Nhiều Trẻ Bị Bệnh Về Tai Do Học Online Kéo Dài - Báo Phụ Nữ
Nhiều trẻ bị bệnh do đeo tai nghe sai cách
Chiều tối đi làm về, nghe con trai 14 tuổi đang học lớp 8 than bị đau nhức tai, cảm giác ngứa, nóng rát quanh lỗ tai, chị Nguyễn Thị Thu (ngụ Q.Bình Thạnh, TPHCM) hốt hoảng bật ánh sáng đèn của điện thoại đang cầm chiếu vào tai, và tay phải chị cầm tăm bông ngoáy vào trong tai. Nước vàng trong tai bám vào chiếc tăm bông, có mùi hôi, lỗ tai đỏ ửng.
Chị nhanh chóng đưa con đi khám tại phòng khám tai mũi họng gần nhà. Bác sĩ kê toa thuốc cho trẻ uống, nhỏ tai, vệ sinh tai và dặn dò, không nên dùng tai nghe nhiều vì bé viêm tai ngoài do đeo tai nghe loại nhỏ nhét vào lỗ tai quá lâu, gây viêm tai.
Trẻ em học online liên tục nên nếu đeo tai nghe không đúng cách và mở âm lượng quá lớn rất dễ bị giảm thính lực |
Thấy con kêu ù tai, nghe bập bùng, anh Nguyễn Trung Hưng (ngụ Q.3, TPHCM) đưa con đi khám tai. Tại Phòng khám Tai mũi họng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM, bé Nguyên Trung T., con anh Hưng, được bác sĩ chỉ định đo thính lực. Sau khi đo và khám cho bé, bác sĩ cho biết con anh bị giảm thính lực do đeo tai nghe quá lâu và quá chật, lại thường xuyên mở âm thanh quá to.
Do học trên máy tính cả ngày, trẻ thường đeo tai nghe để nghe rõ hơn. Nhưng hầu hết các bé đều sử dụng tai nghe sai cách và lạm dụng tai nghe trong nhiều giờ. Học sinh càng lớn thì càng lạm dụng đeo tai nghe nhiều hơn trong việc học và nghe nhạc, chơi game.
Thạc sĩ - bác sĩ Bùi Thị Khánh Phượng, chuyên khoa Tai mũi họng, thuộc liên chuyên khoa Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết, gần đây số lượng trẻ đến khám tai do đeo tai nghe học online dẫn đến những bệnh lý bất thường về tai ngày càng nhiều, chiếm khoảng gần 10% số trẻ đến khám bệnh. Đa số trẻ mắc bệnh đều do đeo tai nghe sai cách, đeo quá chật, nhét tai nghe vào tai quá lâu và mở âm thanh rất to. Biểu hiện trước mắt là viêm tai, ù tai; về lâu dài, các bé có nguy cơ mắc bệnh về tai mạn tính hoặc bị tật về tai như giảm thính lực.
Các cách hạn chế bệnh về tai
Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, việc lạm dụng tai nghe và dùng tai nghe sai cách sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe của tai. Tổn thương đầu tiên là viêm nhiễm ngoài tai. Loại tai nghe chụp cả vành tai, bị bịt kín gây viêm cả vòng tai ngoài nhưng vẫn đỡ gây viêm nhiễm hơn loại tai nghe nhét trong lỗ tai quá sâu, vì nút tai nghe thường bị ẩm, dễ sang chấn da cửa tai khiến lượng không khí lưu thông trong tai bé bị tắc nghẽn, dẫn tới hậu quả là ráy tai xuất hiện nhiều. Việc đeo tai nghe liên tục, thiếu trao đổi lưu thông khí vào tai sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm… “ẩn” trong ống tai, làm vi trùng, vi nấm phát triển, gây ra các bệnh viêm tai.
Nếu trẻ bị viêm nặng và mở âm thanh quá lớn còn gây tổn thương bên trong, tổn thương màng nhĩ và giảm thính lực tạm thời. Bởi, các tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, không chịu được độ rung ở cường độ lớn gây tổn thương đến bị điếc một số tần số hoặc điếc hẳn một tai. Việc nghe nhạc với cường độ lớn thường xuyên và lâu không những làm tổn thương cơ quan thính giác mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
Từ kinh nghiệm khám bệnh tại khoa khám của Bệnh viện Nhi Đồng 2, bác sĩ Khánh Phượng khuyên học sinh nên nghe chỉ khoảng 60% âm lượng của thiết bị. Nếu ba mẹ ngồi cách con nửa mét mà vẫn nghe được âm thanh trong loa của con, có nghĩa là con đang bật loa quá lớn. Thường xuyên đeo tai nghe với âm lượng lớn trên 85dB (decibel) trẻ có nguy cơ giảm thính lực và điếc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo giới trẻ nên hạn chế thời gian sử dụng tai nghe trong khoảng một giờ để tránh bị điếc trong tương lai. Đặc biệt, những người trong độ tuổi từ 12 - 35 là những người có nguy cơ cao nhất vì lạm dụng tai nghe và yêu thích sự riêng tư.
Do đó, để bảo vệ đôi tai, bác sĩ Phượng khuyến cáo, trẻ chỉ nên đeo tai nghe khoảng dưới 2 giờ/ngày và nghỉ ngơi giữa khoảng cách hai giờ khoảng 10 phút. Nên dùng loa ngoài của máy tính và điện thoại, khi cần thiết lắm mới dùng đến tai nghe. Khi trẻ thấy có biểu hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nghe thấy những âm thanh khác như tiếng o o, ù ù trong tai, hoặc có cảm giác tai bị tê cóng, là trẻ đang có những biểu hiện chấn thương âm thanh cấp tính. Phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để khám và hướng dẫn điều trị sớm.
Tóm lại, việc mang tai nghe khi học sẽ giúp trẻ nghe rõ lời giảng của thầy cô và hạn chế xao lãng từ âm thanh xung quanh. Tuy nhiên, trẻ không phải lúc nào cũng ý thức được việc nghỉ ngơi cho tai và không lạm dụng tai nghe như người lớn. Do đó, phụ huynh cần tạo điều kiện để con có góc học tập riêng tư, yên tĩnh và thoáng mát, không có tiếng ồn. Bên cạnh đó, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bổ sung, hỗ trợ sức khỏe.
Bình Minh
Từ khóa » Tai Bị Bập Bùng
-
Bị Lùng Bùng Lỗ Tai Là Bệnh Gì? Làm Sao Hết?
-
Ù Tai Kéo Dài: Chớ Coi Thường | Vinmec
-
Lỗ Tai Nghe Tiếng Bụp Bụp Là Bị Làm Sao? | Vinmec
-
Nghe Thấy Có Tiếng Lùng Bùng Lỗ Tai Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Bị Lùng Bùng Lỗ Tai Phải Có Chữa được Không? - Điều Trị ù Tai
-
Ù Tai Trái Cảnh Báo Bạn đang Mắc Các Bệnh Nung Nấu Từ Lâu
-
Mẹo Chữa ù Tai - Tuổi Trẻ Online
-
Lỗ Tai Bị Lùng Bùng Là Bệnh Gì Và Cách Hỗ Trợ điều Trị Như Thế Nào?
-
Bị Lùng Bùng Tai Trái Kéo Dài, Hãy Sử Dụng Sản Phẩm Có Thành Phần ...
-
Tại Sao Bị Lùng Bùng Lỗ Tai? Và Cách Chữa Trị Nào Hiệu Quả?
-
Lỗ Tai Bị Lùng Bùng Là Bị Bệnh Gì? Và Cách điều Trị Hiệu Quả Ngay Sau ...
-
Ù, điếc Một Bên Tai Khi Thức Dậy Có Phải Do Căng Thẳng?
-
Giải Mã điềm Báo Ù Tai Trái, Ù Tai Phải Theo Giờ
-
Ù Tai Kiểu Mạch đập: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Dân Trí