Nhìn Lại Nền Kinh Tế Năm 2021 Hướng Tới Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Nhìn lại năm 2021
Năm 2021, vượt qua khó khăn dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức dương (Ảnh: HNV) |
Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhất là phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới. Kinh tế thế giới phục hồi nhưng không đồng đều, chưa bền vững; lạm phát tăng nhanh; thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng phải chống đỡ với khó khăn, thách thức rất lớn do đợt dịch COVID-19 lần thứ tư với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng của người dân và các mặt của đời sống kinh tế-xã hội nước ta.
Trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn đó, Chính phủ, chính quyền các địa phương và toàn hệ thống chính trị đã cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đáng chú ý là Việt Nam đã ứng phó, kiềm chế, kiểm soát được dịch bệnh, từng bước chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19."
Đợt dịch thứ tư bùng phát ở những địa bàn đông dân cư đã dẫn đến sự quá tải cục bộ hệ thống y tế ở thời điểm vaccine khan hiếm và chưa có thuốc đặc trị. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mất mát, đau thương ở đợt bùng dịch này nhưng dưới sự lãnh đạo sát sao, đúng đắn của Đảng, sự quản lý, điều hành ráo riết, cụ thể của Nhà nước, toàn hệ thống chính trị và đồng bào, chiến sỹ cả nước ta đã vào cuộc một cách đồng bộ, quyết liệt trong phòng, chống dịch; hạn chế tối đa thiệt hại và kiềm chế được dịch bệnh; tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn.
Quan trọng hơn cả là Việt Nam đã nỗ lực duy trì, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều điểm sáng tích cực. Nền kinh tế nước ta tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý 3 âm 6% do đợt bùng phát dịch lần thứ tư, nhưng sang quý 4 đã đạt mức tăng 5,22%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 (4,61%), và cả năm ước tăng 2,58%. Thu ngân sách nhà nước vẫn tăng 16,4%, cao hơn mức tăng 11,3% của năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại); cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỉ giá ổn định; mặt bằng lãi suất bình quân giảm; dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố, tăng trên 10%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tương đương 34,4% GDP, tăng 1,2% so với năm 2020. Nông nghiệp tiếp tục giữ được vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD. Một số tổ chức tín dụng yếu kém, dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ, kéo dài đang từng bước được xử lý. Đã khởi công xây dựng một số công trình, dự án đường bộ cao tốc; tiếp tục đẩy mạnh triển khai nhiều dự án kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia.
Một tín hiệu lạc quan nữa là trong khó khăn, chúng ta vẫn tiếp tục quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức rất thành công, đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được dư luận rộng rãi trong cả nước hoan nghênh và đồng tình, ủng hộ. Các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã được triển khai đồng bộ, có hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.
Đặc biệt, quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường, nâng cao hiệu quả; chủ quyền quốc gia, môi trường hòa bình, ổn định tiếp tục được giữ vững, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Xử lý linh hoạt, hiệu quả và phù hợp các tình huống phức tạp trên biển và tuyến biên giới. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tập trung trấn áp các loại tội phạm; bảo đảm an ninh, an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng, triển khai đồng bộ, toàn diện, linh hoạt, hiệu quả và đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là hoạt động ngoại giao vaccine. Công tác bảo hộ công dân, thông tin đối ngoại, ngoại giao kinh tế, văn hóa tiếp tục được chú trọng, đẩy mạnh. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực, hiệu quả, có trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới.
Hướng tới năm 2022
Tin ở triển vọng năm 2022 (Ảnh: HNV) |
Các hoạt động kinh tế - xã hội được dự báo sẽ phục hồi mạnh hơn khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và Việt Nam tiếp tục chiến lược sống chung an toàn với COVID-19. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đưa ra chủ đề điều hành của năm mới là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.
Chúng ta có cơ sở để tin vào triển vọng của 2022 vì nền kinh tế phục hồi nhanh vào thời điểm trước và sau đợt dịch thứ 4 là điểm sáng đầu tiên. Tiếp đó là khả năng ứng phó, sức sống của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện khắc nghiệt của dịch bệnh. Trong năm 2021, khu vực nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế và đây là điểm nổi bật thứ ba. Điểm sáng thứ tư là trong năm 2021 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục mới, với tổng giá trị 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Điểm sáng thứ năm là lĩnh vực đầu tư nước ngoài (FDI). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Phát triển kinh tế số được coi là điểm nhấn thứ sáu của nền kinh tế Việt Nam năm 2021. Điểm sáng thứ bảy là việc bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân được quan tâm, nền sản xuất kinh doanh được duy trì để có nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước ước tính năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm (tăng 180,1 nghìn tỷ đồng), trong đó thu nội địa bằng 110,4%, thu từ dầu thô bằng 197,4% và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 122,1% (so với dự toán năm).
Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể sẽ phát triển theo 1 trong 2 kịch bản. Nếu nước ta thực hiện tốt Chương trình phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội 2022-2023 thì lĩnh vực kinh tế có thể tăng trưởng 6,5-7% (khả năng cao). Còn nếu Việt Nam phòng, chống dịch thiếu nhất quán và chậm triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội thì GDP có thể chỉ tăng 5-5,5%.
Về lạm phát năm 2022, trong cả 2 kịch bản trên, dự báo CPI bình quân sẽ tăng khá cao, lên mức 3,5-3,8%. Lạm phát tăng chủ yếu là do giá cả, lạm phát toàn cầu còn ở mức cao, khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn diễn ra, kéo theo lạm phát chi phí đẩy (nhập khẩu lạm phát); lạm phát do cầu kéo (cùng với đà phục hồi kinh tế); và độ trễ cũng như việc thực thi chính sách tài khóa, tiền tệ có phần mở rộng, thích ứng (một phần là do thực hiện Chương trình phục hồi nêu trên).
Về lãi suất năm 2022, dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế-xã hội.
Do đó, lãi suất dự báo được duy trì ở mức thấp, mặc dù trong bối cảnh thế giới tăng lãi suất, nhu cầu tín dụng và áp lực lạm phát tăng lên (như phân tích ở trên) có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng nhẹ ở một số thời điểm.
Các nhà quản lý và các chuyên gia đều chung nhận định rằng, bước vào năm 2022, khi dịch COVID-19 được kiểm soát thì nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên, lạm phát sẽ chịu tác động của tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá tiêu dùng trong nước lên cao. Ngoài ra, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021-2022... Bên cạnh đó, khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại cũng tác động không nhỏ tới chỉ số giá chung.
Bởi thế, để kiềm chế lạm phát có thể xảy ra trong năm 2022, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để đưa ra chính sách phù hợp. Đồng thời, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, có giải pháp hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này. Bộ Công Thương chủ động thúc đẩy sản xuất, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa; thông tin kịp thời các chính sách nhằm loại bỏ hiện tượng lạm phát do tâm lý. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp ngoại giao để duy trì nguồn nguyên liệu thô; hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, bảo đảm ổn định giá thành sản xuất.
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 là 6-6,5%. Tăng trưởng kinh tế năm 2022 có thể dựa vào một số yếu tố, như kế thừa những kết quả đạt được từ việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và lực đẩy từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế ổn định, tạo tiền đề cho điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch với các gói hỗ trợ thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ là cơ hội cho doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất trên diện rộng và mạnh mẽ hơn trước. Cầu nội địa sẽ phục hồi và gia tăng dần do nước ta đã đạt tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cao. Ngoài ra, triển vọng về tiêu dùng trong nước dự báo sẽ tích cực hơn nhờ hỗ trợ từ gia tăng thu nhập, mở rộng việc làm.
Đặc biệt, những sửa đổi gần đây trong Luật Đầu tư công sẽ giúp cải thiện hoạt động đầu tư bằng cách đẩy nhanh các quy trình, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện để giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn. Nhiều ngành, lĩnh vực chuyển hướng sang ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó tạo ra các hình thức sản xuất, kinh doanh mới đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh chóng, từ đó thúc đẩy giao thương mạnh mẽ hơn. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tiếp tục mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho những hoạt động thương mại và đầu tư lớn hơn. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ duy trì và có thể mở rộng hơn khi Việt Nam mở trở lại các đường bay quốc tế trong thời gian tới.
Tin rằng, với sự chung sức chung lòng, đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng và ủng hộ của toàn thể nhân dân, chúng ta nhất định sẽ hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường.
Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam 2021 So Với Thế Giới
-
Kinh Tế Việt Nam Năm 2021 Và Triển Vọng Năm 2022
-
Các động Lực Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2021
-
Thế Giới ấn Tượng Với Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam - Báo Lao động
-
Tổng Quan Về Việt Nam - World Bank
-
Kinh Tế Việt Nam Năm 2021 Và Triển Vọng Năm 2022 - Chi Tiết Tin
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2020 Và Triển Vọng Năm 2021 (18 ...
-
Tăng Trưởng GDP Kỳ Vọng Cả Năm - Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam ...
-
Tốc độ Tăng Trưởng GDP Quý 2/2022 Cao Nhất Một Thập Kỷ
-
Tổng Quan Kinh Tế Thế Giới Quý IV Và Năm 2021
-
Tăng Trưởng GDP Năm 2021 ước đạt 2,58% - Báo Tuổi Trẻ
-
WB Hạ Dự Báo Tăng Trưởng Kinh Tế Toàn Cầu Năm 2022
-
GDP Quý IV đảo Chiều, Cả Năm 2021 Tăng Trưởng 2,58%
-
Điểm Sáng Kinh Tế Năm 2021 Tạo động Lực Phát Triển Trong Năm 2022
-
Kinh Tế Việt Nam 2021: “Lội Dòng Nước Ngược”, Gặt Hái Thành Công
-
Toàn Cảnh Kinh Tế-xã Hội Việt Nam Năm 2021
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam: Bức Tranh Năm 2021 Và định Hướng ...
-
Bức Tranh Kinh Tế Thế Giới Năm 2021 Và Triển Vọng Năm 2022
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2021 Và Dự Báo Năm 2022