Nhìn Bụng Biết Có Thai Như Thế Nào? Cách Nhận Biết Có Thai Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Vì sao nhìn bụng biết có thai?
- Cách nhìn bụng biết có thai chính xác nhất
- Các kiểu bụng bầu phổ biến
- Sờ bụng như thế nào biết có thai?
- Kích thước phát triển của bụng bầu qua từng giai đoạn
- 8 Cách nhận biết bầu trai hay gái theo dân gian
- 6 Triệu chứng có thai sớm ở những tuần đầu dễ nhận biết nhất
- Những câu hỏi thường gặp về bụng bầu
Được làm mẹ là một điều mà hầu hết người phụ nào cũng ao ước và chờ đợi. Có nhiều cách để biết mình có mang thai hay không, tuy nhiên nhìn bụng như thế nào biết có thai là một trong những điều nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Vậy cách nhìn bụng biết có thai tại nhà như thế nào là chính xác chưa cần đến que thử thai? Hãy tìm hiểu những chia sẻ trong bài viết này nhé.
Vì sao nhìn bụng biết có thai?
Sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ tinh thành công, trứng sẽ phân chia thành nhiều tế bào và thai bắt di chuyển vào tử cung để gắn chặt và nội mạc tử cung rồi làm tổ tại đây để giúp thai nhi phát triển. Mỗi ngày, khi thai nhi phát triển, bụng của mẹ sẽ dần có sự thay đổi kích thước lớn hơn. Do đó, sự thay đổi này sẽ là biểu hiện giúp nhận biết rằng mẹ có thai.
Khi thai phát triển, bụng mẹ sẽ có kích thước to hơn (Nguồn: sưu tầm)
Cách nhìn bụng biết có thai chính xác nhất
Làm thế nào để nhìn bụng biết có thai chứ không phải là do tăng cân? Thực tế, sự thay đổi của bụng khi có thai và khi tăng cân rất khác nhau. Dưới đây là một một vài biểu hiện cụ thể, giúp mẹ có thể nhận biết được dấu hiệu mang thai qua kích thước và hình dáng vòng bụng.
Bụng ngày càng to và có sự thay đổi rõ rệt từ tháng thứ 3 trở đi
Khi mới mang thai, vòng bụng sẽ tăng thêm vài cm do lượng nước ối thay đổi. Nhưng bạn sẽ khó nhận biết được bằng mắt thường ở giai đoạn này. Chỉ khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (từ tháng thứ 3 trở đi), bụng của mẹ sẽ trông lớn hơn hẳn.
Bụng của phụ nữ mang thai sẽ cứng và tròn hơn so với bụng béo
Bụng của người phụ nữ mang thai không giống với to do tăng cân. Bụng to do béo thường sẽ không cứng và chảy xệ, còn bụng to do mang thai, khi xoa sẽ thấy tròn và cứng hơn. Đặc biệt, bụng có thai sẽ thêm đường màu nâu xuất hiện dọc theo giữa bụng.
Bụng bầu thường sẽ có vết rạn ở chân bụng
Ngoài những biểu hiện trên, khi mang thai da bụng của người mẹ sẽ xuất hiện thêm nhiều vết rạn ở vành bụng, gần rốn. Thực tế, khi bụng to do tăng cân sẽ không có những vết rạn này, vậy nên khi thấy bụng xuất hiện nhiều vết rạn, dù rất nhỏ thôi thì khả năng cao là mẹ đã mang thai.
>> Tham khảo: 3 cách trị rạn da bụng an toàn cho mẹ bầu
Cách nhìn bụng biết có thai chuẩn xác (Nguồn: sưu tầm)
Các kiểu bụng bầu phổ biến
Bụng bầu của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào cơ địa, giai đoạn hoặc số lần mang thai của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn bụng khi mang thai, bạn sẽ thấy có một vài kiểu bụng bầu phố biển như sau:
- Bụng nhỏ: Sẽ thường gặp ở những người phụ nữ lần đầu mang thai. Có thể là do nước ối ít nên bụng nhỏ là điều bình thường và không đáng lo ngại.
- Bụng to: Thường gặp ở những người phụ nữ mang thai lần 2, lần 3,..do vị trí của thai nhi hoặc cũng có thể là do lượng nước ối nhiều.
- Bụng cao: Bụng bầu cao sẽ thường gặp ở những người phụ nữ có cơ bụng săn chắc và khỏe.
- Bụng thấp: Với những người mang thai lần 2 - 3 sẽ thường có bụng bầu thấp. Nguyên nhân là do mẹ đã trải qua một lần sinh nở nên cơ bụng bị kéo giãn không còn sự săn chắc nữa. Ngoài ra, bụng bầu thấp cũng thường thấy ở mẹ bầu tháng cuối, sắp sinh.
- Bụng rộng: Có thể là do mẹ thừa cân hoặc thai nhi nằm ở vị trí ngôi ngang. Với những trường hợp, thai nằm ngôi ngang sẽ rất khó sinh thường và cần sinh mổ.
>>Tham khảo thêm:
- Ngôi thai là gì? Ngôi thai đầu là gì? Ngôi ngang là gì?
- Ngôi thai ngược là gì? Cần làm gì khi được chẩn đoán thai ngôi mông
- Que Thử Thai 2 Vạch Có Phải Có Thai Không?
Các kiểu bụng bầu phổ biến hiện nay (Nguồn: Very Well)
Sờ bụng như thế nào biết có thai?
Để biết có mang thai hay không khi sờ bụng, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau, đặc biệt là từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 của thai kỳ:
- Đặt 2 lòng bàn tay vào vùng rốn quanh phần thành bụng. Nếu cảm thấy phần bụng nhô cao và phình to hơn so với bình thường, đó có thể là mẹ đang mang thai. Đặc biệt, đối với những mẹ có làn da mỏng, có thể dễ nhận biết hơn qua những vết rạn màu đỏ trên da.
- Khi thai nhi lớn dần, các dấu hiệu sẽ càng rõ ràng hơn. Khi sờ bụng, mẹ có thể cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi bên trong. Đặc biệt đối với những thai nhi năng động, mẹ có thể cảm nhận được bàn chân của con đạp vào thành bụng.
Kích thước phát triển của bụng bầu qua từng giai đoạn
Kích thước vòng bụng bầu của mẹ sẽ thay đổi rõ rệt qua từng tháng. Hãy tham khảo sự thay đổi này qua 9 tháng thai kỳ sau đây:
Tháng | Sự thay đổi kích thước vòng bụng qua từng tháng |
Tháng thứ 1 | Bụng của mẹ sẽ chưa có những thay đổi rõ rệt, kích thước của thai nhi chỉ khoảng 0,6cm. |
Tháng thứ 2 | Bụng bắt đầu dần to lên, mẹ có thể cảm nhận khi sờ vào. Lúc nào kích thước của thai nhi sẽ khoảng 2,54cm |
Tháng thứ 3 | Ở tam cá nguyệt thứ 2 này, mẹ có thể nhìn bụng biết có thai. Bởi vì, phần bụng dưới sẽ to hơn một chút, thai nhi sẽ có kích thước khoảng 10cm |
Tháng thứ 4 | Lúc này kích thước thai nhi đã tăng lên khoảng 15,24cm. Do đó, đây là thời điểm giúp mẹ có thể nhìn bụng biết mang thai một cách rõ ràng và chính xác nhất |
Tháng thứ 5 | Bụng bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt hơn, bụng có thể cao hoặc thấp hoặc cũng có thể nhô về phía trước. Kích thước thai nhi lúc này sẽ là 25,4cm |
Tháng thứ 6 | Kích thước của bụng sẽ to hơn gấp đôi so với tháng đầu tiên. Lúc này, kích thước thai nhi sẽ khoảng 30cm |
Tháng thứ 7 | Khi bước qua tháng thứ 7, sự phát triển của thai nhi sẽ chậm lại và kích thước bụng bầu của mẹ có thể thay đổi hoặc không. Thai nhi lúc này sẽ có kích thước khoảng chừng 35,5cm |
Tháng thứ 8 | Lúc này kích thước của thai nhi sẽ tầm 45,7cm và vòng bụng của mẹ dường như không to lên nữa |
Tháng thứ 9 | Mẹ sẽ thấy bụng trông to lên thấy rõ, lúc này thai nhi có thể có kích thước khoảng từ 45cm - 73cm |
>>Tham khảo:
- Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
- Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn Quốc Tế
Kích thước bụng bầu của thay đổi qua từng giai đoạn (Nguồn: sưu tầm)
8 Cách nhận biết bầu trai hay gái theo dân gian
1. Hình dạng và kích thước bụng
Theo dân gian, người xưa tin rằng nếu bụng mẹ bầu nhô cao và tròn thì thai nhi là con trai, còn nếu bụng thấp hơn thì có thể là con gái. Tuy nhiên, hình dáng và kích thước của bụng khi mang thai phụ thuộc chủ yếu vào di truyền, cân nặng và số lần mang thai của phụ nữ, chứ không phải là một chỉ số đáng tin cậy để dự đoán giới tính của thai nhi.
Nhìn hình dạng và kích thước nhận biết giới tính của bé (Nguồn: sưu tầm)
2. Đường sọc nâu dọc theo bụng
Theo quan điểm dân gian, trên bụng phụ nữ mang thai có thể xuất hiện một đường sọc nâu từ phần bụng trên đến phần lông mu, và đường này sẽ mất đi sau khi sinh. Quan niệm này còn cho rằng:
- Nếu đường sọc nâu kéo dài từ xương mu đến rốn thì giới tính của thai nhi là nữ.
- Nếu đường sọc nâu tiếp tục kéo dài lên khung xương sườn thì giới tính của thai nhi là nam.
Tuy nhiên, theo giải thích khoa học, nguyên nhân của việc xuất hiện đường sọc nâu là do sự gia tăng của estrogen trong cơ thể phụ nữ khi mang thai. Estrogen làm cho cơ thể sản xuất nhiều melanin hơn, sắc tố làm cho da sậm màu hơn. Melanin cũng là nguyên nhân của nám và thâm đầu ti khi mang thai. Do đó, việc xuất hiện đường sọc nâu trên bụng không phải là một chỉ số chính xác để dự đoán giới tính của thai nhi, mà chỉ là một biểu hiện sinh lý thường gặp khi mang thai.
Nhận biết con trai, con gái bằng đường sọc nâu ở bụng (Nguồn: sưu tầm)
3. Nhịp tim thai
Nhịp tim của thai nhi trong điều kiện bình thường dao động từ 110 đến 160 lần/phút, và có thể thay đổi khi thai nhi hoạt động trong tử cung, biến động thường dao động từ 5 đến 25 lần/phút.
Theo quan niệm dân gian, nếu nhịp tim của thai nhi dưới 140 lần/phút thì sẽ là con trai, còn nếu trên mốc này thì là con gái. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, sự chênh lệch nhịp tim này giữa trai và gái là không đáng kể.
4. Thèm ngọt hoặc thèm mặn
Quan niệm dân gian cho rằng khi mang thai, nếu phụ nữ có thói quen thèm ăn một loại thực phẩm nào đó nhiều hơn bình thường, có thể dự đoán giới tính của thai nhi dựa vào loại thức ăn ưa thích này:
- Nếu mẹ thèm ăn ngọt, thì giới tính của thai nhi có thể là con gái.
- Nếu mẹ thèm ăn mặn, thì giới tính của thai nhi có thể là con trai.
Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian không có căn cứ khoa học chính xác. Thực tế, thói quen thèm ăn trong thai kỳ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự thay đổi hormone, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, và cả yếu tố tâm lý. Việc thèm ăn một loại đồ ăn cụ thể không thể dự đoán được giới tính của thai nhi một cách khoa học.
5. Tình trạng ốm nghén
Theo quan niệm dân gian, tình trạng ốm nghén nặng có thể là dấu hiệu phụ nữ đang mang thai con gái. Có một thống kê cho thấy nếu phụ nữ phải nhập viện vì ốm nghén nặng, tỷ lệ mang thai con gái có thể lớn hơn 50%. Nếu tình trạng ốm nghén nặng nghiêm trọng đến mức phải nằm viện hơn 3 ngày, tỷ lệ sinh con gái có thể lên đến 80%.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là quan niệm dân gian và không có căn cứ khoa học chính xác để xác định giới tính của thai nhi dựa trên tình trạng ốm nghén. Các nghiên cứu khoa học chưa cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa tình trạng này và giới tính của thai nhi. Việc ốm nghén nặng có thể phụ thuộc vào yếu tố hormone, sinh lý và di truyền của mỗi người phụ nữ.
6. Kích thước vòng ngực
Vòng ngực của phụ nữ sẽ to lên khi mang thai. Trong trường hợp mang thai con trai, sự tăng trưởng kích thước vòng ngực lớn hơn so với mang thai con gái.
Thống kê năm 2011 đã nhận định rằng nếu sự thay đổi chu vi vòng ngực lớn hơn thì xác suất sinh con trai là cao hơn.
Xem thêm: Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai và sự thay đổi ở ngực qua từng gia đoạn mang thai
7. Tư thế ngủ của mẹ bầu
Mẹo dân gian cho rằng tư thế ngủ của phụ nữ khi mang thai có thể phản ánh giới tính của thai nhi:
- Nếu phụ nữ ngủ nghiêng về bên trái thường xuyên, thì tin rằng đó là dấu hiệu mang thai con trai.
- Nếu ngủ nghiêng về bên phải thường xuyên, thì tin rằng đó là dấu hiệu mang thai con gái.
Mặc dù không có cơ sở khoa học để xác nhận mẹo này, nhiều phụ nữ vẫn quan sát tư thế ngủ của mình để cảm nhận và dự đoán giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, các yếu tố về tư thế ngủ có thể phụ thuộc vào sự thoải mái và thói quen cá nhân của mỗi người, chứ không phải là một chỉ số khoa học có thể dựa vào để đưa ra dự đoán chính xác về giới tính của thai nhi.
>>Tham khảo thêm: Tư thế ngủ nào tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi?
8. Màu nước tiểu
Nhiều người tin rằng nếu màu nước tiểu của phụ nữ mang thai sậm màu hơn, có thể dự đoán thai nhi là con trai.
Tuy nhiên, thực tế là màu sắc của nước tiểu sậm hơn thường chỉ đơn giản là một cảnh báo về mất nước của phụ nữ mang thai hoặc có thể là do tác dụng phụ của các loại thực phẩm chức năng đang sử dụng.
>> Tham khảo thêm:
- Mách mẹ những mẹo đơn giản “soi” giới tính bé yêu
- 20 Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm nhất
6 Triệu chứng có thai sớm ở những tuần đầu dễ nhận biết nhất
- Buồn nôn
Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp khi mang thai. Buồn nôn sẽ có thể xuất hiện sớm vào tuần thứ 5 của thai kỳ và giảm dần khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, không phải tất chị em phụ nữ đều bị buồn nôn khi vừa dính bầu.
- Kích thước ngực thay đổi
Khi có thai, ngực của các chị em phụ nữ sẽ bắt đầu to dần vì mô vú tăng để chuẩn bị cho quá trình sản xuất sữa. Bên cạnh đó, núm vú cũng sẽ có biểu hiện sẫm màu do tĩnh mạch trở nên rõ ràng hơn.
Khi có thai, kích thước vòng ngực sẽ phát triển hơn bình thường (Nguồn: sưu tầm)
- Ra máu báo thai
Máu báo thai là một dấu hiệu cũng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ khi mang thai tuần đầu. Lúc này, bạn sẽ quan sát thấy đáy quần lót có xuất hiện một lượng dịch màu hồng hoặc màu nâu. Đây không phải là chu kỳ kinh nguyệt nên chị em hết sức lưu ý nhé.
>>Tham khảo thêm: Phân biệt máu báo thai, máu kinh và máu sảy thai
- Mất kinh nguyệt
Mất kinh là biểu hiện cho thấy bạn có khả năng cao đã mang bầu. Tuy nhiên, trong khoảng ít hơn một ngày, các chị em vẫn sẽ thấy có lượng máu nhỏ xuất hiện.
>>Tham khảo thêm: Trễ kinh bao lâu thì có thai?
- Chuột rút
Khi mang thai, tử cung bị giãn ra và gây chèn ép các mạch máu dưới chân nên sẽ xuất hiện tình trạng chuột rút ở mẹ bầu. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai.
- Nhạy cảm với mùi hương
Khi mang thai tuần đầu, dường như bạn sẽ rất dễ nhạy cảm với những mùi hương xung quanh. Thậm chí có những mùi hương khiến cho bạn cảm thấy buồn nôn, khó chịu. Đây là triệu chứng mang thai thường gặp nên không cần quá lo lắng.
>> Tham khảo thêm: Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách tính ngày rụng trứng
Những câu hỏi thường gặp về bụng bầu
1. Mang thai tuần đầu bụng có to không?
Thực tế, cách nhận biết có thai tuần đầu chính xác nhất là bạn nên sử dụng que thử thai hoặc làm xét nghiệm tại bệnh viện. Bởi vì, mang thai tuần đầu bụng của bạn sẽ không to lên rõ rệt nên khó có thể áp dụng cách nhìn bụng biết có thai được.
Bụng chỉ bắt đầu to lên rõ hơn từ tháng thứ 3 trở đi, tức là bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2. Với những ai
Mang thai lần đầu bụng chỉ to lên từ tháng thứ 3 trở đi (Nguồn: sưu tầm)
2. Sau quan hệ mấy ngày thì biết có bầu? Dấu hiệu nhận biết
Sau khi quan hệ từ 7 - 10 ngày bạn sẽ biết được mình có mang thai hay không. Quá trình hình thành phôi thai diễn ra khi trứng và tinh trùng gặp nhau và tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử liên tục nhân đôi tế bào, số lượng tế bào được tạo ra sẽ tăng lên con số 100 chỉ trong vòng 4 ngày. Sau đó, hợp tử sẽ di chuyển về vị trí nội mạc tử cung để làm tổ và tạo thành phôi thai.
3. Cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa bụng mỡ và bụng bầu:
- Mập phần bụng trên: Nếu phần trên của bụng lớn hơn phần dưới, thường là do căng thẳng hoặc tiêu thụ quá nhiều rượu bia.
- Béo phần bụng dưới: Điều này có thể do mỡ tích tụ ở phần bụng dưới hoặc có khả năng là do mang thai. Tuy nhiên, nếu là bụng bầu, nó sẽ săn chắc hơn so với bụng mỡ.
- Béo bụng hai bên hoặc phần hông: Ngồi không đúng tư thế có thể làm máu khó lưu thông, dẫn đến tích tụ mỡ nhiều hơn ở vùng eo hoặc hông.
- Béo toàn bụng: Một số người thường nhầm lẫn bụng to như có bầu. Tuy nhiên, thực tế là do thiếu vận động, ăn quá nhiều đường và dầu mỡ, cùng với việc ăn uống không hợp lý làm cho bụng căng và phình ra (ách bụng).
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể nhìn bụng biết có thai chính xác tại nhà cũng như là hiểu rõ thêm quá trình hình thành phôi thai và phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn như thế nào. Hãy luôn theo dõi Huggies để cập nhiều kiến thức hữu ích nhé.
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S
Nguồn tham khảo:
- https://www.thebump.com/a/pregnant-belly-stages
- https://flo.health/pregnancy/pregnancy-health/staying-healthy/belly-expansion
- https://www.babycentre.co.uk/x25006275/when-will-i-look-pregnant
- https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/cach-doan-gioi-tinh-thai-nhi-dua-theo-kinh-nghiem-dan-gian-1206345
Từ khóa » Hình ảnh Em Bé Bụng Bự
-
100+ Hình ảnh Em Bé Bụng Bự
-
Hình ảnh Bụng Bầu Qua Từng Tháng: Nhìn Bụng đoán Giới Tính Có ...
-
Cậu Nhóc "bụng Tấn Công, Mông Phòng Thủ" Bất Ngờ Nổi Tiếng Vì Quá ...
-
37 ảnh Bụng Mẹ Bầu Qua Các Tuần Chi Tiết, Rõ Nét Nhất! - Monkey
-
Bụng To ở Trẻ Nhỏ (bụng Cóc): Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Bụng To ở Trẻ: Đâu Là Sinh Lý Và Bệnh Lý? | Vinmec
-
Hộp Xếp Chồng Bụng Bự 10 Hình Khối Thú Vị, đồ Chơi Cho Bé Thông ...
-
8 Lưu ý Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Tốt Nhất Cho Mẹ Bầu
-
[CHI TIẾT] Kích Thước Thai Nhi Bình Thường Mà Mẹ Bầu Cần Biết
-
Ngắm Nhìn Các Bé Bụng Tấn Công Mông Phòng Thủ đáng Yêu Hết ...
-
Vị Trí Thai Nhi Trong Bụng Mẹ 3 Tháng đầu Và điều Cần Lưu ý | Medlatec
-
Bụng Bầu 2 Tháng đã Thấy Bụng Chưa? Thai Nhi đang Phát Triển Thế ...
-
Mang Thai Tháng Thứ 5 Bụng Vẫn Nhỏ Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi ...