Nhìn Lại 9 Năm Sau Thảm Họa Kép Fukushima | SONGHANTOURIST

Một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử đã đánh thẳng vào tỉnh Fukushima, Nhật Bản khiến hơn 19.000 người thiệt mạng, 2.500 người mất tích và cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản quan trọng. Chưa dừng lại ở đó, thảm họa kép này đã xóa sổ nhiều ngôi làng, thị trấn và khiến cho người dân vùng này phải rời bỏ quê hương mang theo nỗi đau lớn về mất người nhà vĩnh viễn. Cùng Sông Hàn Tourist nhìn lại thảm họa lịch sử này sau hơn 9 năm.

Thảm họa kép 2011 để lại nhiều thiệt hại

Thảm họa kép 2011 để lại nhiều thiệt hại (Nguồn ảnh: Flickr)

Lịch Sử Thảm Họa Kép Fukushima 2011

Vào buổi sáng thứ 6 ngày 11/03/2011, khi mặt trời chào ngày mới bằng những tia nắng lung linh. Nhưng không ai ngờ rằng sau đó là một trận đại địa chấn xảy ra với họ - người dân tỉnh Fukushima xinh đẹp. Thứ 6 kinh hoàng ấy đã biến nước Nhật rơi vào thời kỳ đen tối kể từ sau Thế chiến thứ 2.

Thảm họa kép đã xảy ra và bắt đầu bởi một trận động đất cực lớn. Nguyên nhân được xác định là do sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ tại rãnh Nhật Bản. Theo thời gian chúng làm đứt sự liên kết của 2 mảng kiến tạo này khiến cho đáy biển bị sạt lở nghiêm trọng tạo ra động đất lớn 9 độ richter. Đây được xem là trận động đất lớn nhất Nhật Bản và nằm trong danh sách những trận động đất lớn nhất thế giới.

Cảnh tượng hoang tàn tại một góc phía Đông Nhật Bản

Cảnh tượng hoang tàn tại một góc phía Đông Nhật Bản (Nguồn ảnh: Flickr)

Từ trận động đất này đã tạo ra một cơn sóng thần khổng lồ tựa như một con quái vật đánh thẳng vào tỉnh Fukushima thuộc vùng Tohoku. Mực nước sóng thần được xem là cao nhất lên đến 40m tương đương với tòa nhà cao 13 tầng được ghi nhận tại Miyako, Iwate. Chỉ một giờ sau khi động đất xảy ra, các cơn sóng thần lớn dữ dội san bằng các thị trấn ven biển của Nhật Bản.

Nhiều ngôi nhà đã bắt đầu bốc cháy, sân bay Sendai, xe cộ, máy bay đều ngập trong nước tạo thành đống đổ nát bi thương. Khoảnh khắc đó như đánh gục mọi sự nỗ lực của người dân Nhật Bản. Người thì tuyệt vọng tìm kiếm người thân dưới đống đổ nát, kẻ thì chứng kiến của cải mất mát và những thông báo về cái chết của gia đình họ. Ít ai ngờ rằng chỉ trong một buổi chiều ngắn ngủi ấy, họ và những người thân yêu đã vĩnh viễn cách xa nhau, quê hương đã chẳng còn là kí ức đẹp đẽ mà họ đã từng có!

Người dân nơi đây sau một đêm biến cố

Người dân nơi đây sau một đêm biến cố (Nguồn ảnh: Flickr)

Những tưởng mọi thứ đã kết thúc sau cơn địa chấn động đất và sóng thần dữ tợn. Tuy nhiên, người dân Fukushima lại một lần nữa lâm vào bước đường cùng khi chính quyền Nhật Bản ban bố “tình trạng khẩn cấp điện hạt nhân” ngay trong đêm 11/03 kinh hoàng ấy. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I do tổng công ty Điện lực Tokyo với tên viết tắt là TEPCO được cho là nơi xảy ra sự cố rò rỉ vật chất có tính phóng xạ.

Nổ nhà máy điện hạt nhân đã khiến môi trường bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả việc ô nhiễm đến nguồn nước và thức ăn. Bên trong nhà máy Fukushima I mặc dù đã qua 9 năm sau thời khắc lịch sử đó nơi này vẫn không thể có sự tồn tại của con người. Các nhà khoa học chỉ kiểm định, phân tích dựa vào robot. Tuy vậy, ở một số khu vực bên trong nhà máy điện hạt nhân này robot vẫn không thể hoạt động vì lượng hạt nhân rò rỉ ở mức quá cao. 

Thảm họa từ sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân

Thảm họa từ sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân (Nguồn ảnh: Flickr)

9 năm sau thảm họa hạt nhân ngày 11/03 những khu phố gần nhà máy điện Fukushima I dường như bị bỏ hoang hoàn toàn. Những chiếc ô tô, xe máy, nhà cửa giờ đây đã bị phủ lấp bởi cây cỏ, rong rêu. Cùng với đó là sự di cư của hơn 73.000 người tại vùng này do ảnh hưởng của rò rỉ hạt nhân.

Sự Hồi Sinh Của Fukushima

Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới bởi những tính cách cần cù, nghiêm cẩn và kiên cường bất khuất. Sau 9 năm kể từ ngày thảm họa kép đã cướp đi sinh mạng hơn 19.000 người cùng với nhiều tổn thất về mặt tâm lý, vật chất nước Nhật đã “đứng lên” và hồi sinh trước sự ngưỡng mộ của người dân trên khắp thế giới. 

Cảnh đẹp yên bình của Fukushima

Cảnh đẹp yên bình của Fukushima (Nguồn ảnh: Flickr)

James Beasley - giáo sư tại ĐH Georgia đã công bố nghiên cứu của ông. Đồng thời khẳng định đã có sự sống xuất hiện tại vùng đất mà người dân đã di tản. Một số bức hình mà người ta đã có để làm bằng chứng sinh động cho sự sống của động vật. Hơn 20 loài được chụp bao gồm khỉ macaque, thỏ rừng Nhật Bản, chồn, heo rừng và nhiều loài khác.

Những hoạt động vui chơi diễn ra sôi động ở Fukushima

Những hoạt động vui chơi diễn ra sôi động ở Fukushima (Nguồn ảnh: Flickr)

Nhật Bản được biết đến là một quốc gia với công nghệ hiện đại bậc nhất cùng tinh thần tỉ mỉ, chỉnh chu và có trách nhiệm với mọi việc. Trong suốt hơn 9 năm qua, họ không ngừng xét nghiệm tất cả mọi thứ liên quan đến chất phóng xạ.

Các nhà khoa học đã chứng minh đất tại khu vực từng bị nhiễm phóng xạ đã thực sự an toàn khi gieo trồng cây để lấy lương thực, thực phẩm. Nhật Bản đã đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt về lượng Caesium được phép trong thực phẩm, nghiêm ngặt hơn 12 lần so với Hoa Kỳ. Theo Kenji Kusano, trung tâm thử nghiệm nông nghiệp ở thành phố Koriyama đã phân tích 210.000 mẫu sản phẩm địa phương, bao gồm đào, gạo, măng tây, dâu tây và thịt bò từ khu vực nguy hiểm. Nhiều người nông dân cho rằng hầu như họ phải kiểm tra chất lượng của đào mỗi giờ. 

Lương thực, thực phẩm luôn được kiểm định nghiêm ngặt trong suốt 9 năm qua

Lương thực, thực phẩm luôn được kiểm định nghiêm ngặt trong suốt 9 năm qua (Nguồn ảnh: Flickr)

Cùng với đó, chính phủ Nhật Bản cho giám sát việc đánh bắt cá tại thành phố Onahama, Fukushima. Nhằm đảm bảo những thực phẩm an toàn cho sức khỏe 100% trước khi đến tay người dân. Chính quyền cho biết hầu hết những thực phẩm này đều không có mẫu nào vượt quá giới hạn bức xạ trong ba năm qua. Đồng thời khẳng định sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã phục hồi vượt mức kể từ sau thảm họa. Cùng với đó là lượng khách du lịch đến tham quan Fukushima ngày càng cao

Nông sản phục hồi vượt mức trước thảm họa

Nông sản phục hồi vượt mức trước thảm họa (Nguồn ảnh: Flickr)

Cho đến nay, chính quyền Nhật đã ban bố vùng an toàn loại trừ 3% diện tích khu vực vẫn bị giới nghiêm và đang trong quá trình xử lý. Nhật Bản cho xây dựng lại mảnh đất đau thương thành địa điểm du lịch Nhật Bản nổi tiếng và thu hút nhiều người tìm đến. Mặt khác, nước Nhật tri ân những du khách, người dân trong nước đã đến du lịch Fukushima. Sự động viên và chia sẻ cực kỳ giá trị, tiếp sức để người dân nơi đây có được sự an ủi và động viên. Và đây cũng chính là lý do Fukushima được chọn lựa là nơi khởi đầu cho Lễ rước đuốc của Thế vận hội Olympic 2020 tại Tokyo mà nước Nhật đăng cai tổ chức.

Khách du lịch đến thăm thành phố và chiêm ngưỡng cảnh đẹp

Khách du lịch đến thăm thành phố và chiêm ngưỡng cảnh đẹp (Nguồn ảnh: Flickr)

Nhiều nhà máy được xây dựng tại Fukushima nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân đồng thời khuyến khích họ quay lại quê hương. Cụ thể, tập đoàn sản xuất giấy Daio quyết định cho xây dựng nhà máy đặt tại phía Đông Nhật Bản. Tập đoàn sản xuất ô tô Toyota đã có những kế hoạch thiết thực và từng bước thực hiện mục tiêu biến Fukushima thành khu vực có nền công nghiệp ô tô lớn thứ 3 trong nước. Đây là những dấu hiệu tích cực cho sự hồi sinh của vùng đất đã xảy ra thảm họa kép tồi tệ nhất lịch sử nước Nhật.

Gần đây người dân có xu hướng quay trở lại quê hương để sinh sống

Gần đây người dân có xu hướng quay trở lại quê hương để sinh sống (Nguồn ảnh: Flickr)

Câu Chuyện Cảm Động Về “Ông Cụ Phóng Xạ” 

Trước tình cảnh bi thương do thảm họa kép gây ra để lại những nỗi mất mát khiến mọi người trên toàn thế giới xót thương thì tại khu vực gần nhà máy điện hạt nhân TEPCO có một ông cụ tình nguyện ở lại nuôi giữ những động vật bỏ hoang. Bởi những tác hại khôn lường khi hạt nhân tại lò điện Fukushima I bị rò rỉ, mức độ này khiến con người không thể sinh sống được vì thế dẫn đến việc nhiều người phải rời bỏ quê hương để tìm nơi tạm bợ và bắt đầu dựng lại cuộc sống. 

“Ông Cụ Phóng Xạ”  bên cạnh chú chó mà ông đã cưu mang

“Ông Cụ Phóng Xạ”  bên cạnh chú chó mà ông đã cưu mang (Nguồn ảnh: Flickr)

Chỉ riêng ông lão Naoto Matsumura - người duy nhất tình nguyện sống tại vùng nhiễm phóng xạ nghiêm trọng ở thị trấn Tomioka, quận Futaba, tỉnh Fukushima. Theo kết quả y tế, cụ Naoto có độ phóng xạ cao gấp 17 lần so với người bình thường và số lần phơi nhiễm của ông cao nhất nước Nhật. Điều gì đã khiến ông ở lại “vùng đất chết”? 

Với mong muốn thay thế các chủ nhân của những con vật nuôi vô gia cư và đang đối mặt với nguy cơ chết vì đói để nuôi dưỡng và chăm sóc chúng. Tuy nhiên, ông Naoto cho rằng ông và đàn vật nuôi của mình hiện đang sống rất tốt. Cùng với sự lạc quan biểu hiện trên khuôn mặt, ông nói: "Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Tomioka. Khi tôi chết, tôi sẽ chết ở Tomioka".

Cụ Naoto được vinh danh trong lễ Remember Fukushima

Cụ Naoto được vinh danh trong lễ Remember Fukushima (Nguồn ảnh: Flickr)

Câu chuyện cảm động của ông cụ Naoto khiến cho lượng người đến thăm ông ngày một tăng cao. Họ đến và mang theo biếu ông thức ăn, phẩm vật. 

Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức trong việc khôi phục hoàn toàn khu vực đã diễn ra thảm họa kép đặt lên đôi vai của chính quyền Nhật Bản. Tuy nhiên, du lịch Fukushima ngày nay được các du khách ngày càng chú ý bởi cảnh đẹp, sự kiên cường của người dân và là nơi sở hữu văn hóa Nhật Bản đậm nét. 

Sông Hàn Tourist đồng hành cùng bạn du lịch Nhật Bản, tham khảo chi tiết các tour hấp dẫn:  https://songhantourist.com/tour-du-lich/tour-nhat-ban

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn - Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected]

Từ khóa » Fukushima Bây Giờ Ra Sao