Nhìn Như Một Con Bọ Khổng Lồ, Nhưng Trên Thực Tế Chúng Lại Là Sinh ...

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 1.

Giant isopods hay còn gọi là Bathynomus giganteus, có thể trông giống như những con gián hay con bọ phát triển quá mức, nhưng chúng lại là một sinh vật thuộc họ giáp xác. Thuộc bộ Isopoda, bao gồm hơn 10.000 loài và 4.500 loài trong số đó được tìm thấy trong môi trường biển. Tuy nhiên, chỉ có 20 loài được biết đến trong chi Bathynomus cho đến nay.

Không giống như những người anh em trên cạn có kích thước nhỏ, những loài động vật biển kỳ lạ này thường đạt chiều dài từ 19 đến gần 40 cm. Một số loài lớn hơn được phân loại là động vật chân đều "siêu khổng lồ" và có thể phát triển với kích thước cơ thể dài tới 20 inch (hơn 50 cm).

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 2.

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng kích thước khổng lồ của chúng là sự thích nghi với nhiệt độ khắc nghiệt của môi trường sống dưới đáy biển sâu, nhưng họ không biết chắc chắn tại sao chúng lại có thể to lớn được như vậy.

Một trong những loài isopod khổng lồ lớn nhất được ghi nhận trong kỷ lục là một con khổng lồ dài 2,5 foot (gần 80 cm) được phát hiện vào năm 2010. Sinh vật này đã vô tình được đưa lên mặt nước sau khi nó gắn mình vào một phương tiện vận hành từ xa dưới nước (ROV) ở độ sâu 8.500 foot (2,6 km) dưới biển.

Động vật chân đều khổng lồ có 14 chân giống côn trùng trên cơ thể với hai mắt lớn phản chiếu. Đáng sợ hơn nữa là miệng của chúng có bốn bộ hàm, và có thể dễ dàng nuốt những chiếc vỏ cứng và xác động vật được tìm thấy dưới đáy đại dương.

Giống như hầu hết các loài động vật biển sâu khác, động vật chân đều khổng lồ không hề hung dữ. Sự trao đổi chất chậm của chúng cho phép chúng ở trạng thái nửa ngủ đông, vì vậy chúng hiếm khi cần kiếm ăn. Một số loài isopod khổng lồ trong điều kiện nuôi nhốt có thể sống đến 5 năm mà không cần ăn uống.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 3.

Isopod khổng lồ là loài giáp xác ăn thịt. Do nguồn thức ăn vô cùng khan hiếm, chúng dần quen với việc phải ăn bất cứ thứ gì rơi vãi từ tầng nước trên xuống và ăn thịt một số loài động vật nhỏ ở cùng ở độ sâu. Chiều dài mà chân giống khổng lồ có thể đạt tới là từ 19 đến 37 cm nhưng khi bị đe dọa chúng sẽ co tròn lại để được bảo vệ trong chiếc vỏ giáp xác rất cứng.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 4.

Sinh vật này có cấu tạo vòm miệng khá phức tạp để đảm bảo đầy đủ các chức năng của một loài ăn thịt: đâm thủng, xâu xé, mổ bụng con mồi. Chúng chủ yếu sống ở vùng biển ít biến động có độ sâu từ 170 đến hơn 2.100m, nơi có áp lực cao và nhiệt độ trung bình dưới 4 độ C.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 5.

Trong ảnh là một trong những loài isopod khổng lồ có kích thước lớn nhất được ghi lại. Nó là một con khổng lồ dài 2,5 foot đã gắn mình vào một phương tiện vận hành từ xa (ROV) ở Vịnh Mexico vào năm 2010.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 6.

Đây là một trong hai loài isopod khổng lồ được nhìn thấy trong chuyến Dive 11 của chuyến thám hiểm biển sâu Đông Nam Hoa Kỳ năm 2019.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 7.

Nhà động vật học người Pháp Alphonse Milne-Edwards là người đầu tiên mô tả loài này vào năm 1879 sau khi đồng nghiệp của ông Alexander Agassiz thu thập được một con đực chưa trưởng thành từ Vịnh Mexico. Đây là một khám phá thú vị đối với cả các nhà khoa học và công chúng, vì vào thời điểm đó, ý tưởng về một đại dương sâu không có sự sống mới bị bác bỏ bởi Charles Wyville Thomson trước đó không lâu.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 8.

Trên thực tế, các loài isopods khổng lồ ít được quan tâm đối với hầu hết các ngành thủy sản thương mại vì chúng không có giá trị, nhưng lại khá nổi tiếng với việc tấn công và tiêu diệt cá mắc vào lưới kéo. Mặc dù có tính cách ôn hòa, nhưng những con isopod khổng lồ vẫn có thể nguy hiểm, chúng có những cái chân sắc và cặp hàm bén nhọn, đủ để gây ra vết thương nguy hiểm với khả năng nhiễm trùng cao nếu bạn không bắt nó một cách cẩn thận.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 9.

Các cá thể isopods khổng lồ đã được ghi nhận ở Tây Đại Tây Dương từ ngoài khơi Georgia (Mỹ) đến Brazil, bao gồm cả Vịnh Mexico và Caribe. Bốn loài ở Đại Tây Dương được biết đến là B. falusus, B. miyarei, B. maxeyorum, và B. giganteus - loài duy nhất được ghi nhận ở ngoài khơi Hoa Kỳ. Những loài isopods khổng lồ còn lại đều bị giới hạn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 10.

Động vật chân đều khổng lồ là động vật ăn xác thối quan trọng trong môi trường sinh vật đáy biển sâu; chúng chủ yếu được tìm thấy ở độ sâu 170 m tới 2.140 m, nơi có áp lực cao và nhiệt độ rất thấp. Một số loài thuộc chi này đã được phát hiện ở độ sâu nông hơn, đặc biệt là B. miyarei từ 22 đến 280 m, loài B. Decemspinosus sống ở độ sâu từ 70 đến 80 m, và B. doederleini là 100 m. Kỷ lục về độ sâu đối với những con isopod khổng lồ là 2.500 m - loài B. kensleyi, nhưng loài này cũng xuất hiện ở độ sâu 300 m.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 11.

Một số nghiên cứu về sự phong phú theo mùa của con non và con trưởng thành cho thấy khả năng sinh sản của loài vật này sẽ đạt đỉnh vào mùa xuân và mùa đông. Điều này là do sự thiếu hụt thực phẩm trong mùa hè.

Nhìn như một con bọ khổng lồ, nhưng trên thực tế chúng lại là sinh vật sống dưới biển sâu - Ảnh 12.

Chức năng tiêu hóa và trao đổi chất của Isopod rất chậm, chúng mất nhiều năm để tiêu hóa thức ăn, và sẽ mất thêm nhiều năm để có thể đại tiện và có thể bạn chưa biết, người anh em họ hàng gần gũi của chúng chính là loài "bọ cắn lưỡi" hay còn gọi là "rận ăn lưỡi".

Mèo cũng đã từng vào không gian, và tên "cô bé" là Félicette

Từ khóa » Bọ Biển Isopod