Nhím Biển: Tìm Hiểu "nhân Sâm" Của Biển Cả
Có thể bạn quan tâm
Con nhím biển còn được gọi là cầu gai biển hay nhum biển. Là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao của nó. Tuy nhiên, nhím biển vẫn còn khá xa lạ với người dân Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu loài vật trong bài viết dưới đây nhé.
1. Con nhím biển là gì?
Nhím biển hay còn được gọi dưới cái tên là nhum biển hay cầu gai biển. Đây là loài hải sản sống ở dưới biển, có ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt tập trung ở vùng khí hậu nhiệt đới. Nhím biển được mệnh danh là nhân sâm của biển cả bởi những tác dụng sức khỏe to lớn về nó mang lại. Tuy nhiên giá thành của cầu gai biển còn khá đắt so với túi tiền của đại đa số người dân.
- Hướng dẫn cách nuôi nhum sọ
Nhím biển hay cầu gai có tên khoa học là Echinoidea, thuộc lớp động vật có da gai, phần lớn sống dưới biển và hay bám vào các mỏm đá ven biển. Nhím biển có dạng hình tròn như trái bóng, lớp ngoài chi chít các gai nhọn tương tự như loài nhím trên cạn. Chính vì điều này, chúng mới được gọi là nhím biển. Khi lớn lên, con cầu gai biển phát triển to ra và có kích cỡ bằng với một trái cam sành, nhỏ hơn trái bưởi một chút.
Hiện nay có khoảng 950 loài nhím biển được phân bổ ở khắp các đại dương và bãi biển trên toàn thế giới. Cầu gai biển ở nước ta tập trung nhiều ở các vùng biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,….
2. Đặc điểm của nhím biển
Nhím biển trưởng thành có bán kính cơ thể dao động trong khoảng 3 – 10cm. Lớp vỏ của dài từ 3 đến 4cm. Phần thịt ở bên trong của nhím biển khá ít, phần thịt này còn được gọi là trứng nhím biển. Thịt của nhím biển thường chỉ có từ 5 – 8 cánh nhỏ tạo nên hình vòng cung, có màu cam hoặc màu vàng cam.
Nhím biển có thể di chuyển được nhưng với tốc độ tương đối chậm. Chúng không phải di chuyển bằng chân (nhím biển không có chân). Nhím biển di chuyển được là do có lực nước đẩy cho cơ thể của chúng xoay.
Nhím biển phần lớn có màu nâu sẫm, gai của chúng hơi có màu sáng trắng. Do nhím biển có dạng hình cầu nên làm nhiều người tò mò không biết liệu chúng ăn gì và thải phân ở đâu. Thật ra, trên bề mặt của nó có một phần ở đỉnh là lỗ miệng, một lỗ ở bên dưới là lỗ hậu môn.
Kết cấu miệng của cầu gai biển được cấu tạo bởi phần mô mềm với 5 chiếc răng và được bao bọc bằng nhiều mảnh xương nhỏ bao quanh.
3. Con nhím biển ăn gì?
Cầu gai biển là loài động vật chuyên ăn thực vật. Thức ăn của nó chủ yếu là các loài rong biển và tảo biển.
Ở một số loài cầu gai biển, ngoài ăn tảo biển chúng có thể ăn một số loài động vật không xương sống như: con bọt biển, con hến, giun tơ và con sao giòn.
4. Tập tính sinh sản của nhím biển
Cầu gai biển là loài sinh sản hữu tính, có sự giao phối giữa con đực và con cái thông qua lỗ sinh dục – còn được gọi là quá trình thụ tinh.
Nhum biển thường sinh sản nhiều nhất vào khoảng tháng 3 cho đến hết tháng 7 âm lịch. Mùa thu hoạch nhum biển bắt đầu từ tháng 5 – 9 hàng năm.
Nếu như các bạn đến với các bãi biển miền Trung của nước ta vào thời điểm này, chắc chắn sẽ được thưởng thức đặc sản cầu gai biển nướng hay những món ăn khác được chế biến từ cầu gai.
5. Môi trường sống của nhím biển
Nhum biển thường sống thành bầy, nhóm và tạo thành các thảm, thường được tìm thấy trong những hốc đá, khu vực ghềnh đá, khu vực có nhiều tảo và cả những thảm rong. Chúng thường ẩn náu bên dưới các vách đá bởi chúng sợ bị đe dọa. Cầu gai biển sẽ tự động tấn công bằng cách phóng gai khi chúng gặp nguy hiểm. Hầu như bất cứ ai cũng sẽ bị gai đâm khi dẫm phải nhím biển hoặc đánh bắt nó không đúng cách.
Nhum biển phần lớn tập trung ở vùng nước sâu, khu vực đáy biển, trải dài dọc theo các vùng biển ấm cho đến đại dương mênh mông.
6. Phân loại nhím biển
Trên thế giới hiện có khoảng 950 loài nhím biển. Tuy nhiên, ở các vùng biển của nước ta chỉ xuất hiện hai loại sau:
Nhím biển sọ (nhum sọ): loại này có kích cỡ cơ thể tương đối lớn, phần gai ngắn và khá mảnh.
Nhím biển đen (nhum đen): loại này có phần thân đen sậm, gai rất cứng và to.
7. Nhím biển có độc không?
Trong thành phần thịt của nhum biển không có độc. Tuy nhiên phần gai của chúng lại có chứa độc tố. Đây là vũ khí giúp nhum biển chiến đấu với kẻ thù. Nếu như con người dẫm phải gai của nhum biển, đầu tiên sẽ bị trầy xước da, sau đó sẽ có cảm giác tê nhức. Nếu để gai của nhím biển vẫn còn ở trong da của người sẽ dễ gây nhiễm trùng. Nếu như gai được loại bỏ hoàn toàn và nhanh chóng thì sẽ không có vấn đề gì gây hại đến sức khỏe.
Nếu bạn vô tình dẫm chân lên cầu gai biển hoặc bạn bị gai của nó đâm vào tay trong quá trình đánh bắt. Lúc này cần phải xử lý vết thương ngay lập tức để tránh bị ngứa ngáy trên da hoặc bị dị ứng. Bởi vì trong gai của nhum biển có chứa một lượng độc tố nhất định có thể ảnh hưởng đến cơ thể của con người. Bạn hãy bình tĩnh và xử lý như sau:
Lấy gai ra khỏi cơ thể
- Vết thương do cầu gai đâm có dạng lỗ và sẽ dính lên da của bạn. Tốt nhất bạn phải lấy gai ra ngay lập tức sau khi bị đâm trúng.
- Bạn có thể tự mình xử lý vết thương bằng cách nhổ bỏ gai đi. Tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy buồn nôn, choáng váng, vết đâm trở nên đỏ hồng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
- Trong nhiều trường hợp người bị gai nhum biển đâm vào khu vực xương khớp thì sẽ cần phải phẫu thuật để gắp bỏ gai ra khỏi cơ thể.
- Độc tố thường xuất phát từ gai của nhím biển.
- Chân kìm nhỏ là bộ phận chính của gai nhum biển. Chúng thường nằm giữa gai, nên nhanh chóng lấy gai ra khỏi người sau khi bị đâm trúng.
- Bạn sử dụng một chiếc kẹp để gắp gai nhum biển ra khỏi cơ thể. Thực hiện một cách nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh làm gãy gai. Nếu bạn làm gãy gai, bạn hãy đến ngay bệnh viện để xử lý gấp.
Rửa sạch vùng da bị gai đâm tổn thương
Bạn hãy rửa sạch vùng da bị gai đâm bằng nước và xà phòng ngay sau khi vừa lấy gai của nhím biển ra khỏi cơ thể.
- Bạn có thể sử dụng oxy già thay cho nước xà phòng để rửa sạch vết thương.
- Sau khi rửa vết thương xong hãy xả sạch lần cuối với nước rồi tiến hành băng vết thương lại. Bạn không nên sử dụng bông và gạc bởi chúng sẽ che mất những phần gai chưa được lấy ra đúng cách khi bị nhum biển tấn công.
Xử lý vết thương sau khi rửa sạch
- Bạn có thể sử dụng kháng sinh hoặc thuốc giảm đau để hạn chế các tác động của gai nhum biển lên cơ thể của bạn.
- Sử dụng thuốc mỡ để bôi lên vết thương, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này để lựa chọn ra loại thuốc phù hợp.
- Khi vết thương bị đâm của bạn vẫn có dấu hiệu gây ngứa và ửng đỏ, bạn cần đến ngay bệnh viện để được khám chữa kịp thời.
8. Tác dụng của con nhím biển – cầu gai biển
Được mệnh danh là nhân sâm của biển cả, với vô vàn những lợi ích to lớn về sức khỏe. Thịt của nhum biển có chứa nhiều chất khoáng quan trọng và cần thiết cho cơ thể như kẽm, canxi, sắt, chất béo và các loại vitamin …
Nếu như trong quá trình bạn thưởng thức cầu gai biển mà có biểu hiện bị nổi mẩn đỏ hoặc cảm thấy ngứa ngáy trên da. Có khả năng cao bạn đã bị dị ứng với nhum biển. Bạn nên đến khám ngay tại bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
9. Nhím biển có thể chế biến thành các món ăn gì ?
Cầu gai nướng mỡ hành
Cầu gai nướng mỡ hành là một món ăn nổi tiếng ở vùng biển, rất là thơm ngon bổ dưỡng. Chỉ cần bạn rửa sạch con nhum biển, lấy kéo cắt vòng quanh phía trên của con nhum biển để mở nắp ra. Tiếp đến là loại bỏ hết ruột và dạ dày rồi rửa sạch để trôi đi hết các sợi tơ máu bên trong. Sau đó cho ít mỡ hành lên rồi nêm nếp để thêm phần đậm đà. Cuối cùng đem nướng nhum biển trên bếp than hồng là bạn có thể thưởng thức món ăn thơm ngon này rồi.
Con nhím biển nướng
Để làm món ăn này thì các bạn chỉ cần rửa sạch, cắt bỏ hết gai rồi cắt xung quanh lớp vỏ phía trên cầu gai để mở nắp. Bỏ đi hết phần ruột và dạ dày rồi rửa sạch để trôi đi hết các sợi tơ máu bên trong. Sau đó bạn cho gia vị, đập thêm lòng đỏ trứng vào trong rồi nướng trực tiếp nhím biển trên bếp than hồng là được.
Sashimi nhím biển
Nhím biển có thể ăn sống sashimi. Việc ăn sống như vậy sẽ giúp giữ được tất cả các chất dinh dưỡng có trong nhím biển. Bạn chỉ cần rửa sạch cầu gai, loại bỏ gai xung quanh và cắt nắp mở ra. Bỏ phần ruột và dạ dày rồi rửa sạch để trôi đi hết các sợi tơ máu bên trong là có thể thưởng thức được rồi. Nếu bạn có dịp mua được cầu gai tươi thì bạn nên thử thưởng thức món ăn này.
10. Cách đánh bắt và chế biến con nhím biển
Thông thường thì nhím biển sống bám vào các tảng đá ở ven biển. Rất khó để có thể gỡ chúng ra bằng tay không. Do đó bạn cần có những công cụ cần thiết để có thể đánh bắt được chúng dễ dàng. Người ta hay dùng các loại móc sắt để gỡ con cầu gai biển ra khỏi vách đá. Việc gỡ chúng ra phải thật khéo léo. Nếu không con cầu gai biển sẽ tự vệ bằng cách phóng gai và bám chặt hơn vào mép đá.
Sau khi sơ chế, nhum biển sẽ có từ 5 đến 8 múi có mùi thơm và màu trắng hồng. Bạn có thể để nguyên như vậy rồi thêm các nguyên liệu vào để chế biến, hoặc có thể lấy hết ra bát để nấu cháo hoặc nấu canh tùy theo khẩu vị của bạn.
Con nhím biển hay cầu gai biển là một món quà quý giá từ biển cả ban tặng. Chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn biết những thông tin cơ bản nhất về nhím biển. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Từ khóa » Tác Dụng Của Con Nhím Biển
-
Món ăn Thuốc Từ Con Nhum Biển
-
Nhum Biển - Con Cầu Gai - Nhím Biển Là Con Gì? Cách Chế Biến Nhum ...
-
Sự Thật Về Nhum Biển - “thần Dược Viagra" Cho Quý ông - Tiền Phong
-
Tác Dụng Của Nhum Biển
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Nhum Biển - YAMANAKA Việt Nam
-
Nhum Biển Là Gì? Vì Sao được Xem Là 'thần Dược' Của Quý ông
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Nhum Biển Với Sức Khỏe
-
Nhím Biển – đặc Sản Giúp đấng Mày Râu Vững Phong độ
-
Cầu Gai - Nhum Biển Món ăn Thuốc Bổ Dưỡng Ngon Không Thể Cưỡng
-
Nhum Biển - Đặc Sản độc đáo Của Thành Phố Biển Nha Trang
-
Con Nhím Biển Là Con Gì? Gai Của Nó Có độc Không?
-
Con Nhum Biển Là Gì? Tác Dụng Tuyệt Vời Của ... - Cảng Hải Sản
-
Nhím Biển Là Con Gì? Những Món Ăn Ngon Từ Nhím Biển
-
'Nhân Sâm Biển' - Cầu Gai 'thần Dược' Cho đàn ông - Vietnamnet