, Fed bắt đầu tung ra hàng loạt biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, thị trường xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực ngắn và sự tham gia của dòng tiền yếu hơn trước khiến các nhóm cổ phiếu bị phân hoá mạnh...
“Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục xu hướng giảm và test lại đáy cũ 1.420 - 1.430 điểm. Tuy nhiên, ngưỡng hỗ trợ mạnh mẽ này có thể sẽ là bệ đỡ vững vàng cho chỉ số tiếp tục đi lên”, ông Minh nhận định.
Gợi ý cổ phiếu tiềm năng trong năm 2022, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) đánh giá cao nhóm cổ phiếu bán lẻ, cảng biển, dệt may và nhóm cổ phiếu phòng thủ sẽ được hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế như bất động sản, đầu tư công…
Ông Huy nhấn mạnh, tại thời điểm này, chọn được cổ phiếu tốt không quan trọng bằng lựa chọn thời điểm mua và giá mua, bởi vậy nhà đầu tư phải luôn sẵn sàng quản trị rủi ro khi quyết định sai.
Trong khi đó, theo bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán SSI, sau phiên 13/4, tín hiệu xác nhận cho khả năng thị trường đã tạo đáy thường là một phiên tăng điểm tốt đi kèm với sự gia tăng của khối lượng vượt lên trên đường trung bình 50 ngày. Khi đó, chỉ số VN-Index có nhiều khả năng sẽ quay trở lại xu hướng tăng và hướng đến thử thách lại vùng đỉnh lịch sử 1.537 điểm.
Từ khóa » đánh Giá Cp Klf
-
CTCP Đầu Tư Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu CFS (HNX: KLF)
-
KLF : Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu CFS
-
[PDF] Kinh Hoàng KLF! - MAYBANK KIM ENG
-
KLF | Tổng Quan | Thông Tin Tổng Quan Về Doanh Nghiệp - Stockbiz
-
Thông Tin Mã Chứng Khoán KLF | Vietcombank Securities
-
KLF Giá Cổ Phiếu Và Biểu đồ — HNX:KLF - TradingView
-
Nhận định Mã Chứng Khoán KLF | Stockbook
-
CTCP Đầu Tư Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu CFS - KLF | 24HMoney
-
Thông Tin đánh Giá Phân Tích Cơ Bản Về KLF
-
Tổng Quan CTCP Đầu Tư Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu CFS
-
Thị Trường Cổ Phiếu Niêm Yết HNX: Khối Ngoại Mua Ròng 320 Tỷ đồng
-
Trang Chủ- Công Ty Chứng Khoán Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển ...
-
CFS Investment And Import Export Trading JSC Biểu đồ (KLF)