- Giới thiệu
- Chương trình quốc gia về SX & TDBV
- Hệ thống tổ chức
- Tin hoạt động
- Sản xuất bền vững
- Tiêu dùng bền vững
- Kinh tế tuần hoàn
- Khoa học công nghệ
- Điển hình
- Video
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Chương trình quốc gia về SX & TDBV
- Hệ thống tổ chức
- Tin hoạt động
- Sản xuất bền vững
- Tiêu dùng bền vững
- Kinh tế tuần hoàn
- Điển hình
- Kết quả triển khai
- Video
Thứ bảy, 23/11/2024 | 14:26 GMT+7
Điển hình
Nhiều sáng kiến tái chế khẩu trang giải quyết vấn đề rác thải từ đại dịch Covid–19
11/03/2022
- Thanh Hóa tập trung phát triển ngành vật liệu xây dựng theo hướng bền vững
- Xi măng Quang Sơn đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất
- Khoảng 10.000 doanh nghiệp kinh doanh bền vững sẽ được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ của Chính phủ
Theo các nhà nghiên cứu, khẩu trang dùng một lần chiếm phần lớn lượng PPE trên khắp thế giới. Chỉ riêng trong năm 2021, thế giới đã sản xuất 52 tỷ chiếc khẩu trang và 1,56 tỷ trong số đó rơi xuống biển vì việc xử lý chúng hầu như chưa được coi trọng. Chính vì vậy, những nghiên cứu tái chế khẩu trang đã qua sử dụng thành những đồ dùng đang được thế giới và Việt Nam coi trọng và quan tâm.Tái chế khẩu trang thành pin có hiệu suất caoNhóm các nhà khoa học đến từ Nga, Mỹ và Mexico đã phát triển thành công phương pháp tái chế khẩu trang cũ thành một loại pin có hiệu suất cao tương tự pin lithium-ion. Nghiên cứu nói trên đã được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Energy Storage số tháng 02/2022.Chia sẻ về phương pháp nói trên, giáo sư Anvar Zakhidov, Giám đốc khoa học của dự án cơ sở hạ tầng "High-Performance, Flexible, Photovoltaic Devices Based in Hybrid Perovskites" tại NUST MISiS cho biết: Đầu tiên khẩu trang sẽ được khử trùng bằng sóng siêu âm và nhúng vào mực làm từ graphene. Sau đó, đưa khẩu trang vào làm nóng tới 140 độ C để hình thành viên nhỏ, có thể hoạt động như điện cực của pin. Những viên nhỏ này được tách ra bằng một lớp cách nhiệt cũng làm từ khẩu trang đã qua sử dụng. Bước cuối cùng là ngâm toàn bộ vật thể trong chất điện phân và bọc bằng vỏ sản xuất từ vỏ thuốc bỏ đi. Theo cách trên, rác thải y tế trở thành cốt lõi của viên pin mà thứ duy nhất cần thêm vào chỉ là graphene.
Tái chế khẩu trang cũ thành pin có hiệu suất caoLoại pin mới khá hiệu quả với mật độ năng lượng 99,7 Wh/kg, tiệm cận mật độ năng lượng của pin lithium-ion, nằm trong khoảng 100 - 265 Wh/kg. Các nhà nghiên cứu đã cải tiến thiết kế pin bằng cách thêm hạt nano của một loại vật liệu perovskite oxit canxi - coban vào điện cực. Cải tiến đó giúp mật độ năng lượng tăng gần gấp đôi, đạt mức 208 Wh/kg. Phiên bản pin cho hiệu suất tốt nhất còn 82% công suất sau 1.500 chu kỳ và có thể cung cấp năng lượng hơn 10 giờ ở điện thế 0,54 V.Phương pháp mới có thể mở đường để sản xuất pin hiệu quả hơn các loại pin thông thường phủ kim loại và nặng hơn vốn có chi phí cao hơn. Loại pin mỏng giá rẻ của NUST MISiS cũng có thể dùng một lần và sử dụng trong các thiết bị gia dụng từ đồng hồ tới đèn trong tương lai.
Tái chế khẩu trang thành vật liệu làm đườngNghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Môi trường toàn diện - Science of the Total Environment tháng 06/2021. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về ứng dụng tiềm năng của khẩu trang y tế đã qua sử dụng trong xây dựng dân dụng.Tác giả chính Tiến sĩ Mohammad Saberian, Đại học RMIT tại Úc cho biết cần các phương thức tiếp cận đa ngành và hợp tác để giải quyết tác động môi trường của COVID-19, đặc biệt với những mối nguy từ việc tiêu huỷ PPE đã qua sử dụng.
Mẫu vật liệu làm từ khẩu trang tái chế dùng một lần được cắt vụn với cốt liệu bê tông tái chế.“Nghiên cứu khởi thuỷ này tìm hiểu tính khả thi của việc tái chế khẩu trang dùng một lần vào làm đường. Và chúng tôi vô cùng phấn khởi khi ý tưởng này không chỉ hiệu quả mà còn có lợi thực sự về mặt kỹ thuật”, Tiến sĩ nói. “Chúng tôi hy vọng điều này sẽ mở ra cánh cửa cho nghiên cứu chuyên sâu, nhằm giải quyết việc quản lý rủi ro y tế và an toàn quy mô lớn, đồng thời tìm hiểu xem các loại PPE khác có thể thích hợp để tái chế hay không”.Trong nghiên cứu liên quan, các nghiên cứu viên RMIT còn tìm hiểu việc sử dụng khẩu trang dùng một lần được cắt vụn như vật liệu tổng hợp để làm bê tông, với kết quả ban đầu đầy hứa hẹn.Giáo sư Jie Li dẫn dắt nhóm nghiên cứu của Khoa Kỹ thuật Đại học RMIT chuyên nghiên cứu việc tái chế và tái sử dụng vật liệu từ rác thải cho xây dựng dân dụng cho biết: “Chúng tôi biết rằng dù khẩu trang được vứt đúng nơi quy định, chúng sẽ vẫn bị đưa ra bãi rác hoặc đem đi đốt”, ông nói. “Đại dịch COVID-19 không chỉ tạo ra khủng khoảng sức khoẻ và kinh tế toàn cầu mà còn gây ra tác động khủng khiếp lên môi trường. Nếu có thể khiến cho nền kinh tế tuần hoàn nghĩ về vấn đề rác thải nghiêm trọng này, chúng ta có thể phát triển những giải pháp thông minh và bền vững chúng ta cần”.
Ý tưởng độc đáo tái chế khẩu trang thành ghế đẩuĐứng trước thực trạng một lượng lớn khẩu trang dùng một lần bị vứt bỏ, Sinh viên người Hàn Quốc Kim Ha-neul, 23 tuổi, đang theo học chuyên ngành thiết kế nội thất, đã nảy ra ý tưởng độc đáo thân thiện với môi trường, đó là tái chế những chiếc khẩu trang này thành ghế đẩu.Để biến ý tưởng thành hiện thực, Kim Ha-neul đã đặt một thùng thu gom khẩu trang tại Đại học Thiết kế và Nghệ thuật Kaywon - nơi anh đang theo học, ở thành phố Uiwang, phía Nam thủ đô Seoul.Kim Ha-neul đã thu được 10.000 chiếc khẩu trang đã qua sử dụng, cũng như được 1 nhà máy cho hơn 1 tấn khẩu trang bị lỗi. Kim Ha-neul đã tháo bỏ dây chun và kim loại trên những chiếc khẩu trang này. Sau đó, anh bỏ khẩu trang vào khuôn, sử dụng súng phun nhiệt, với mức nhiệt trên 300 độ C, để khẩu trang chảy ra. Thành quả thu được là một chiếc ghế đẩu 3 chân, cao 45cm, tái chế từ các loại khẩu trang đủ màu trắng, hồng, xanh và đen. Anh cho biết để làm ra một chiếc ghế như vậy, cần khoảng 1.500 chiếc khẩu trang.
Những chiếc ghế đẩu được làm từ khẩu trang đã qua sử dụngSau thành công trên, Kim Ha-neul đang ấp ủ hy vọng có thể tạo ra được nhiều đồ nội thất khác từ khẩu trang tái chế, như ghế, bàn và một số loại đèn. Anh cũng đang kêu gọi chính phủ và các công ty tư nhân Hàn Quốc thu gom khẩu trang cũ và tiến hành tái chế.
Tạo tấm vách ngăn nhựa bằng khẩu trang đã sử dụngÝ tưởng biến khẩu trang đã qua sử dụng thành tấm vách ngăn nhựa được thực hiện bởi hai sinh viên Hồ Hoàng Bảo Như và Đặng Trương Nhân sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM ngành Công nghệ vật liệu. Ý tưởng của hai bạn được thực hiện cũng dựa trên việc rác thả khẩu trang thải ra môi trường rất lớn.Như cho biết khẩu trang sau khi thu gom sẽ được tẩy rửa và khử khuẩn 15 phút bằng dung dịch cồn và sấy khô 2 giờ trong tủ sấy ở nhiệt độ 60°C để đảm bảo an toàn. Sau đó, khẩu trang được cắt thành vụn nhỏ bằng bàn cắt giấy và tiến hành tạo sản phẩm bằng phương pháp ép nhiệt ở các khoảng nhiệt độ và thời gian khác nhau nhằm đưa ra thông số phù hợp.
Như và Nhân bên thành phẩm tấm vách ngăn từ những chiếc khẩu trang y tế đã qua sử dụng“Nhóm đã sử dụng phương pháp ép nhiệt để tái chế khẩu trang. Đây là phương pháp khá đơn giản trong quá trình tạo sản phẩm, chi phí sử dụng trang thiết bị máy móc không quá cao và thao tác đơn giản dễ thực hiện. Đối với quy mô phòng thí nghiệm thì phương pháp ép nhiệt là phương pháp phù hợp nhất. Đây cũng là tiền đề để phát triển thêm các phương pháp khác nhằm tối ưu trong quá trình sản xuất”, Như chia sẻ.Cũng theo nhóm, một số phương pháp khác có thể hướng đến như phương pháp ép phun, ép đùn, ép định hình… nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng khác nhau.Với thành phẩm tấm nhựa PP tái chế kích thước 1 m2, dày 0,2 cm sẽ tốn 2,2 kg khẩu trang đã qua sử dụng, tương đương với 480 - 500 khẩu trang. Trên thị trường, một tấm vách ngăn nhựa được bán với giá dao động từ 200.000 - 500.000 đồng/m2 dày 0,15 - 0,2 cm. Như thế, từ những chiếc khẩu trang đã qua sử dụng vốn dĩ là rác thải bị vứt đi, nếu không xử lý đúng cách còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, thì nay với nghiên cứu độc đáo của Như và Nhân, lượng rác nguy hại này đã trở thành sản phẩm hữu ích và mang lại giá trị kinh tế cao.“Điều quan trọng của nghiên cứu là giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, giảm các mầm bệnh lây nhiễm ra cộng đồng. Biến rác thải từ khẩu trang thành sản phẩm mang tính ứng dụng, giảm nguồn nguyên liệu, làm nguyên liệu đầu vào cho ngành khác, giảm chi phí xử lý rác thải, mang lại giá trị kinh tế hướng đến bền vững môi trường”, Như hạnh phúc bày tỏKhông chỉ tái chế khẩu trang thành tấm vách ngăn mà theo Như còn có thể tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích: “Tái chế khẩu trang đã qua sử dụng thành tấm vách ngăn nhằm tiếp cận đến những ứng dụng cơ bản, đơn giản, thiết thực và gần gũi với mọi người. Ứng dụng ban đầu làm tấm vách ngăn cũng là tiền đề để phát triển thêm những ứng dụng khác từ khẩu trang tái chế sau này”.Trong tương lai gần, những giải pháp, hướng đi nghiên cứu này chắc chắn sẽ làm giảm lượng rác thải từ khẩu trang y tế ra môi trường. Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững hướng tới bảo vệ môi trường.
Nhật Minh Tags:
Tin cùng chuyên mục
- Gia Lai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
- Bình Dương nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững
- Công nghiệp hoá gắn liền bảo vệ môi trường
- Sản xuất vật liệu "xanh" từ tro xỉ nhiệt điện
- Doanh nghiệp Bình Dương sản xuất xanh, phát triển bền vững
- C.P. Việt Nam hướng đến nông nghiệp bền vững và doanh nghiệp xanh
- VNSTEEL sản xuất đi cùng với bảo vệ môi trường
- BSR sản xuất thành công nhiều sản phẩm nhựa hữu ích, thân thiện môi trường
Có thể bạn quan tâm
Từng bước xanh hóa, hướng đến Kinh tế tuần hoàn Khu công nghiệp
09:20 - 23/01/2024
Điển hình trong áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn
09:50 - 19/04/2024
VNSTEEL sản xuất đi cùng với bảo vệ môi trường
10:30 - 24/05/2024
C.P. Việt Nam hướng đến nông nghiệp bền vững và doanh nghiệp xanh
14:18 - 07/06/2024
Sản xuất vật liệu "xanh" từ tro xỉ nhiệt điện
15:47 - 28/08/2024
Doanh nghiệp Bình Dương sản xuất xanh, phát triển bền vững
15:05 - 21/08/2024
BSR sản xuất thành công nhiều sản phẩm nhựa hữu ích, thân thiện môi trường
09:24 - 20/05/2024
Xi măng Đồng Bành kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường
15:38 - 01/05/2024
Công ty Mía đường Sơn La áp dụng mô hình tuần hoàn trong sản xuất
08:32 - 29/03/2024
Tin mới
- Gia Lai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
- Hội nghị thượng đỉnh G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
- Phát triển nhựa sinh học từ phế phẩm nông nghiệp
- [Infographic] Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030
- Khuyến khích tiêu dùng bền vững trong cộng đồng
- Heineken Việt Nam hướng đến tác động môi trường bằng "0"
- Bộ Công Thương tập trung triển khai hiệu quả Luật bảo vệ môi trường
Tài liệu
- Sổ tay hướng dẫn
- Ấn phẩm truyền thông
- Tài liệu khác
Văn bản
- Thông báo kêu gọi đề xuất xây dựng kế hoạch năm 2025 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030
- Công văn v/v xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của Bộ Công Thương năm 2025
- Công văn v/v xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của Bộ Công Thương năm 2024
Xem thêm +
Theo dòng sự kiện
- Ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam”
- Hội nghị quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024
- Bộ Công Thương tổ chức chương trình Thúc đẩy sản xuất – Tiêu dùng bền vững 2024
- Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2024
Xem thêm +