Nhiều Thành Phố ở Trung Quốc Phong Tỏa Trở Lại Vì COVID-19

Nhiều thành phố ở Trung Quốc phong tỏa trở lại vì COVID-19 - Ảnh 1.

Xếp hàng xét nghiệm COVID-19 tại thủ phủ Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc ngày 9-8 - Ảnh: VCG

Ngày 11-8, thành phố Nghĩa Ô (tỉnh Chiết Giang) - trung tâm sản xuất và xuất khẩu ở phía đông Trung Quốc - thông báo sẽ bước vào đợt phong tỏa kéo dài 3 ngày, với hầu hết người dân bị cấm rời khỏi nhà hoặc khu vực được chỉ định.

Như vậy 1,9 triệu dân Nghĩa Ô đang chịu chung số phận với hàng triệu người dân ở nhiều thành phố khác của Trung Quốc, vốn đang áp đặt các biện pháp hạn chế với phần lớn các khu dân cư. Người dân chỉ được phép rời khỏi nhà để xét nghiệm COVID-19, mua nhu yếu phẩm thiết yếu hoặc đến bệnh viện.

Các công ty có điều kiện để công nhân làm việc tại chỗ vẫn tiếp tục được hoạt động, trong khi tất cả các địa điểm công cộng tại Nghĩa Ô đều phải đóng cửa trong ba ngày, ngoại trừ bệnh viện và các nơi cung cấp dịch vụ thiết yếu.

Tại vùng Tân Cương phía tây Trung Quốc, từ ngày 11-8, ba thành phố của khu Aksu cho phép nhân viên được rời nhà đi làm, song hạn chế các hoạt động đi lại không cần thiết khác. Hiện chưa rõ khi nào các thành phố này sẽ dỡ bỏ biện pháp nói trên, theo Hãng tin Reuters.

Trong khi đó các quận lớn tại thủ phủ Urumqi của khu tự trị Tân Cương đã bắt đầu 5 ngày phong tỏa tính từ ngày 10-8.

Các ổ dịch tại các điểm nóng du lịch là tỉnh Hải Nam và khu tự trị Tây Tạng tiếp tục lan rộng, với các thành phố bị ảnh hưởng đều đang phong tỏa.

Trong khi đó, đảo Hải Nam, chỉ ghi nhận hai ca lây nhiễm địa phương trong năm 2021, đã báo cáo hơn 1.800 ca bệnh mới trong tháng 8. Giới chức Hải Nam đã phong tỏa hàng triệu dân để dập dịch nhanh chóng. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà đi xét nghiệm COVID-19, mua nhu yếu phẩm và các công việc thiết yếu.

Hiện có khoảng 178.000 du khách đang mắc kẹt tại Hải Nam.

Trung Quốc thêm gần 2.000 ca COVID-19 trong 24 giờ

Ngày 11-8, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ghi nhận 1.993 ca COVID-19 trong 24 giờ, bao gồm 614 ca có triệu chứng và 1.379 ca không triệu chứng. Từ đầu dịch đến nay (cuối năm 2019), Trung Quốc đã có tổng cộng 232.809 ca bệnh có triệu chứng, trong đó có 5.226 ca tử vong do COVID-19.

Việc hạn chế đi lại của người dân trong vài ngày (một biện pháp phong tỏa "mềm") ngay khi xuất hiện hàng chục ca COVID-19 mới là biện pháp chính trong chiến lược "Zero COVID" của Trung Quốc, theo Hãng tin Reuters.

Mục đích của biện pháp nói trên là để tránh biến các nỗ lực dập một đợt bùng phát dịch thành một cơn ác mộng kéo dài với nhiều tháng phong tỏa như thành phố Vũ Hán và Thượng Hải.

Tuy nhiên việc không chắc chắn về thời gian áp dụng các đợt phong tỏa mềm này đã gây ảnh hưởng đến niềm tin kinh doanh và tạo tâm lý do dự khi đi du lịch ở người dân.

Có nên lo lắng về loại virus Có nên lo lắng về loại virus 'mạnh hơn corona' mới phát hiện ở Trung Quốc?

TTO - Một loại virus Henipavirus mới có nguồn gốc từ động vật (còn gọi là Langya henipavirus, LayV) vừa được tìm thấy ở Trung Quốc. Hàng chục người nhiễm virus này đã được báo cáo ở Trung Quốc.

Từ khóa » Dịch Trung Quốc