Nhiều Thách Thức Với Doanh Nghiệp Dệt May Những Tháng Cuối Năm
Có thể bạn quan tâm
Dù khởi đầu với kết quả ấn tượng, thế nhưng để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD, ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức.
>>> “Xanh hoá” dệt may
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm đạt con số ấn tượng khi mang về khoảng 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng may mặc với kim ngạch 16,94 tỷ USD tăng 19,5% so cùng kỳ; xuất khẩu vải đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,8%; xuất khẩu xơ sợi đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,4%; xuất khẩu phụ liệu dệt may đạt 734 triệu USD tăng 22,3%; xuất khẩu vải không dệt đạt 452 triệu USD tăng 25,5%.
Dệt may đang có tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tích cực
Ghi nhận tại Tổng Công ty May 10, xuất khẩu 6 tháng đầu năm mang đến nhiều tín hiệu phấn khởi cho một năm xuất khẩu thuận lợi. Kết thúc 6 tháng, doanh thu của doanh nghiệp tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021 và trên 30% so với năm 2019. Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 chia sẻ, yếu tố quyết định sự tăng trưởng mạnh trong nữa đầu năm nay là sự phục hồi của các thị trường kéo theo nhu cầu may mặc tăng cao. Cộng với đó là những đơn hàng tồn của năm trước khiến doanh thu 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh.
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho biết kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay là con số ấn tượng đối với ngành dệt may trong bối cảnh vừa trải qua gia đoạn khó khăn do dịch COVID-19 kéo dài.
Với kết quả trên, hoạt động xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam chỉ còn gần 50% sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu đã đề ra trong năm 2022 là đạt mức 43 tỷ USD. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu 6 tháng cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức.
Dự báo tình hình sản xuất và xuất khẩu nửa cuối năm nay, ông Việt cho biết, đơn đặt hàng cho 2 quý cuối năm tại Tổng Công ty May 10 có dấu hiệu chững lại do ảnh hưởng từ lạm phát, thậm chí có thời gian hàng hóa bị tồn kho do chưa thể vận chuyển cho khách hàng. Theo ông Việt, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức như: chi phí logistics, lạm phát và nguyên vật liệu đầu vào tăng.
>>> Doanh nghiệp dệt may trước áp lực lạm phát
“Tổng Công ty May 10 chủ yếu xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Dù đây là những thị trường lớn, tuy nhiên do ảnh hưởng từ tiêu dùng của người dân giảm khiến lượng hàng hóa xuất đi giảm khiến hàng hóa tồn kho. Việc tồn kho sẽ rất nghiêm trọng bởi dệt may là ngành sản xuất theo mùa”.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USF trong năm 2022, ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Điển hình như việc các quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch và ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.
Bên cạnh đó, lạm phát cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, EU… và diễn biến phức tạp của xung đột Nga – Ukraine khiến giá nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao liên tục từ đầu năm đến nay làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng khoảng 20 – 25%.
Ngoài ra, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.
Nhiều quy định và thách thức mới cũng đang đặt ra đối với ngành dệt may xuất khẩu
Ông Giang nhận định thị trường xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng cuối năm sẽ rất khó khăn. Lý giải nguyên nhân, ông Giang cho biết vấn đề lạm phát tại các quốc gia đang khiến người dùng thắt hầu bao, giảm tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến sức mua của toàn cầu. Bên cạnh đó, việc trả đơn hàng tồn kho từ năm 2021 cũng đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề cạnh tranh giá và vận chuyển.
“Tôi cho rằng xuất khẩu 6 tháng cuối năm sẽ cực kỳ khó khăn. Để vượt qua các thách thức này, ngành dệt nay Việt Nam phải tiếp tục xây dựng các giải pháp chiến lược, không chỉ vượt thách thức mà còn hướng đến mục tiêu xuất khẩu của năm nay” – ông Giang nhấn mạnh.
3 giải pháp mà Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra gồm: Thứ nhất, đa dạng hóa thị trường, mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông, Châu Phi, … và mới đây nhất là thị trường RCEP. Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm. Ông Giang khẳng định, nếu Việt Nam không thể đa dạng hóa sản phẩm se kéo theo việc mất đi lợi thế của các doanh nghiệp đối với ngành công nghiệp thời trang thế giới. Thứ ba, xây dựng nền tảng đa dạng hóa thị trường, vùng liên kết chuỗi để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Ngành điều cần điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu
03:30, 06/08/2022
Xuất khẩu giáo dục nhìn từ hợp tác Việt Nam – Châu Phi
01:00, 06/08/2022
Đề xuất thuế xuất khẩu phân bón: Doanh nghiệp lo “hết cửa” xuất khẩu
07:35, 03/08/2022
Đề xuất thuế xuất khẩu phân bón: Doanh nghiệp mất lợi thế cạnh tranh?
03:00, 02/08/2022
Từ khóa » Dệt May Nhieu
-
Nhiều đơn Hàng Xuất Khẩu Dệt May đi Mỹ Bị Hủy Do Tồn Kho Nhiều ...
-
Ngành Dệt May Xuất Siêu Tới 8,86 Tỷ USD, Nhưng Vẫn Còn Nhiều ...
-
Ngành Dệt May Gặp Nhiều Thách Thức Trong Những Tháng Cuối Năm
-
Dệt May - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Đối Mặt Nhiều Khó Khăn, Xuất Khẩu Dệt May Vẫn 'nhắm' đích 43 Tỷ USD
-
Xuất Khẩu Khả Quan Nhưng Dệt May Vẫn Còn Nhiều Thách Thức
-
10 Nước Xuất Khẩu Hàng Dệt May Nhiều Nhất - VNReport
-
Dệt May
-
Nhiều Thách Thức đón đợi Ngành Dệt May Trong Năm 2022
-
Nhiều Thách Thức Cho Ngành Dệt May Việt Nam Trong Cuộc Cách ...
-
Dệt May Quyết Tâm Hướng Tới Mục Tiêu Xuất Khẩu 43 Tỷ USD
-
Xuất Khẩu Dệt May 'kiên định' Mục Tiêu 43 Tỷ USD Năm 2022
-
Dệt May Năm 2022: Thách Thức đạt Xuất Khẩu 43 Tỉ USD