Nhìn Lại Lũ Lụt Miền Trung Qua Ký ức Của ông Lê Huy Ngọ
Có thể bạn quan tâm
Thấm thoát như thế cũng đã 20 năm rồi. Tình hình lúc trước khác với bây giờ nhiều nhưng mà lúc đó trận lũ lụt miền Trung thậm chí là trận lũ lớn nhất kể từ năm 1886 đến bây giờ. Trước đó có một trận lũ lụt vừa ở phía Nam Trung bộ. Nhưng mà bắt đầu từ đầu tháng 11/1999 thì trong suốt tháng ấy mưa liên tục. Đặc biệt đến khoảng ngày 18, 19 tháng 11 có một trận mưa rất lớn, có thể nói mưa suốt trong 2 ngày liền.
Mưa ở đó như thế, riêng ở Huế và vùng lân cận một ngày mưa 1200 mm. Và mưa đặc biệt ở chỗ tập trung mưa trong 1 đêm 1 ngày suốt ngày 11 tháng ấy. Lượng mưa ngày ấy ở Huế là 2271 mm. A Lưới cũng ở mức đó thì nó dồn tất về TP. Huế và vùng lân cận và gây nên một trận lũ lớn.
Vì lượng lũ lớn như vậy, nên lượng nước tiêu thụ đổ ra biển không kịp, phá thêm 2 điểm mới nữa, tức là cái điểm của Hoài Duân bên phía bắc của TP. Huế và điểm Lễ An Ninh bên phía nam của TP. Huế đẩy ra biển, ngập đến mức độ phá hẳn một cái biển. Vì nó đột ngột, đột xuất tập trung mưa cao như thế nên sự ứng phó vô cùng khó khăn.
Huế coi như ngập tràn, điện mất, liên lạc mất, đường từ Hải Vân bị sạt lở gần 300 mét với chiều sâu trên 2 m sạt lở. Ngoài bắc từ Âu Lâu đổ vào cũng ngập, người không vào được, xe không đi được, Huế hoàn toàn bị cô lập.
Trong tình hình đó, ở Huế các anh gọi điện ra Ban Chỉ đạo Trung ương rồi báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải có cách nào giúp Huế không, có cách nào hỗ trợ cho Huế không vì tình hình bây giờ bị cô lập hoàn toàn mất điện, mất liên lạc và tình hình lương thực trong những ngày đó. Trước tình hình nguy ngập như vậy, Thủ tướng Phan Văn Khải quyết định thành lập một đoàn công tác đặc biệt vào Huế.
Lúc ấy, tôi làm Trưởng ban (Trưởng ban Phòng chống lụt bão Trung ương - Pv), cũng là trưởng đoàn luôn cùng các anh bên quân đội, quân khu 4 nữa, lực lượng công an, lực lượng bên các ngành phải đi vào Huế ngay. Lúc đầu tính ra Bạch Mai, đi tàu bay nhỏ để xuống được sân bay Huế. Nhưng ra Bạch Mai ngồi 3 tiếng đồng hồ không xuống được Huế vì mưa lớn, sân bay bị ngập không đi được.
Trước tình hình đó, các anh em ở Huế bảo: Các anh có thể vào được trước tối nay không? Nếu đi đường bộ thì vào đến Ô Lâu – “gáy” của Quảng Bình, Quảng Trị, thì không thể vào được rồi, phía Nam cũng không thể ra được, rồi chỉ có thể đi máy bay thôi. Các anh bên em quân đội đề xuất đi bằng máy bay lớn để vào Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng đi vào Huế thuận lợi hơn, có thể đi bằng ô tô hoặc không thì đi bằng trực thăng cũng có thể vào Huế.
Thế là về đi luôn. Trước 4h chúng tôi xuất phát từ sân bay Nội Bài vào Đà Nẵng. Vào Đà Nẵng thế coi như cả tối hôm ấy và cả ngày hôm sau ngồi chờ ở sân bay để đi từ Đà Nẵng vào Huế. Ở Huế các anh gọi điện ra không thể xuống sân bay Phú Bài được vì ngập lớn và cũng không thể đi từ Phú Bài vào Huế được bởi vì ngập 1,5 m không đi được. Ngồi suốt một buổi sáng đến 12h trời mưa qua ngọ, gió qua mùi các anh em vô cùng sốt ruột, các anh em ở Huế gọi ra liên tục vào hỗ trợ các anh ấy.
Trước tình hình đó tôi bảo: Bây giờ đi trực thăng vào Huế xuống Phù Bài, chứ không vào thành phố được nữa vì thành phố ngập rồi, rồi từ Phù Bài tìm cách vào Huế. Các anh quân đội bố trí sắp xếp trực thăng vào Phú Bài, dùng xe lội nước từ Phú Bài vào TP. Huế.
Có thể nói tình hình căng thẳng. Anh em ở Huế khó khăn, sốt ruột chờ đoàn vào. Đoàn cũng hết sức sốt ruột tiếp cận TP. Huế, thực hiện chủ trương về công tác đặc biệt của Thủ tướng Phan Văn Khải.
Chúng tôi xuống Phú Bài, báo cáo với bên quân đội dùng xe lội nước vào chứ ngồi đây không giải quyết được vấn đề gì cả vì bộ chỉ huy lên gác 2 cả rồi, gác 1 ngập hết, vào đấy để anh em họp. Anh em dùng 3 cái xe lội nước đưa đoàn công tác đặc biệt của Chính phủ vào. Đi qua đường sắt tôi thấy nước ngập tràn, phá vỡ toàn bộ đường sắt đó, nguy hiểm lắm. Đi thẳng vào thành phố thì các anh ngồi trên gác 2 giơ tay chờ trụ sở của ban phòng chống lụt bão. Tình hình lúc ấy nguy cấp như vậy.
Vào đến nơi là tất cả trèo lên gác 2 để họp. Suốt từ đầu giờ hôm đến 1 giờ sáng bàn xem có cách nào, việc lớn nhất là làm cách nào thoát nước lũ cho TP. Huế được không? Thứ hai đối với Hoà Duân bị phá vỡ thì phải nghĩ thế nào vì phá vỡ một đoạn đê rất dài, ảnh hưởng rất lớn đến bà con mình trên đê dài đó?...
Nhìn lại trận mưa lũ lịch sử năm 1999, nhiều người không thể quên những mất mát, đau thương, thiệt hại nặng nề mà Nhân dân miền Trung phải gánh chịu, với 818 người chết, mất tích; hơn 1,2 triệu nhà cửa, trường học, công trình bị sập, trôi và hư hỏng nặng và hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu, hàng trăm nghìn tấn thóc bị hư hỏng.... Tổng thiệt hại hơn 3.773 tỷ đồng (tính tại thời điểm năm 1999), riêng Thừa Thiên Huế gần 2.000 tỷ đồng.
Rồi chúng tôi dùng xuồng, xe lội nước của quân đội đi ra phố; có chỗ ngập 1m8, có chỗ ngập 2m, đến mức như thế. Bà con tất cả trèo lên mái nhà. Tôi thấy bà con ở Huế xưa nay sống trong vùng ngập lũ như vậy thì bà con có kinh nghiệm lắm. Đầu tiên là người ta mở mái ngói bên trên, làm thành cái giàn cho trẻ con rồi đưa các lương thực, thực phẩm ngồi trên giàn để chống cái ngập trước.
Đi đến đâu bà con cũng giơ tay lên mái nhà: Cứu chúng tôi với, cứu chúng tôi với. Tôi yêu cầu xe lội nước của quân đội là một, hai là cái xuồng lội nước đi đến đâu cứu bà con đến đó. Cả đêm hôm ấy cứu được 7 - 8 chục người còn chỗ nào nhà còn vững chãi thì cứ để bà con trên đó. Sáng hôm sau tổ chức việc dùng máy bay ném mỳ xuống, bánh mỳ khô, mỳ khô, nước…
Cả đêm ấy và sáng ngày hôm sau, tổ chức cứu dân, chỗ nào bà con lên được thì mái ngói thì lên, chỗ nào không lên được thì đưa vào xuồng máy, đưa lên đồi núi; tổ chức máy bay ném và đưa mỳ sợi cho bà con… Cả một ngày cho đến buổi chiều thì việc cứu người ấy là tạm được, tạm ổn, thế còn việc vấn đề nước, vấn đề ngập thì giải quyết tiếp.
Giờ mình nghĩ lại tình thế đó, tình huống nguy ngập và đặc biệt đối với Huế. Từ năm 1886 đến bây giờ mới có một trận lũ như thế này. Chúng ta đã cùng nhau cùng với anh em Huế giải quyết được vấn đề thứ nhất là cứu bà con.
Nhớ nhất là trong các lực lượng cứu trợ trong lũ lụt thì có lực lượng có thể nói đảm bảo được cái việc này, đó là Nhân dân Huế. Bà con rất nhiều kinh nghiệm ở cái này. Mặc dù ngập lụt đột xuất như vậy, mặc dù tất cả chùa chiền, tất cả nội thành cũng đều ngập nhưng bà con ở đó có mảng tức là 5 cây chuối, 3 cây chuối buộc vào thành mảng sau đó là đua ra để có người ngồi. Trẻ con đưa được lên xà ngồi bên cạnh là mảng bè, thì tất cả bà con đều kinh nghiệm đó.
Tôi hỏi ngày xưa làm gì có mỳ, làm gì có tàu bay, thì cách thức sống lụt bão tự mình, gọi là vốn tại chỗ, nguồn lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ. Bà con đều làm cái việc đó cộng với sự hỗ trợ của chúng ta cho hết ngày hôm ấy và cả ngày thứ 2 sang đến ngày thứ 3 thì tình hình dịu bớt đi.
Cả trận lũ lớn có thể nói nó khác thường, rất nguy hiểm trong lúc bà con mấy chục năm nay chưa trải qua. Thế mà bà con ứng phó tại chỗ như thế cùng với lực lượng của chúng ta hỗ trợ với cả trong TP. Huế, cả trong phía Nam ra, cả cả miền Bắc vượt Âu Lâu vào thì trong 3 ngày tương đối ổn định.
(Còn nữa)
Phòng chống thiên tai – Tầm nhìn từ công tác quy hoạchTừ khóa » Hình ảnh Lũ Năm 1999
-
Nhìn Lại Hình ảnh Trận Lũ Kinh Hoàng Năm 1999 Cướp Sinh Mạng 352 ...
-
Lũ Lụt Miền Trung Việt Nam Tháng 11 Năm 1999 - Wikipedia
-
20 Năm Lũ Lụt 1999: Chuyện Cũ Không Quên, Bài Học Còn Mãi
-
Lũ Lụt Miền Trung Việt Nam Tháng 11 Năm 1999
-
Nhìn Lại Cơn Lũ Lịch Sử ở Huế Năm 1999 Và Nguy Cơ Thiên Tai Lập Lại ...
-
Ký ức Trận đại Hồng Thủy Năm 1999 ở Thừa Thiên - Huế - Zing News
-
20 Năm Sau Trận Lụt Lịch Sử Năm 1999, PC Thừa Thiên Huế Nỗ Lực ...
-
Ký ức 20 Năm "đại Hồng Thủy 1999"
-
"Đại Hồng Thủy 1999", Chuyện Kể Sau 10 Năm - Báo Tuổi Trẻ
-
Trận Lũ Nhấn Chìm Thừa Thiên Huế 20 Năm Trước - VnExpress
-
Mưa Lũ 2020: Nhớ Lại Trận Lụt đau Thương Năm 1999 - BBC
-
Mưa Lũ Miền Trung: Hàng Trăm Người Chết, Mất Tích - BBC
-
đỉnh Lũ Năm 1999 - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận