Nhìn Lại Trận Xích Bích Việt Nam: Hỏa Chiến đầm Thị Nại - Sống Đẹp

Nhắc đến Xích Bích, người ta nhớ ngay tới trận hỏa chiến khốc liệt bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, có tính chất quyết định cục diện thời Tam Quốc. Đó là trận chiến có ý nghĩa quyết định, diễn ra vào mùa đông năm Kiến An thứ 13 (năm 208) giữa quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo và liên quân Tôn Quyền - Lưu Bị. 

Bên cạnh đó, trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nước ta cũng từng trải qua một trận hỏa chiến lớn mà không phải ai cũng biết. Đó chính là trận hỏa ngục Thị Nại, trận chiến lớn nhất của Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn.

Trận "Xích Bích" Việt Nam ở đầm Thị Nại

nhin-lai-tran-xich-bich-viet-nam-hoa-chien-dam-thi-nai
Đầm Thị Nại ngày nay

Hỏa ngục Thị Nại diễn ra sau trận Xích Bích khoảng 1600 năm, có không ít điểm tương đồng. Thị Nại là đầm nước mặn khổng lồ, có tên chữ là Hải Hạc Đàm, âm gốc tiếng Champa (Chiêm Thành) là Thi Lị Bi Nại, người Hoa gọi là cảng biển tân Châu. Hiện nay, đầm Thị Nại thuộc địa phận TP. Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích hơn 5.000 ha, chạy dài hơn 10 km, bề rộng khoảng 4 km, một phần được sử dụng làm cảng biển.

Khi nước triều lên, đầm Thị Nại mênh mông không khác gì mặt biển, nhưng khi nước rút lại để lại lòng sông với sình lầy. ĐÂy là một vị trí chiến lược quan trọng, vừa là nơi để quân Tây Sơn phòng thủ, vừa là chỗ ẩn náu sức mạnh thủy quân. Nơi đây có cửa hẹp thông ra biển, được thủy quân Tây Sơn chọn làm đại bản doanh. Năm xưa, nhờ có thủy quân mà quân Tây Sơn có thể hùng bá thiên hạ, là một trong những thế lực đáng gờm ở vùng Đông Nam Á.

Được biết, trong đầm Thị Nại có tới 2.000 chiến thuyền, nhiều gấp 4 lần số thuyền Ô Mã Nhi từng bị đánh đắm ở cửa sông Bạch Đằng bởi Trần Hưng Đạo. Đáng chú ý, trong số 2.000 chiến thuyền ấy, có 3 chiến hạm định Quốc, mỗi thuyền được trang bị 60 khẩu pháo hạng nặng. Ngay cửa vào đầm, quân Tây Sơn trang bị các khẩu pháo hạng nặng trên hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai, tạo nên hệ thống phòng thủ vững chắc.

Thời bấy giờ, nước ta chia làm hai ngả, là Đàng Trong do Đông Định Vương Nguyễn Lữ đang tranh giành với Nguyễn Ánh và Đàng Ngoài do triều Tây Sơn quản lý. Khi ấy, Nguyễn Ánh có mối thù thâm sâu với nhà Tây Sơn, đã quyết tâm trả thù, lật đổ triều đại này.

Cuối năm 1802, Nguyễn Anh chiếm được Gia Định. Sau đó, ông cùng các tướng là Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Võ Di Nguy, Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương bàn kế sách lật đổ vương triều Tây Sơn. Hiểu rõ điểm mạnh của thủy quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cho rằng nếu muốn đánh bại Tây Sơn, nhất định phải tập trung đánh bại lực lượng thủy quân hùng hậu ở đầm Thị Nại. Từng 2 lần thất bại ê chề, Nguyễn Ánh biết rằng muốn thắng được phòng tuyến phòng thủ nghiêm ngặt này, nhất định phải dùng mưu.

Trước đó vào năm Nhâm Tí (tức năm 1792), trong chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn, quân Gia Định do Nguyễn Ánh chỉ huy đã dùng hỏa công đốt cháy thủy trại Tây Sơn và đổ bộ. Tuy nhiên, sau đó quân Gia Định lại bị quân Tây Sơn ở thành Đồ Bàn (nay là thành Quy Nhơn) kéo xuống đánh lui. 1 năm sau,  thủy quân Nguyễn Ánh kéo quân xuống đánh Thị Nại lần thứ hai. Lúc này Nguyễn Nhạc sai thái tử là Nguyễn Bảo cầm quân chống giữ, quân Nguyễn Bảo bị thua phải cầu cứu Phú Xuân, và Nguyễn Ánh rút binh về.

nhin-lai-tran-xich-bich-viet-nam-hoa-chien-dam-thi-nai
Thị Nại được ví như Xích Bích đại chiến của lịch sử Việt Nam

Năm 1799, Nguyễn Ánh lại cho quân đi đánh Quy Nhơn, lúc này thủy quân tấn công vào cửa Thị Nại, còn lục quân từ Diên Khánh kéo ra. Thành Quy Nhơn và thành Thị Nại rơi vào tay Nguyễn Ánh trong vòng 1 năm. Sau đó, quân Phú Xuân do Trần Quang Diệu chỉ huy, đã đánh lấy Thị Nại rồi giao cho Võ Văn Dũng trấn giữ, đặng kéo quân lên vây đánh thành Quy Nhơn (lúc này đã được đổi tên là thành Bình Định). Nguyễn Ánh vội cho quân ra ứng cứng nhưng thất bại, đầm Thị Nại lại rơi vào tay quân Tây Sơn.

Sau khi bàn bạc với các tướng, một hỏa kế được đưa ra. Rằm tháng Giêng năm Tân Dậu 1801, lực lượng thủy quân gồm 2000 chiến thuyền và 24.000 binh lính quân Tây Sơn không thể ngờ một biến cố kinh hoàng sắp xảy ra. Lúc bấy giờ, thuyền chúa Nguyễn đã âm thầm tiến sát đảo Hòn Đất, sẵn sàng binh biến, chỉ chờ tới khi trời nổi gió và thủy kiều dâng lên.

Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Trương và Tống Phước Lương thi hành mưu kế. Hai vị tướng lẻn vào Hồ Cơ, tới chỗ súng đại bác, bắt đầu châm ngòi cho trận thủy chiến khủng khiếp bậc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Đội đặc nhiệm 1200 người do tướng Nguyễn Văn Thành dẫn đầu đã nhanh chóng vô hiệu pháo đài Gành Ráng. Sau đó, Lê Văn Duyệt và Võ Di Nguy kéo toàn đội chiến thuyền xông vào.

nhin-lai-tran-xich-bich-viet-nam-hoa-chien-dam-thi-nai
Cửa đầm thông ra biển bỗng thành hỏa ngục

Sự tấn công bất ngờ khiến quân Tây Sơn không kịp trở tay, đến lúc phản công thì hỏa công đã bao vây tứ phía. 3 con chiến thuyền lớn mang trên mình hơn 100 khẩu pháo mạnh nhất đã bị đánh chìm. Chưa kể, cơn ác mộng lúc ấy còn dữ dội hơn cả, khi gió to nổi lên khiến các thuyền neo gần nhau bị cháy lan. Đầm Thị Nại biến thành một chảo lửa khổng lồ, khắp nơi vang lên tiếng la hét, đâm chém, đạn pháo,... hỗn loạn tựa như chính trận Xích Bích năm xưa.

Kết quả và ý nghĩa lịch sử trận hỏa chiến đầm Thị Nại

Kết quả, phía quân Nguyễn Ánh thiệt hại 4.000 người, còn phía quân Tây Sơn đã bị tiêu diệt 20.000 quân lính, 1.800 chiến thuyền, hơn 600 đạn pháo,... Đây cũng là trận chiến mà Nguyễn Anh dốc gần như tối đa binh lực của mình, và là trận đách được sử sách nhà Nguyễn gọi là "Đệ nhất vũ công".

Đây là một cuộc chiến mang tính lịch sử, đã thay đổi cục diện và tương quan sức mạnh giữa hai thế lực mạnh nhất lúc bấy giờ. Quân Tây Sơn từ sở hữu thế mạnh thủy quân bỗng mất đi quyền kiểm soát vùng biển, không còn uy lực khi chiến đấu trên mặt nước như trước. Quân Nguyễn Ánh từ yếu thế hơn đã giành quyền kiểm soát đầm Thị Nại từ đây, giúp nâng cao sĩ khí, đẩy nhanh kết thúc của triều đại Tây Sơn.

nhin-lai-tran-xich-bich-viet-nam-hoa-chien-dam-thi-nai
Súng thần công của quân Tây Sơn được tìm thấy tại căn cứ thủy binh Tây Sơn ở cảng Thị Nại (Quy Nhơn)

Có một bài thơ về cuộc chiến đầm thị Nại như sau:

Chúa Nguyễn kịch chiến quyết thư hùng.

Thị Nại muôn thuyền phút hóa không!

Lửa cháy xuyên đêm, trời nước đỏ,

Gia Long một trận đại thành công!

Trận chiến sau này được nhà Nguyễn coi là "Đệ nhất vũ công", tức "đệ nhất võ công".

Thị Nại xưa kia vũng chiến trường,

Nổi chìm thế sự mấy triều vương.

Non mây nghi ngút nơi binh dữ,

Biển ráng chưa tan bọt máu hường.

Nhạn lãnh sóng vờn gương đế bá

Phương Mai rừng đắp vết tang thương.

Bùi ngùi ngắm cảnh quay trông lại

Lớp lớp xe ai rộn phố phường...

Tài liệu tham khảo:

- Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 4, Sài Gòn 1961, tr.221-225.

- Huỳnh Minh, Gia Định xưa, Nxb VH-TT, 2006, tr. 148.

- Việt Nam sử lược', quyển 2, Trung tâm học liệu, Sài Gòn , 1971, tr.160

- Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt hưng long chí, Nxb Văn học, 1993, hồi thứ 21

Chuyện về triều đại "quyền lực" nhất thời phong kiến: Hơn 30 người làm vua, kéo dài hơn 300 năm

Từ khóa » đầm Thị Nại Là Ai