Nhịp Nhanh Xoang – Nguy Hiểm Hay Không Nguy Hiểm? - Vinmec

/tim-mach/thong-tin-suc-khoe/ banner image Tim mạch Thông tin sức khỏe Nhịp nhanh xoang – Nguy hiểm hay không nguy hiểm?

Share:

Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Phong - Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Nhịp nhanh xoang xuất hiện khi tần suất phát xung của nút xoang tăng lên. Nhịp nhanh xoang thường là bình thường và là phản ứng sinh lý ví dụ khi tập thể dục nhịp tim sẽ tăng lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhịp nhanh xoang có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Đây là một trong những rối loạn nhịp tim hay gặp nhất nhưng lại thường bị bỏ qua, có thể là triệu chứng ban đầu của một bệnh lý tiềm tàng nào đó, đặc biệt là ở những bệnh có bệnh lý tim mạch trước đó

1. Nhịp nhanh xoang là gì?

Nhịp xoang bình thường là nhịp tim đặc hiệu của người khỏe mạnh. Nhịp xoang bình thường được xác nhận khi có các đặc điểm sau:

  • Tần số : 60-100 chu kỳ/phút
  • Điện tâm đồ có sóng P đứng trước các phức bộ QRST, chứng tỏ xung động đã đi bình thường từ nút xoang qua nhĩ xuống thất.
  • Sóng P đó cách QRS một khoảng PQ không thay đổi và dài bình thường (0,11 – 0,20s).
  • Sóng P đó dương ở D1, V5, V6 và âm ở aVL, trừ trường hợp tim sang phải.
Nhịp xoang bình thường tần số 80 chu ky/phút
Nhịp xoang bình thường tần số 80 chu ky/phút

Khi nhịp xoang có tần số > 100 chu ky/phút được gọi là nhịp nhanh xoang

Nhịp nhanh xoang tần số 150 chu kỳ/phút
Nhịp nhanh xoang tần số 150 chu kỳ/phút

Tuy nhiên tần số tim bình thường là kết quả tương tác phức tạp của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Tần số tim bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và theo tuổi.

Nhịp xoang bình thường ở trẻ em:

  • Trẻ sơ sinh: 110 - 150 chu kỳ/phút.
  • 2 tuổi: 85 - 125 chu kỳ/phút.
  • 4 tuổi: 75 - 115 chu kỳ/phút.
  • 6 tuổi trở lên: 60 - 100 chu kỳ/phút.

Ngoài ra tần số tim còn phụ thuộc vào mức độ tập luyện và các bệnh lý đi kèm

2. Nguyên nhân gây nên nhịp nhanh xoang?

Nhịp nhanh xoang là một phản ứng sinh lý với tập luyện và các điều kiện sinh lý khác nhau làm tăng giải phóng catecholamine của hệ thống thần kinh giao cảm hoặc, ít gặp hơn, do tăng hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm bao gồm:

  • Sốt
  • Giảm thể tích tuần hoàn
  • Hạ huyết áp và sốc
  • Nhiễm trùng
  • Thiếu máu
  • Thiếu oxy
  • Nhồi máu phổi
  • Bệnh lý mạch vành và nhồi máu cơ tim
  • Đau
  • Lo lắng
  • Cường giáp
  • Mất ngủ
  • U tủy thượng thận
  • Suy tim mất bù
  • Bệnh phổi mạn tính
  • Sử dụng các chất kích thích: nicotine, caffeine, amphetamine, thuốc đối kháng cholinergic
  • Dừng đột ngột thuốc chẹn beta giao cảm
Mất ngủ
Người bệnh thường xuyên mất ngủ có thể là nguyên nhân gây nên nhịp nhanh xoang

3. Biểu hiện lâm sàng

  • Hồi hộp: Cảm giác bồi hồi, khó chịu trong lồng ngực
  • Đánh trống ngực: cảm giác tim đập thình thịch như đang rung trong lồng ngực, thấy hẫng hụt giống như bước hụt hoặc tim đập quá mạnh cảm giác như muốn nhảy vọt khỏi lồng ngực.
  • Khó thở: Cảm giác ngộp thở, không có không khí để thở giống như bị nhốt trong lồng kín, làm bạn không dám hít vào hoặc thở ra mạnh là một trong các triệu chứng nhịp xoang nhanh thường gặp. Một số người miêu tả họ vẫn có thể hít vào bình thường, nhưng gặp khó khăn khi thở ra
  • Đau tức ngực: cảm giác nhói, tức vùng tim do giảm lượng máu tới cơ tim. Bạn cần phân biệt với triệu chứng đau thắt ngực như có ai bóp chặt do thiếu máu cơ tim.
  • Cảm giác mệt mỏi, yếu ớt: bạn có thể thấy cơ thể mất dần sức sống, tay chân tê mỏi rã rời, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thể làm bất cứ việc gì. Cơ thể thường có biểu hiện giao thoa ở cảm giác yếu, mệt với ngất xỉu nhưng hoàn toàn không mất ý thức. Đôi khi có thể kèm theo buồn nôn, nôn nao, da xanh xao, bước đi không vững.
  • Chóng mặt, lâng lâng: đầu óc quay cuồng, xây xẩm mặt mày do thiếu máu lên não bởi tim hoạt động không hiệu quả. Một số người bệnh nhầm lẫn và cho rằng đây là triệu chứng khi bị rối loạn tiền đình hoặc huyết áp thấp
Đau tức ngực
Tình trạng đau tức ngực có thể xảy ra với người có bệnh lý nhịp xoang nhanh

4. Nhịp nhanh xoang có nguy hiểm không?

Nhịp nhanh xoang có thể là phản ứng sinh lý, tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý, do đó khi bạn có các biểu hiện của nhịp nhanh xoang bạn nên đến khám chuyên khoa Tim mạch để được thực hiện các thăm dò chuyên sâu xác định nguyên nhân gây nên tình trạng nhịp nhanh xoang từ đó có quyết định điều trị phù hợp nhất

Phòng khám Tim mạch thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên toàn quốc là địa chỉ đáng tin cậy với đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác nhất, loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm và tư vấn hướng theo dõi, xử lý phù hợp cho bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? XEM THÊM:
  • Nhịp xoang nhanh là gì? Điều trị nhịp xoang nhanh như thế nào
  • Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không?
  • Nhịp xoang nhanh khi mang thai: Cần chẩn đoán và điều trị sớm
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

92.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Thông tin Bác sĩ

Chủ đề: Nhịp xoang Nhịp nhanh xoang Đánh trống ngực Điện tâm đồ Đau thắt ngực Rối loạn nhịp tim Bài viết liên quan
  • Hay đau đầu, ngủ mơ, thức dậy khó chịu Mệt mỏi, khó ngủ, thở hụt hơi là dấu hiệu của bệnh gì?

    Xin chào bác sĩ! Dạo gần đây cháu thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, đêm ngủ hay bị thở hụt hơi, thở dốc giống như loạn nhịp thở và giật mình tỉnh giấc. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Hồi hộp, đánh trống ngực Hay hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực là dấu hiệu bệnh gì?

    Chào bác sĩ! Cháu hay hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực. Tình trạng này diễn ra nhiều. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có bị làm sao không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ...

    Đọc thêm
  • Nữ giới đánh trống ngực, khó thở nguyên nhân là gì? Nữ giới đánh trống ngực, khó thở nguyên nhân là gì?

    Em hay bị đánh trống ngực, khó thở kèm ho, đôi lúc có cảm giác nuốt nghẹn. Vậy bác sĩ cho em hỏi nữ giới đánh trống ngực, khó thở nguyên nhân là gì? Em cảm ơn bác sĩ.

    Đọc thêm
  • Sử dụng điện tâm đồ ECG là cách tối ưu để phân biệt nhịp tim nhanh do các bệnh lý khác với nhịp tim nhanh xoang Nhịp nhanh xoang: Tổng quan và phương pháp chẩn đoán

    Nhịp nhanh xoang - Tình trạng tim đập nhanh hơn 100 nhịp mỗi phút, là một phản ứng của cơ thể trước các tình huống căng thẳng. Trong bài viết này, các thông tin cơ bản về bệnh, quy trình ...

    Đọc thêm
  • Để chẩn đoán NNXKTH, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh và tìm hiểu về các triệu chứng Nhịp nhanh xoang không thích hợp: Nguyên nhân và triệu chứng cần biết

    Nhịp nhanh xoang không thích hợp là tình trạng nhịp tim tăng cao không rõ lý do. Nhịp tim có thể tăng vọt chỉ sau một chút hoạt động hoặc căng thẳng. Bài viết này giải thích các triệu chứng, ...

    Đọc thêm

Dịch vụ từ Vinmec

Có thể bạn quan tâm
  • Nhận biết chứng đau ngực không do tim Nhịp xoang nhanh là gì? Điều trị nhịp xoang nhanh như thế nào
  • Điều trị nhịp tim giảm Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không?
  • Mang thai tự nhiên sau khi đã triệt sản Nhịp xoang nhanh khi mang thai: Cần chẩn đoán và điều trị sớm
  • nhịp nhanh xoang Nhịp nhanh xoang có chữa được không?
  • Nhịp tim nhanh Nhịp nhanh xoang dùng thuốc Nebilet kéo dài có sao không?
banner image 1

Từ khóa » Chẩn đoán Nhịp Xoang